Đối với các ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 130)

2.3.1 .Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp

3.3.3. Đối với các ngành có liên quan

- Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất giải pháp kiện tồn tổ chức, biên chế cán bộ làm cơng tác LLTP để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao. - Văn phịng Chính phủ, hồn thiện Cổng dịch vụ cơng quốc gia, đặc biệt là tính năng xác thực người dùng PostID để mọi người dân khi sử dụng dịch vụ cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính trên Cổng dịch vụ cơng quốc gia đều thuận tiện, minh bạch q trình giải quyết thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức. Không công khai Phiếu LLTP trên Cổng dịch vụ công quốc gia, chỉ cơng khai kết quả đã có hoặc chưa có Phiếu LLTP, vì thơng tin trên Phiếu LLTP là thơng tin về nhân thân, tình trạng án tích của một cá nhân, cần được bảo vệ bí mật đời tư. Vì vậy, việc trả Phiếu LLTP được thực hiện theo phương thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Phiếu LLTP chỉ cấp bằng bản giấy theo quy định.

- Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để có hướng dẫn tiếp nhận, số hố hồ sơ, giấy tờ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành hính tại bộ, ngành, địa phương do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính cơng ích thực hiện để bảo đảm phù hợp, kiệm, hiệu quả, đáp ứng tinh thần cải cách thủ tục hành chính.

- Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan sớm nghiên cứu tính năng xác thực người dùng đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam đang ở nước ngồi, bảo đảm cho họ có thể sử dụng Cổng dịch vụ cơng quốc gia để yêu cầu cấp Phiếu LLTP.

- Bộ Tài chính tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP. Triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong

93

quản lý LLTP, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP tiến tới điện tử hóa cơng tác tạo lập dữ liệu LLTP điện tử và tra cứu, xác minh thơng tin để cấp Phiếu LLTP. Trước mắt, hồn thiện và thực hiện có hiệu quả việc chuyển dữ liệu LLTP điện tử trong nội bộ cơ quan quản lý LLTP nhằm hạn chế tối đa sai sót, cũng như tiết kiệm kinh phí trong việc tạo lập dữ liệu LLTP điện tử và lưu hồ sơ LLTP bằng giấy.

Tiểu kết chương 3

Để công tác LLTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung được thực hiện bảo đảm quy định pháp luật, trên cơ sở nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật về hình sự, THAHS, dân sự, về cải cách hành chính, Luật LLTP và từ thực trạng thực hiện pháp luật LLTP ở Thừa Thiên Huế, tác giả đã xây dựng các giải pháp như trên, từ đó đề xuất các các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật LLTP hiện nay là hoàn thiện pháp luật về LLTP phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về quyền con người, quyền cơng dân và hồn thiện pháp luật về LLTP gắn với cải cách thủ tục hành chính trong LLTP, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác LLTP đạt hiệu quả; Nghiên cứu, sửa đổi Luật LLTP nhằm bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, thống nhất, đồng bộ với quy định có liên quan của Bộ LHS 2015, Bộ LTTHS 2015...; Kiện tồn nhân lực thực hiện cơng tác LLTP và nâng cao năng lực hoạt động công chức; Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác LLTP nhằm bảo đảm kỷ cương và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác LLTP; Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phát huy vai trị của hệ thống chính trị trong cơng tác phối hợp thực hiện luật LLTP...

Hy vọng với các nhóm giải pháp trên sẽ khắc phục cơ bản thực trạng công tác LLTP không chỉ riêng địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế mà các địa

94

phương trong cả nước, từ đó đẩy mạnh hiệu quả, hiệu lực thực hiện pháp luật LLTP, nhằm bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.

95 KẾT LUẬN

Hình thành từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ Thông tư liên bộ số 1909-VHC đến Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/2/1999 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an quy định về cấp Phiếu lý lịch tư pháp, rồi đến Luật LLTP 2009 là một bước ngoặt lịch sử trong công tác LLTP, đây là đạo luật quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về LLTP được triển khai đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cấp Phiếu LLTP của người dân. Là một công cụ quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực LLTP, hiện thực hóa các quyền, nghĩa vụ trong bản án trên thực tế, góp phần nâng cao ý thức tơn trọng pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa và đảm bảo sự ổn định trật tự, an toàn xã hội. Là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, duy trì ổn định, trật tự kỷ cương xã hội, là hoạt động quan trọng của Nhà nước để quản lý nhân thân con người, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Với vai trò và ý nghĩa như vậy nên hoạt động LLTP ngày càng được quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tư pháp, sự phối hợp của các ngành TAND, VKSND, Công an, THADS và các cơ quan liên quan, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP ngày càng tồn diện, đồng bộ, phục vụ cơng tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, hiện nay, tình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn về chính trị, kinh tế - xã hội. Đặc biệt, với các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã từng bước được cụ thể hóa mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013; chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế của

96

Việt Nam cũng được thể hiện ở các văn kiện, hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đã có nhiều thay đổi, do vậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về LLTP, đồng bộ với pháp luật hình sự, TTHS, THAHS, THADS và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan, đồng thời phát triển LLTP theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới; bảo đảm quyền công dân, quyền con người, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu cấp Phiếu LLTP.

Trong điều kiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về LLTP trên phạm vi tồn quốc là sự địi hỏi mang tính tất yếu, khách quan, trong đó, cần có vai trị chủ động của Bộ Tư pháp trong báo cáo, đề xuất trình Chính phủ những nội dung liên quan chiến lược về cơng tác LLTP, trong đó cần đồng bộ giải pháp cơng nghệ thông tin và giải pháp cơ chế để giải quyết hợp lý vấn đề khó khă về nhân sự, biên chế trong việc thực hiện tinh giản biên chế; sự quan tâm phối hợp của TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan.

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, cần có sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, sự quan tâm phối hợp của các ngành liên quan, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tư pháp TAND, VKSND, Công an, THADS và các cơ quan liên quan, trên hết vẫn là vai trò chủ động phối hợp, tham mưu của Sở Tư pháp.

Với những nội dung đã được đề cập trong Luận văn, hy vọng sẽ cung cấp những thơng tin đầy đủ, tồn diện, chính xác, góp một phần nhỏ trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về LLTP tại các địa phương trên cả nước nói chung, góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật hồn thiện về lĩnh vực LLTP nhằm nâng cao hiệu quả của

97

cơng tác LLTP, góp phần xây dựng nền hành chính - tư pháp dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại trong điều kiện hiện nay của nước ta./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới

2. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố IX (2004)

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

5. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

6. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (2011), Công văn số 230-CV/TU ngày 29/6/2011 về việc triển khai thực hiện Luật LLTP

7. Bộ Tư pháp (2010), Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp”.

8. Bộ Tư pháp (2013), Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Bộ Tư pháp Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

9. Bộ Tư pháp (2013), Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 06 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

10. Bộ Tư pháp (2013), Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp

11. Bộ Tư pháp (2015), 75 năm ngành tư pháp Việt Nam, Xây dựng và phát triển, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2020.

12. Bộ Tư pháp (2010) Luật lý lịch tư pháp và những quy định hướng dẫn thi hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2010.

13. Bộ Tư pháp (2012) Số chuyên đề lý lịch tư pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2012.

14. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

15. Bộ Tư pháp, Báo cáo số 43/BC-BTP ngày 15/3/2021 về Tổng kết 10 năm thi hành Luật Lý lịch Tư pháp

16. Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng (2011), Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

17. Cẩm nang nghiệp vụ về Lý lịch tư pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2012.

18. Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 17/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định số 111/2010/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

19. Chính phủ (1993), Nghị định 38/NĐ-CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp.

20. Chính phủ (2003), Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp

21. Chính phủ (2010), Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

23. Hiến pháp năm 1992; Hiến pháp năm 2013

24. Hồ Chí Minh - Tồn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2011

25. Kế hoạch Số 26/KH-UBND ngày 03/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện “Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030” tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

26. Kế hoạch Số 52/KH-UBND ngày 09/7/2011của Ủy ban nhân dân tỉnh về Về việc triển khai thực hiện Quyết định 2369/QĐ-TTG ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ

27. Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

28. Nguyễn Văn Dũng, Tập bải giảng nghiệp vụ lý lịch tư pháp Học viện tư pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2010.

29. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự 30. Quốc hội (1999), Bộ Hình sự

31. Quốc hội (2008), Luật Quốc tịch năm 2008 32. Quốc hội (2010), Luật Lý lịch tư pháp. 33. Quốc hội (2012), Luật Hợp tác xã.

34. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính 35. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013

36. Quốc hội (2014) Luật tổ chức Tòa án nhân dân 37. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Tòa án nhân dân

38. Quốc hội (2014), Luật Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự năm 2014.

39. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự

40. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự 41. Quốc hội (2018), Luật Đặc xá .

42. Quốc hội (2019), Luật Thi hành án hình sự. 43. Quốc hội (2020) Luật Doanh nghiệp

44. Quốc hội (2020), Luật Cư trú năm 2020 45. Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp.

46. Quốc hội (2020), Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 47. Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 06/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phê duyệt Đề án “Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn từ năm 2012-2015”

48. Quyết định số 2992/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phê duyệt Đề án “Phát triển cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại tỉnh”. 49. Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiếm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế Quy chế phối hợp liên ngành số 1069/QCPHLN-STP-TAND-VKSND-CA-CATHA ngày 08 tháng 10 năm 2014 về tiếp nhận, cập nhật, cung cấp, khai thác, xử lý, trao đổi thông tin, lập lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế

50. Văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025

PHỤ LỤC

1. Phiếu Lý lịch tư pháp cấp theo quy định tại Thông tư 07/1999/TTLT- BTP-BCA.

2. Phiếu Lý lịch tư pháp cấp theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp. 3. Phiếu Lý lịch tư pháp một số nước trên thế giới.

PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP CẤP THEO THÔNG TƯ 07/1999/TTLT-BTP-BCA

PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 1 CẤP THEO LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP (TRƯỜNG HỢP KHƠNG CĨ ÁN TÍCH)

PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 1 CẤP THEO LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP (TRƯỜNG HỢP ĐÃ ĐƯỢC XĨA ÁN TÍCH)

PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 2 CẤP THEO LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)