GDP và cơ cấu GDP AnGiang thời kỳ 2001 – 2009

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu gạo an giang thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 41)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2001 2005 2009

GDP (giá hiện hành) 10.069.233 18.647.750 39.653.406 - Nông, lâm, thủy sản 4.016.146 7.172.712 13.603.845 - Công nghiệp - Xây dựng 1.230.773 2.287.271 4.759.962

- Dịch vụ 4.822.314 9.187.767 21.289.599

Cơ cấu (%) 100 100 100

- Nông, lâm, thủy sản 39,9 38,4 34,3

- Công nghiệp – xây dựng 12,2 12,3 12,0

- Dịch vụ 47,9 49,3 53,7

Nguồn: Niên giám thống kê An Giang năm 2009

Nhìn chung, sau 9 năm đổi mới cơ cấu kinh tế của An Giang chuyển dịch từ nông nghiệp sang hƣớng dịch vụ. Nếu nhƣ năm 2001 tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất là 39,5% thì đến năm 2009 tỷ trọng này chỉ cịn 34,3% và thay vào đó là tỷ trọng dịch vụ trong GDP đã tăng từ 47,9% (2001) lên 53,7% (2009)

Nhƣ vậy, qua các số liệu nêu trên cho thấy thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang trong thời gian qua có những chuyển biến theo hƣớng tích cực và đạt đƣợc những kết quả tốt. Điều này chứng tỏ An Giang rất tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng và giữ vị trí quan trọng trong q trình phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL.

Triệu tấn 750 Triệu ha165 700 155 650 145 600 135 550 125 00 010203 0405 0607 0809 Sản lượng Diện tích Nguồn: FAOSTAT

2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ XUẤT KHẨU GẠO

2.2.1.Sản xuất lúa và tiêu thụ gạo trong nƣớc và thế giới

2.2.1.1.Thế giới

Năm 2009 sản lƣợng lúa thế giới dự kiến chỉ đạt khoảng 675 triệu tấn (vào khoảng 451 triệu tấn gạo), giảm 1,9% (tƣơng đƣơng với 13 triệu tấn) so với năm 2008. Nguyên nhân là do diễn biến thời tiết bất thƣờng đã ảnh hƣởng lớn tới sản lƣợng thu hoạch của nhiều nƣớc sản xuất chính trên tồn thế giới. Tuy vậy, mức sản lƣợng này vẫn đƣợc xem là mức cao kỷ lục thứ 2 sau vụ mùa bội thu 2008.

Hình 2.2: Diện tích và sản lƣợng lúa gạo thế giới 2000-2009

Trong năm 2009, Châu Á là địa bàn cung cấp lúa gạo lớn nhất của thế giới với 609 triệu tấn, so với năm 2008 có giảm 15 triệu tấn. Nguyên nhân là do sự sụt giảm sản lƣợng của Ấn Độ vì bị ảnh hƣởng của thời tiết và thiên tai.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lƣợng gạo tăng cao ở một số nƣớc, gồm ba nhà sản xuất chủ chốt là Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Sản lƣợng gạo Trung Quốc niên vụ 2009/10 dự báo tăng 1 triệu tấn lên 137 triệu tấn. Đây là mức sản lƣợng cao nhất của nƣớc này kể từ niên vụ 1999/2000 nhờ năng suất dự kiến đạt mức cao kỷ lục mặc dù diện tích thực tế giảm. Sản lƣợng gạo Thái Lan niên vụ 2009/10 tăng lên 20,5 triệu tấn nhờ diện tích lúa tăng. Việc tăng diện tích lúa là do giá gạo nội địa cao và chƣơng trình trợ giá kéo dài của Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích nơng dân trồng nhiều lúa hơn. Tổng diện tích lúa của Thái Lan ƣớc đạt kỷ lục 10,9 triệu ha.

Triệu tấn 170 Tỷ lệ %42 150 35 Dự trữ cuối vụ Tỷ lệ dự trữ-tiêu thụ 130 28 110 21 90 14 70 7 50 0

Hình 2.3: Tỷ lệ dự trữ - tiêu dùng của thế giới 1999/2000-2009/2010

Nguồn: CSDL sản lượng, cung và phân phối của Bộ Nông nghiệp Mỹ (Số liệu 2008/09 và 2009/2010 là số liệu dự đoán)

Theo FAO, dự báo năm 2010, tiêu thụ gạo thế giới (làm lƣơng thực, thức ăn chăn ni và các mục đích sử dụng khác) ƣớc đạt 454 triệu tấn, tăng 8 triệu tấn so với năm 2009. Lƣợng lúa gạo chủ yếu dùng làm lƣơng thực vào khoảng 389 triệu tấn so với 383 triệu tấn của năm 2009. Tuy nhiên, mức tăng này vừa đủ đáp ứng nhu cầu về lƣơng thực do tốc độ tăng dân số của thế giới và vì thế dự kiến sẽ giữ vững mức bình quân tiêu thụ đầu ngƣời khoảng 57,3kg/ngƣời/năm.

Tỷ lệ dự trữ - tiêu dùng của thế giới vào khoảng 20,5%, khoảng 121 triệu tấn gạo dự trữ trong năm 2010, thấp hơn so với năm 2009 nhƣng vẫn duy trì tình hình an ninh lƣơng thực thế giới ở mức cao. Các nƣớc nhƣ Bangladesh, Ai Cập, Myanmar, Philippines và Việt Nam dự kiến cũng giảm lƣợng gạo trong các kho dự trữ. Ngƣợc lại, nhờ sản lƣợng thu hoạch cao trong năm 2009 nên dự kiến lƣợng gạo dự trữ của Trung Quốc, Colombia, Indonesia, Mali, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tăng cao. Tƣơng tự, với lƣợng gạo nhập khẩu nhiều dự kiến lƣợng gạo trong các kho dự trữ của Braxin, Liên minh Châu Âu, Ả rập Xê Út và các nƣớc Tiểu Vƣơng quốc Ả rập thống nhất sẽ tăng đáng kể. Tuy nhiên, lƣợng tồn kho giảm dự kiến sẽ có ảnh hƣởng lớn tới nhóm 5 nƣớc xuất khẩu gạo chính (Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam và Mỹ). Tỷ lệ dự trữ - tiêu dùng ở nhóm nƣớc này sẽ giảm mạnh từ 21% năm 2009 xuống 14% năm 2010 - mức thấp nhất kể từ năm 2005 trở lại đây. Điều này cho thấy thị trƣờng gạo thế giới năm 2010 có dấu hiệu khan hiếm.

Triệu tấn 15 2009 (ước) 2010 (dự báo) 12 9 6 3 0

Châu Á Châu Phi Châu Âu Châu Mỹ

Latinh Khác

Hình 2.4: Xuất khẩu gạo của một số nƣớc trên thế giới

Nguồn: FAOSTAT

Trong năm 2009, thƣơng mại gạo thế giới ƣớc đạt 28,7 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu gạo Thái Lan vẫn dẫn đầu với dự kiến đạt 8,6 triệu tấn. Dự báo trong năm 2010 thƣơng mại gạo thế giới đạt 31,2 triệu tấn, tăng 2,7% tƣơng đƣơng với 800.000 tấn so với mức ƣớc đạt đƣợc của năm 2009.

Hình 2.5: Nhập khẩu gạo phân theo khu vực

Nguồn: FAOSTAT

Dự báo về thƣơng mại gạo thế giới tăng trong năm 2010 do phần lớn là nhu cầu nhập khẩu lớn ở châu Á, ƣớc đạt 14,8 triệu tấn, tăng gần 7% so với năm ngoái. Những nƣớc nhƣ Bangladesh, Nepan và đặc biệt là Philippines dự kiến sẽ tăng cƣờng nhập khẩu để bù đắp lại phần thiệt hại do thiên tai gây ra. Ƣớc tính Philippines sẽ nhập khoảng 2,3 triệu tấn gạo trong năm tới, tăng 28% so với năm 2009 này. Trong khi đó, triển vọng vụ mùa tốt nên nhu cầu nhập khẩu của các nƣớc thuộc châu Phi, nhất là Guinea, Mali, Mozambique và Senegal dự kiến giảm khoảng

3%. Tại Mỹ Latinh và các nƣớc thuộc vùng Caribe, dự kiến nhập khẩu gạo sẽ tăng nhẹ. Lƣợng gạo nhập khẩu của EU dự kiến tăng khoảng 100.000 tấn lên 1,3 triệu tấn trong năm 2010 đƣa khu vực này lên vị trí thứ 3 trong thƣơng mại gạo sau Philippines và Nigeria, ngang bằng với Ả rập Xê Út.

2.2.1.2.Trong nước

Năm 2009, diện tích lúa cả nƣớc đạt khoảng 7.440 ngàn ha, đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Sau khi giảm đáng kể trong năm 2007, diện tích lúa cả nƣớc đã tăng trở lại từ năm 2008 và tiếp tục duy trì xu hƣớng tăng trong năm 2009, So với năm 2008, diện tích lúa cả nƣớc năm nay đã tăng gần 40 ngàn ha (0,5%), trong đó diện tích vụ Đơng Xn tăng 47,6 ngàn ha (1,6%), diện tích vụ Mùa cũng tăng nhẹ 2,7 ngàn ha (0,1%), tuy nhiên diện tích vụ Hè Thu năm nay lại giảm hơn 10 ngàn ha so với cùng kỳ năm 2008.

Hình 2.6: Diện tích và sản lƣợng lúa cả nƣớc giai đoạn 2005-2009

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2009

Sản lƣợng lúa cả năm 2009 đã đạt xấp xỉ 38,9 triệu tấn, đây là mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua. So với năm 1990, sản lƣợng lúa cả nƣớc năm 2009 cao gấp hơn hai lần, tƣơng đƣơng với mức tăng 19,6 triệu tấn. So với năm 1999, sản lƣợng lúa năm 2009 cũng tăng gần 7,5 triệu tấn, tƣơng đƣơng 23,8%, và tăng hơn 3 triệu tấn, tƣơng đƣơng 8,4% so với năm 2005.

Qua số liệu thống kê hàng năm, Sản lƣợng lúa thu hoạch của vụ Đông Xuân đang chiếm khoảng hơn 48% tổng sản lƣợng lúa hàng năm của cả nƣớc và là nguồn cung chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu gạo. Do vậy, sản lƣợng vụ Đơng Xn duy trì xu hƣớng tăng có ý nghĩa rất lớn đối với việc duy trì sản lƣợng lúa cả năm, đảm bảo an ninh lƣơng thực và tạo nguồn cung ổn định cho xuất khẩu gạo.

Hình 2.7: Xuất khẩu gạo của Việt Nam 2005-2009

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2009

Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009 đã đạt trên 5,9 triệu tấn, tăng 13,6% tƣơng đƣơng 708 ngàn tấn, so với mức 5,2 triệu tấn của năm 2005, mức cao kỷ lục từ trƣớc tới nay và lập kỷ lục mới về khối lƣợng gạo xuất khẩu. So với năm 2008, xuất khẩu gạo tăng 26,23% về lƣợng tƣơng đƣơng 1,23 triệu tấn, tuy nhiên giá trị xuất khẩu lại giảm 10,13% tƣơng đƣơng 270 triệu USD, do giá xuất khẩu năm nay thấp hơn so với năm 2008 nhƣng giá trị xuất khẩu gạo năm 2009 vẫn cao hơn 27% so với mức giá trị xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006-2008.

Hình 2.8: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2009

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA)

Phần lớn trong số 10 thị trƣờng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009 là các thị trƣờng thuộc khu vực Đông Nam Á và châu Phi. Thị trƣờng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2009 vẫn là 3 nƣớc: Philipin, Malaysia

và Cuba. Trong đó, chỉ tính riêng các nƣớc thuộc thị trƣờng Đông Nam Á đã đạt 2,44 triệu tấn, chiếm hơn 40% tổng khối lƣợng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay, với giá trị đạt 1,22 tỷ USD bằng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo cả năm 2009 của Việt Nam.

2.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của tỉnh An Giang

2.2.2.1Sản xuất lúa của An Giang trong khu vực ĐBSCL và cả nước

Bảng 2.3: Diện tích, Sản lƣợng, Năng suất lúa của An Giang, ĐBSCL và cả nƣớc năm 2009 Diện tích (nghìn ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) Năng suất (tạ/ha) Cả nƣớc 7.440,1 38.895,5 52,3 ĐBSCL 3.872,9 20.483,4 52,9 An Giang 557,2 3.421,5 61,4

Nguồn: Niên giám thống kê cả nuớc năm 2009

Qua bảng 2.3 ta thấy vị trí của An Giang về sản xuất lúa trong khu vực ĐBSCL và cả nƣớc. Chỉ tính trong năm 2009, mặc dù gặp khơng ít khó khăn về thời tiết, dịch bệnh cũng nhƣ điều kiện thị trƣờng cụ thể là giá vật tƣ, phân bón tăng cao do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế. Thiên tai, lũ lụt cũng gây thiệt hại lớn về mùa màng. Những tháng cuối năm điều kiện thị trƣờng lúa gạo có những biến động bất lợi nhƣ xuất khẩu khó khăn, lúa gạo khó tiêu thụ, giá lúa giảm trong một thời gian dài… Tuy vậy, diện tích trồng lúa của tỉnh An Giang vẫn đạt 557,2 ngàn hecta, chiếm 7,5% diện tích trồng lúa của cả nƣớc, bằng 14,4% diện tích lúa của khu vực ĐBSCL và xếp vị trí thứ 2 về diện tích lúa so với cả nƣớc và của khu vực ĐBSCL (sau tỉnh Kiên Giang với diện tích trồng lúa là 622,1 ngàn hecta).

Tuy diện tích trồng lúa chỉ đứng ở vị trí thứ 2 trong khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nƣớc nói chung, nhƣng về sản lƣợng lúa thu hoạch trong năm 2009 thì An Giang cũng đạt xấp xỉ bằng với tỉnh Kiên Giang (tỉnh có sản lƣợng lúa đứng đầu trong khu vực và cả nƣớc năm 2009). Sản lƣợng lúa thu hoạch đạt trên 3,4 triệu tấn, chiếm 16,6% sản lƣợng lúa của ĐBSCL và 8,7% sản lƣợng lúa cả nƣớc. Nguyên nhân là do lúa vụ Đông Xuân 2009 gieo trồng đƣợc giá đã khuyến khích nơng dân mở rộng diện tích vụ Hè Thu và một phần do thời tiết thuận lợi trong giai đoạn quan trọng có ý nghĩa quyết định đến năng suất. Ngoài ra, đạt đƣợc điều này là còn do

tỉnh đã chủ trƣơng áp dụng nhiều phƣơng pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến dẫn đến cây lúa đạt năng suất cao. Cụ thể là năm 2009, năng suất lúa của tỉnh đạt 61,4 tạ/ha, cao hơn 8,5 tạ/ha so với năng suất bình quân của khu vực ĐBSCL và hơn 9,1 tạ/ha so với năng suất bình quân của cả nƣớc). Điều này khẳng định vị trí dẫn đầu về sản xuất lúa của tỉnh An Giang trong khu vực ĐBSCL và cả nƣớc.

2.2.2.2Năng lực sản xuất lúa của tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu gạo an giang thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w