Các đặc tính P-V thể hiện trong Hình 2.2 có thể đại diện cho một tấm PV trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, ví dụ được thấy trong Hình 2.19 cho thấy các đặc tính P-V của mảng PV có thể bị ảnh hưởng bởi các bóng che trong các điều kiện khác nhau. Đường cong P-V có nhiều đỉnh do đó nó có nhiều điểm cơng suất cực đại (MPP) và trong trường hợp này có ba điểm. Chỉ có một MPP tồn cục và hai MPP địa phương, trong đó MPP tồn cục có giá trị MPP cao nhất trong đường cong P-V.
Theo dõi các điểm công suất cực đại là một cân nhắc quan trọng trong các hệ thống quang điện, đặc biệt là khi các hệ thống này tăng kích thước và tiếp xúc với các điều kiện môi trường không đồng nhất. Các kỹ thuật MPPT thông thường được thiết kế để theo dõi điểm công suất cực đại trong các điều kiện đồng nhất, nơi có một điểm công suất lớn nhất. Trong các điều kiện môi trường không đồng nhất, với các điốt bypass được tích hợp vào mạch điện, các đường đặc tính cơng suất - điện áp trở nên phức tạp hơn dẫn đến có nhiều điểm MPP. Trong những điều kiện như vậy, các kỹ thuật MPPT thông thường không thể theo được điểm MPP lớn nhất và có thể dẫn đến
31
tổn thất năng lượng đáng kể. Luận văn đánh giá các phương pháp được thiết kế để giảm thiểu sự phức tạp phát sinh từ điều kiện môi trường không đồng đều trong hoạt động của hệ thống PV.
Các tế bào PV có mức dịng điện và điện áp rất thấp và thường được cấu hình trong các chuỗi nối tiếp và sau đó song song để hình thành mơ đun PV [34-35]. Các mơ-đun sau đó được nối thành chuỗi và song song để tạo thành mảng. Các đặc tính I- V và P-V của ba mô-đun kết nối với nhau trong điều kiện mơi trường thống nhất được thể hiện trong Hình 2.20.