Khái niệm chất lượng và chất lượng giáo viên:

Một phần của tài liệu (TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của luận văn:

1.2. Chất lượng giáo viên

1.2.1. Khái niệm chất lượng và chất lượng giáo viên:

1.2.1.1. Khái niệm chất lượng:

Chất lượng là một khái niệm tương đối, khó định nghĩa, khó đo lường và cịn nhiều quan niệm khác nhau. Hiện nay, chất lượng thường được tiếp cận theo các góc độ: Chất lượng được đánh giá bằng đầu vào; chất lượng được đánh giá bằng đầu ra; chất lượng được đánh giá bằng văn hóa tổ chức; chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu; chất lượng là sự phù hợp với tiêu chuẩn; chất lượng là hiệu quả đạt được mục đích,…

19

Tổ chức American Society for Quality (ASQ) đã định nghĩa: Chất lượng là

tổng hợp những đặc tính và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Theo đại từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin ban hành năm 1999 xác định: Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật [51].

Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó có khả năng thoả mãn những nhu cầu nào đó. Chất lượng được biểu hiện ra bên ngồi qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể bao qt tồn bộ sự vật và khơng tách khỏi sự vật. Sự vật khi vẫn còn là bản thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với tính qui định về số lượng của nó và khơng thể tồn tại ngồi tính qui định ấy.

Chất lượng của sự vật, hiện tượng được biểu hiện thông qua các thuộc tính của nó. Mỗi sự vật lại có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lại tham gia vào việc quy định chất của sự vật, hiện tượng không giống nhau. Có thuộc tính có bản chất, có thuộc tính khơng bản chất. Các thuộc tính bản chất tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng, giữ vai trò qui định sự vật, hiện tượng làm cho nó khác với cái khác. Nếu thuộc tính cơ bản mất đi thì sự vật khơng cịn. Trái lại thuộc tính khơng bản chất khơng giữ vai trò như thế.

Chất lượng của sự vật còn được qui định bởi đặc điểm cấu trúc của sự vật, đó là các yếu tố, các bộ phận cấu thành một hệ thống của sự vật, tức là cấu trúc bên trong. Cấu trúc bên trong nếu sắp xếp theo những cách thức khác nhau cũng sẽ tạo thành những thuộc tính khác nhau của sự vật, hiện tượng. Vì

20

vậy, khi xác định chất của sự vật cần phải tính đến đặc điểm cấu trúc của sự vật, hiện tượng.

1.2.1.2. Khái niệm chất lượng giáo viên:

Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, vai trị đó chỉ có thể thực hiện đầy đủ khi đội ngũ này thực sự có chất lượng. Một giáo viên có chất lượng thực sự phải bao hàm các thành viên có đủ phẩm chất năng lực.

Chất lượng giáo viên ở các trường là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó chất lượng của mỗi giáo viên giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Bất luận một tổ chức chính trị xã hội nào với số lượng ít hay nhiều, được cơ cấu theo cách nào thì chất lượng tổ chức đó cũng phụ thuộc trước hết vào chất lượng của mỗi thành viên. Do đó, trong mối quan hệ chung, chất lượng mỗi giáo viên là cơ sở nền tảng hợp thành chất lượng chung của cả đội ngũ. Chất lượng người giáo viên xét đến cùng là yếu tố cơ bản chi phối đến việc điều chỉnh số lượng và chuyển dịch cơ cấu đội ngũ theo một hướng nhất định.

Chất lượng giáo viên được thể hiện dưới dạng sơ đồ như sau:

Phẩm chất

Trình độ Năng lực

Trong các văn kiện của Đảng đều quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của mỗi giáo viên. Chất lượng của mỗi giáo viên là hợp thành của nhiều yếu tố như: phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống, trình độ nhận thức, tài nghệ sư phạm, sức khỏe… Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát chất lượng

Chất lượng GV

21

người cán bộ thành hai mặt cơ bản là “đức” và “tài”. Đức và tài có mối quan chặt chẽ với nhau, là cơ sở nền tảng, vừa giữ vai trò định hướng vừa là động lực thúc đẩy quá trình phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt của người giáo viên [37].

Ngày nay, nói đến chất lượng người giáo viên, Đảng ta nhấn mạnh ba mặt chủ yếu là: bản lĩnh chính trị; phẩm chất cách mạng; năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức điều khiển. Sự nghiệp giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện đủ đức, đủ tài, đủ khả năng gánh vác công việc mà Đảng, nhân dân giao phó. Là người giữ vai trị quyết định đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường, do đó người giáo viên phải có năng lực thực sự, thể hiện ở trình độ trí tuệ cao và tài nghệ sư phạm giỏi. Đạo đức và tài năng của người giáo viên là tiêu chuẩn cơ bản để đo chất lượng người giáo viên cao hay thấp.

Tuy nhiên, đạo đức và tài năng không tự nhiên mà có, nó là q trình khơng ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu và được bộc lộ thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động giảng dạy, gắn liền với sự nỗ lực của cả tập thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Người giáo viên không chỉ mẫu mực trước học sinh mà còn phải là người tinh tế, nhanh nhạy, chủ động sáng tạo trong giải quyết các mối quan hệ, tạo nên sự đồng thuận nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

Chất lượng giáo viên được hiểu bao gồm 3 yếu tố trên. Các yếu tố có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh. Nghiên cứu nắm vững những yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng đội ngũ giáo viên là cơ sở để hiểu đúng chất lượng đội ngũ. Đi vào từng trường, từng tổ giáo viên, từng chức trách công tác, đức, tài cũng cần được cụ thể hóa cho phù hợp mới có cơ sở để bồi dưỡng, xem xét, đánh giá, bố trí, sử dụng.

22

Chất lượng của giáo viên được đánh giá bằng các tiêu chuẩn và tiêu chí khác nhau, trong đó việc đáp ứng với mục tiêu giáo dục của từng nhà trường, của từng địa phương là một tiêu chí chủ yếu. Một giáo viên được xem là có chất lượng khi đáp ứng tốt với đòi hỏi của mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, của cơ sở giáo dục và của địa phương. Ngược lại, một giáo viên kém chất lượng thì khơng đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu (TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)