- Cam kết về sự hiện diện của các thể nhân tại Việt Nam:
2.3.1. Cam kết gia nhập WTO ngành kinh doanh bảo hiểm phát sinh sự kiện pháp lý mới chƣa đƣợc pháp luật điều chỉnh:
sự kiện pháp lý mới chƣa đƣợc pháp luật điều chỉnh:
8 Xem website: webbaohiem.com.vn
Hệ thống pháp luật lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã được sửa đổi, bổ sung trước và sau gia nhập WTO, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động này, đáp ứng về cơ bản yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên hệ thống pháp luật về KDBH hiện chưa có quy định điều chỉnh các sự kiện pháp lý sau:
- Theo cam kết gia nhập WTO, cho phép các DNBH nước ngoài thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới. Cho phép này hiện nay chưa phát sinh nhiều vấn đề bức xúc vì các doanh nghiệp nước ngồi đang trong giai đoạn tìm hiểu thị trường trong nước, thể hiện qua việc thành lập 37 văn phòng đại diện tại Việt Nam thời gian qua. Sau khi nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng, các DNBH nước ngoài sẽ triển khai rộng hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới. Tuy nhiên trong hệ thống pháp luật về KDBH hiện tại, chưa có các quy định điều chỉnh quan hệ phát sinh từ hình thức kinh doanh này.
- Lộ trình xâm nhập vào thị trường của các doanh nghiệp nước ngồi thường diễn biến theo hướng: Tìm hiểu - Liên kết đầu tư - Tăng dần tỷ trọng vốn đầu tư - Mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Và hiện nay, lộ trình này đang ở giai đoạn liên kết đầu tư với các doanh nghiệp trong nước , mà theo cách gọi ví của một số người đó là chiến lược “bước chân cáo”. Để kiểm sốt các lộ trình tiếp theo, là giai đoạn địi hỏi hành lang pháp lý phải chặt chẽ, kiểm sốt được tình hình thị trường. Thực tế các quy định về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay còn khá sơ sài, Nghị định 45 chỉ có duy nhất Điều 16 quy định về vấn đề này.
- Theo cam kết, cho phép doanh nghiệp nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ thời điểm gia nhập, tức là sau ngày 11/01/2012. Như vậy, Luật kinh doanh bảo hiểm cần sớm được sửa đổi để quy định về vấn đề này.