Cấu kiện sàn bê tông Geopolymer

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chịu uốn của sàn bê tông cốt thép geopolymer (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Cấu kiện sàn bê tông Geopolymer

Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây [12], [13] cho thấy ứng xử và cường độ của các cấu kiện bê tông geopolymer gốc tro bay tương tự như bê tông thơng thường.

Điển hình như nghiên cứu của Nataraja [4] đã trình bày được đặc điểm biến dạng của dầm bê tông Geopolymer và dầm bê tông thông thường gần như là như nhau về thời điểm cũng như vị trí xuất hiện vết nứt. Tuy nhiên, bề rộng vết nứt trên dầm Geopolymer nhỏ hơn rất nhiều so với bề rộng vết nứt của dầm bê tông thông thường. Khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu xuất hiện vết nứt đến khi cấu kiện bị phá hủy hoàn toàn của dầm Geopolymer lâu hơn so với dầm bê tơng thơng thường.

Do đó, có thể sử dụng tiêu chuẩn tính tốn của hiện hành để tính tốn cho cấu kiện bê tông geopolymer gốc tro bay (Sumajouw, 2006).

Do vậy, việc phân tích ứng xử và tính toán khả năng chịu lực của cấu kiện sàn sẽ được thực hiện theo TCVN 5574-2012.

2.4.1 Cấu tạo sàn

Sàn có kích thước là 3000×1000×100 (mm). Hai gối tựa ở hai phía cạnh ngắn (cạnh 1000mm)

Hình 0.9. Kích thước sàn geopolymer

Cẩu lắp cấu kiện sàn bê tông geopolymer lên hệ khung uốn có hai gối tựa để thực hiện thí nghiệm uốn.

Trong q trình thí nghiệm, tải tập trung ở giữa sẽ được truyền qua hai thanh sắt chữ I nằm cách đều hai gối một khoảng cách là 1m. Khi đó, tải tập trung sẽ truyền sang hai thanh thép chữ I ở hai phía để thực hiện uốn cấu kiện

Hình 0.11. Sơ đồ truyền tải từ tải tập trung ở giữa thành các tải thành phần

Bố trí thép sàn: Thép sàn được bố trí chiều dài và số lượng các thanh giống nhau ở cả ba cấu kiện. Trong đó, thép dọc chịu lực và thép cấu tạo đều cùng kích thước. Các kích thước và chủng loại thép được sử dụng trong đề tài lần lượt là Φ8 thép trơn, Φ10 thép gân và Φ12 thép gân.

Hình 0.12. Bố trí thép sàn (Mặt bằng)

Hình 0.12. Bố trí thép sàn (mặt cắt)

2.4.2 Sơ đồ thí nghiệm sàn

Thực hiện gia tải tại hai vị trí cách hai gối một khoảng L/3. Khi đó ta có biểu đồ moment như sau:

Hình 0.14. Tải trọng và moment sàn khi uốn

Ngồi moment từ lực uốn thì trọng lượng bản thân q của sàn cũng gây ra moment.

2.4.3 Xác định khả năng chịu uốn của sàn

- Sử dụng khung uốn để thực hiện uốn 4 điểm trên sàn.

- Sử dụng các thiết bị đo biến dạng như lá strain gauge và bộ thiết bị đo độ võng tại các điểm trên sàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chịu uốn của sàn bê tông cốt thép geopolymer (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)