- Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực
1.2.2. Nội dung quản lý hoạt động cho vay
1.2.2.1. Quản lý đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay của NHHT bao gồm đối tượng cho vay trong hệ thống và đối tượng cho vay ngoài hệ thống.
- Đối tượng cho vay trong hệ thống: là các QTDND thực hiện vay vốn
tại NHHT với quan hệ điều hịa vốn, tồn bộ các khoản vay khơng có tài sản đảm bảo mà dựa trên các văn bản và quy trình cho vay trong hệ thống. Tuy nhiên, đối tượng cho vay trong hệ thống không phải là khơng phát sinh rủi ro, do đó các NHHT vẫn cần phải thực hiện quản lý đối tượng cho vay trong hệ thống.
- Đối tượng cho vay ngoài hệ thống: bao gồm cho vay khách hàng cá
Cho vay khách hàng cá nhân là quan hệ cho vay mà NHHT chuyển giao về vốn trong một thời gian nhất định từ Ngân hàng tới các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh. Khác với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng song không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng rất khác nhau. Việc quản lý cho vay khách hàng cá nhân được thực hiện ngay khi quy trình cho vay được thực hiện.
Cho vay khách hàng doanh nghiệp là loại cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Mặc dù số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp, nhưng dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, thơng tin khách hàng có độ tin cậy cao hơn khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Đối tượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng cũng khá đa dạng vì doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc quản lý cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp rất phức tạp do các doanh nghiệp chịu rất nhiều tác động từ môi trường bên trong và bên ngồi. Vì vậy, theo sát doanh nghiệp để có phương án xử lý kịp thời là phương châm của mỗi ngân hàng.
1.2.2.2. Quản lý thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà ngân hàng có thể cung ứng vốn vay theo các thời hạn cho vay là ngắn hạn (có thời hạn từ 12 tháng trở xuống); trung hạn (có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm); dài hạn (có
thời hạn trên 5 năm). NHHT cần phải quản lý thời hạn vay để có kế hoạch huy động vốn vay hợp lý, có thể đáp ứng nhu cầu vay đa dạng của các đối tượng khác nhau.
1.2.2.3. Quản lý theo hình thức bảo đảm
Chính sách bảo đảm tiền vay là các biện pháp mà ngân hàng áp dụng nhằm phòng ngừa RRTD, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ thông qua việc nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay và của bên thứ ba bảo lãnh.
Chính sách bảo đảm tiền vay được thực hiện thông qua việc đánh giá khách hàng, nếu khách hàng được đánh giá tốt (ví dụ khách hàng xếp loại AAA, AA) ngân hàng có thể cho vay mà khơng cần u cầu khách hàng phải có TSĐB để thế chấp cho khoản vay đó. Ngược lại, nếu khách hàng được đánh giá là có rủi ro ở mức chấp nhận được thì khi cho vay các ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng có TSĐB cho khoản vay của mình để đảm bảo nếu khách hàng khơng có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể dùng TSĐB này là nguồn thu nợ thứ hai.
Bảo đảm tiền vay là việc NHHT áp dụng nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng trả nợ.
Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản: NHHT chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản.
1.2.2.4. Quản lý theo quy trình cho vay
Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay hay quy trình cho vay được hiểu là bảng tổng hợp mơ tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Mỗi ngân hàng tùy thuộc vào quy mô hoạt động, phương châm hoạt động, đối tượng khách hàng phục vụ, năng lực tài chính, cơ cấu tổ chức sẽ xây dựng cho mình một quy trình cho vay khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình cho vay thông thường thường trải qua các bước sau: tiếp xúc với khách hàng; hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ thủ tục; thẩm định; phê duyệt khoản vay; quyết định cho vay và các thủ tục giải ngân; giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng.
NHHT vừa với vai trị là Tổ chức đầu mối liên kết của hệ thống, chịu trách nhiệm trước hết về hiệu quả, sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống QTDND; là đầu mối để phối hợp với các đơn vị chức năng của NHNN trong quản lý hoạt động và hỗ trợ xử lý khó khăn trong q trình hoạt động của các QTDND với mục tiêu phát hiện sớm và xử lý nhanh các vấn đề khó khăn; vừa với chức năng thực hiện như một ngân hàng trực tiếp cung cấp các dịch vụ nói chung các cấp tín dụng nói riêng cho nền kinh tế.
Với việc thực hiện cả hai chức năng thì việc điều hịa vốn đối với hệ thống QTDND hay cho vay khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của NHHT cũng gặp những rủi ro trong quá trình hoạt động. Mặt khác, việc quản lý hoạt động điều hịa vốn đối với hệ thống QTDND hồn tồn khác biệt với việc thực hiện hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, đối với từng đối tượng cụ thể NHHT đã ban hành các quy chế, văn bản và quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng nhằm quản lý hoạt động cho vay theo từng đối tượng cụ thể.
Việc thực hiện chính sách phân cấp phán quyết tín dụng đồng thời cũng là chính sách thiết lập giới hạn tín dụng đối với QTDND và khách hàng, đây là phương thức hiệu quả để có thể quản lý cho vay tổng thể đối với QTDND thành viên và với một khách hàng cũng như nhóm khách hàng liên quan.
Về quy trình tín dụng, NHHT đã ban hành quy chế điều hòa vốn đối với QTDND và quy định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân như:
- Quy chế Điều hòa vốn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đối với QTDND theo Văn bản số 177/QC/HĐQT-NHHT ngày 28/3/2014 của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Quy định số 09/2017/QĐ-NHHT ngày 14/3/2017 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đối với khách hàng. - Quy định số 15/2017/QĐ-NHHT ngày 14/3/2017 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đối với khách hàng.
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ tín dụng trong hệ thống NHHT
Nguồn: Văn bản số 177/QC/HĐQT-NHHT ngày 24/03/2014; Quy định số 09/2017/QĐ-NHHT, 15/2017/QĐ-NHHT ngày 14/03/2017.
Trong quyền phán quyết của Chi nhánh
Trường hợp vượt quyền phán quyết
CN Co-opbank Hội đồng Quản trị QTDND/Khách hàng Phịng Nghiệp vụ tín dụng Lãnh đạo phịng Nghiệp vụ tín dụng CBTD Giám đốc Tổng giám đốc
Dưới đây là quy trình nghiệp vụ tín dụng trong hệ thống NHHT:
Quy trình cho vay được áp dụng đối với cho vay thành viên là QTDND, khách hàng ngoài thành viên (sau đây gọi chung là khách hàng) áp dụng đối với tất cả các loại hình cho vay bao gồm: vay ngắn hạn, vay trung hạn, vay dài hạn, cho vay có đảm bảo bằng tài sản và cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản. NHHT ủy quyền phê duyệt cấp tín dụng cho các Chi nhánh. Chi nhánh được thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình.