Biều đồ báo cáo hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu DỰ-ÁN-SẢN-XUẤT-GIÀY-DA-QUẢNG-NAM (Trang 52)

6.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án

6.3.1. Suất chiết khấu của dự án theo quan điểm chủ đầu tư

Quan điểm chủ đầu tư còn gọi là quan điểm chủ sở hữu hay quan điểm cổ đơng, mục đích xem xét giá trị thu nhập rịng cịn lại của dự án so với những gì họ có được trong trường hợp khơng thực hiện dự án. Khác với quan điểm nhà cho vay, chủ sở hữu khi tính tốn dịng ngân lưu và trừ khoản trả lãi vay và nợ gốc ở dòng ngân lưu ra.

Theo mong muốn của chủ đầu tư nhà máy sản xuất giày da thì suất chiết khấu mong muốn là 14% khi dự án vay ngân hàng Agribank với mức lãi suất 10%/năm.

6.3.2. Tính tốn các chỉ tiêu tài chính

- Phân tích hiệu quả tài chính thơng qua chỉ tiêu NPV.

NPV là giá trị tương đương của dòng tiền hiệu số thu chi của dự án tính ở hiện tại theo một tỷ lệ lãi suất tối thiểu chấp nhận được, nó phản ánh lợi ích của dự án đem lại trên cơ sở ngưỡng đầu tư đã đề xuất ở thời điểm hiện tại, chỉ tiêu này được tính tốn theo cơng thức dưới đây:

Trong đó:

Triệu đồng

Nhóm: D19 Trang 53

- n: tuổi thọ hoặc thời kỳ phân tích dự án. - t: thời đoạn tính tốn.

- Bt: Lợi ích dự án thu về ở năm t. - Ct: Chi phí dự án bỏ ra ở năm t. - r: Lãi suất tối thiểu chấp nhận được.

- Phân tích hiệu quả tài chính thơng qua chỉ tiêu IRR.

Suất sinh lợi nội tại IRR là mức thu lợi bình qn của đồng vơn đầu tư theo các kết số còn lại của vốn đầu tư ở các thời đoạn (năm) của dòng tiền tệ, do nội tại của phương án mà suy ra và giả thiết là các khoản thu được trong quá trình khai thác dự án đều được đem đầu tư ngay lập tức cho dự án với suất thu lợi bằng chính IRR của dự án đang cần tìm.

Về mặt tốn học IRR là một mức lãi suất đặc biệt mà khi ta dùng nó và hệ số chiết khấu để quy đồi dịng tiền tệ của phương án thì giá trị hiện tại của thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí nghĩa là NPV = 0. Cơng thức nội suy tuyến tính:

- Phân tích hiệu quả tài chính thơng qua chỉ tiêu thời gian hồn vốn Thv.

Thời gian hồn vốn có chiết khấu là khoảng thời gian cần thiết để có thể hồn trả lại đủ vốn đầu tư đã bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để cho tổng hiện giá của ngân quỹ ròng bằng tổng hiện giá của vốn đầu tư. Được tính tốn theo cơng thức:

P(CFt) = P(It) Trong đó:

- P(CFt): Hiện giá vốn đầu tư. - P(It): Hiện giá ngân quỹ ròng.

Chi tiết xem tại: Phụ lục 11.Dòng ngân lưu của dự án theo quan điểm chủ đầu tư. Phụ lục 12: Thời gian hồn vốn.

Nhóm: D19 Trang 54

Hình 19. Biểu đồ dịng ngân lưu

Hình 20. Thời gian hồn vốn

Theo quan điểm chủ đầu tư: Dự án có khả năng sinh lời và đem lại lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư với:

- NPV có giá trị là: 187,774,773,000 đồng.

- IRR có giá trị là: 29% > Chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu (14%). - Thời gian hoàn vốn: 6 năm 2 tháng.

- Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C): 1.04 > 1 nên dự án được chấp nhận.

6.4. Phân tích dự án trong trường hợp có sự tác động của yếu tố khách quan

- Phân tích độ nhạy: Vịng đời của dự án là 20 năm và dự án được soạn thảo trên cở sở

giả định nên có thể khơng lường hết được các tình huống bất thường xảy ra với dự án. Vì vậy khi lập dự án cần phải xem xét đến tình huống bất định xảy ra ngồi ý muốn của nhà đầu tư mà ta gọi đó là những rủi ro, để từ đó xem xét có thể chấp nhận mức độ rủi ro đó hay khơng. Nếu chấp nhận thì tìm những giải pháp khắc phục và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo cho dự án hoạt động bình thường và có hiệu quả.

Triệu đồng

Năm

Thv = 6 N 2 T

Triệu đồng

Nhóm: D19 Trang 55

Thực chất của việc phân tích độ nhạy là cho thay đổi những yếu tố đầu vào dùng trong phân tích đánh giá về phía bất lợi một tỷ lệ phần trăm nhất định nào đó để tìm ra tỷ lệ phần trăm thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn ban đầu.

Nếu tỷ lệ phần trăm thay đổi càng nhỏ thì dự án càng an tồn, dự án có độ nhạy thấp và ngược lại.

Ở dự án này xét sự biến thiên của hai yếu tố chính là giá bán và chi phí sản xuất để xét đến độ nhạy tài chính của dự án.

- NPV và IRR khi giá bán thay đổi:

Có nhiều yếu tố có thể tác động lên giá bán, buộc chủ đầu tư phải xem xét độ nhạy về giá bán. Điều đó có thể xảy ra khi đối thủ cạnh tranh có giá thấp hơn hay khó khăn của nền kinh tế tác động vào ngành.

Chi tiết xem tại phụ lục 13. NPV và IRR khi giá bán thay đổi.

- NPV và IRR khi sản lượng thay đổi:

Chi tiết xem tại phụ lục 13. NPV và IRR khi sản lượng thay đổi.

- NPV và IRR khi giá bán và sản lượng thay đổi:

Nhóm: D19 Trang 56

CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 7.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án 7.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án

7.1.1. Giá trị sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra

- Cơ sở xác định:

Giá trị sản phẩm gia tăng có thể được xác định căn cứ vào doanh thu hằng năm (doanh thu do bán sản phẩm, doanh thu do thuê mặt bằng nhà xưởng) và các chi phí đầu vào hằng năm (chi phí điện nước, nguyên vật liệu…).

Xác định giá trị sản phẩm gia tăng theo cơng thức:

Trong đó:

- Ggt: Giá trị sản phẩm gia tăng thời kỳ tính tốn. - DT: Doanh thu thời kỳ tính tốn.

- CV: Chi phí đầu vào thời kỳ tính tốn.

Giá trị sản phẩm gia tăng cả đời của dự án là: 5,599,967,929,000 đồng. Giá trị sản phẩm gia tăng trung bình năm là: 279,998,396,500 đồng

Kết luận: Giá trị sản phẩm gia tăng của dự án tạo ra cao, đóng góp của dự án vào

tổng sản phẩm quốc dân cao. Chi tiết xem tại:

Phụ lục 15. Xác định chi phí đầu vào

Phụ lục 16. Xác định giá trị sản phẩm gia tăng 7.1.2. Tỷ số lợi ích- chi phí kinh tế B/C

Chỉ số khả năng lợi ích hay chỉ số lợi ích - chi phí B/C là tỷ số giữa tổng lợi ích đã chiết khấu (giá trị hiện tại thuần của dịng thu) và tổng chi phí đã chiết khấu (giá trị hiện tại thuần của dòng chi) với cùng một tỷ suất chiết khấu về cùng một thời điểm. Được tính tốn theo cơng thức:

Nhóm: D19 Trang 57

Theo quan điểm chủ đầu tư, chỉ số lợi ích - chi phí B/C có giá trị là 1.04. Dự án

có tỷ số B/C > 1. Vậy dự án được chấp nhận đầu tư.

Phụ lục 17. Tỷ số lợi ích - chi phí B/C theo quan điểm Chủ đầu tư

7.2 Một số tác động về mặt xã hội và môi trường

7.2.1. Thuế VAT nộp ngân sách nhà nước

Các khoản đóng góp của dự án cho ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thuế là thuế giá trị gia tăng , thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh tế xã hội càng cao.

Tài sản cố định do dự án đầu tư này tạo nên là một yếu tố đầu vào chủ chốt của quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp chủ đầu tư, nhưng giá trị của nó khơng phải là giá trị gia tăng của doanh nghiệp chủ đầu tư, nên khơng phải đóng thuế. Do đó, khoản thuế giá trị gia tăng trong thời gian xây dựng khơng tính vào tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định phải khấu hao. Tuy nhiên, do chủ đầu tư đã phải trả khoản thuế VAT này cho các doanh nghiệp xây lắp nên nhà nước phải hoàn thuế VAT cho chủ đầu tư. Thuế VAT được hoàn trả chủ đầu tư bằng cách khấu trừ bớt thuế VAT đầu ra của dự án. Do đó, khoản thuế VAT mà chủ đầu tư phải nộp bằng khoản thuế VAT đầu ra trừ VAT đầu vào. Khoản thuế VAT đầu vào gồm khoản thuế VAT chủ đầu tư đã nộp khi sử dụng điện, nước và khoản thuế VAT đã trả trong thời gian xây dựng tính bình qn cho các năm.

Dự án đóng góp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước là 3,482,586,416,000 đồng.

Bình qn hàng năm đóng góp là: 174,129,320,300 đồng. Chi tiết xem tại:

Phụ lục 18. Xác định thuế VAT nộp ngân sách

Phụ lục 19. Xác định các khoản nộp ngân sách chủ yếu. 7.2.2. Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội

Mục tiêu xã hội của dự án là giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương và góp phần vào chiến lực phát triển mục tiêu chung của cả nước. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết một lượng lớn lao động phổ thông tại địa phương. Các lao động sẽ được đào tạo kỹ càng để thực hiện quy trình sản xuất đạt hiệu quả.

Cũng như những dự án khác thì dự án xây dựng nhà máy thép Xuân Hưng giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương và giúp một lượng lớn lao động có thu nhập cao hơn,

Nhóm: D19 Trang 58

ổn định đời sống dân sinh hơn. Đồng thời dự án còn giúp kinh tế địa phương phát triển nhờ vào việc bn bán, trao đổi các hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ cho cơng nhân, cán bộ nhân viên. Từ đó, thúc đẩy mức sống của người dân tại địa phương lên cao hơn.

7.2.3. Tác động đến lao động và việc làm

Khi dự án đi vào hoạt động tác động mạnh mẽ đến lao động và việc làm địa phương. Đây là địa phương có dân số đơng, có 02 trường Đại học và các trường cao đẳng là nguồn cung cấp nhân lực dồi dào. Dự án đi vào vận hành sẽ tuyển dụng trên 2500 lao động làm việc. Việc tuyển dụng này tạo điều kiện công ăn việc làm cho gần 2500 lao động. Tác động mạnh mẽ đến cơ cấu lao động của địa phương.

Khi làm việc tại dự án thì người lao động được trả lương đầy đủ và hưởng các chế độ phụ cấp cũng như các chế độ theo quy định của nhà nước, đảm bảo đời sống vật chất cho bản thân và gia đình người lao động. Với việc trả lương đầy đủ sẽ giúp tái sản xuất sức lao động phục vụ dự án và là nguồn động lực để người lao động cống hiến với dự án.

7.2.4. Tác động đến môi trường sinh thái

Việc tập trung một lực lượng lao động chính, cũng kéo theo một lượng lao động dịch vụ địa phương. Việc trao đổi buôn bán phát triển mạnh, trong đó khơng thể khơng bao gồm các sản vật trong khu vực.

Việc chặt bỏ cây cối, dọn dẹp mặt bằng để xây dựng được dự đoán là rất lớn. Theo kết quả nghiên cứu, các loài thực vật trong khu vực dự án chủ yếu là các trảng cỏ, cây bụi, cây rừng thường xanh và một phần rừng thứ sinh nghèo kiệt, khơng có các lồi thú hiếm, hoặc bị đe dọa.

7.2.5. Một số tác động khác

Tai nạn lao động

Đối với bất cứ một cơng trình xây dựng nào thì cơng tác an tồn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư. Các ảnh hưởng tiêu cực bao gồm:

- Công trường thi cơng sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn giao thông.

- Các hoạt động của các phương tiện cơ giới như cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu chất đống cao có thể rơi, vỡ gây ra tai nạn lao động.

- Các tai nạn lao động có thể xảy ra do tiếp xúc với nguồn điện như công tác thi công hệ thống cấp điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang đường, gió gây đứt dây điện.

- Trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động cịn có thể tăng cao do đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các sự cố về điện dễ xảy ra hơn,

Nhóm: D19 Trang 59

đất mềm ra dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các loại máy móc thiết bị thi cơng.

Khả năng gây cháy nổ

Q trình thi công xây dựng một cơng trình lớn có thể nảy sinh nhiều nguyên nhân gây ra khả năng cháy, nổ như:

- Q trình thi cơng phát quang cũng như dọn dẹp mặt bằng, nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm...).

- Trong khu vực xây dựng thường chứa các nguồn nhiên liệu (như dầu FO, DO), đây là nguồn dễ gây cháy nổ. Đặc biệt là khi bố trí các kho (hoặc bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt hoặc các nơi có nhiều người và xe cộ qua lại.

- Sự cố gây cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về chập điện, sét đánh....

7.3 Kết luận

Qua những đánh giá, tính tốn ở phía trên và các phụ lục ta có thể thấy rằng dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày da tại tỉnh Quảng Nam là một dự án mang ý nghĩa rất lớn đến điều kiện kinh tế - xã hội cho cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Dự án này nếu được xây dựng thì nó sẽ đem lại về giá trị sản phẩm gia tăng khơng hề nhỏ. Bên cạnh đó, dự án phần nào giải quyết được cho gần 2500 người lao động có việc làm và thu nhập cũng đảm bảo mức sống. Ngồi ra dự án cịn đem lại tính hiệu quả về ngân sách cho tỉnh, góp phần cho cơng cuộc xây dựng phát triển đời sống kinh tế- xã hội cho tỉnh.

Dựa trên những điều đó có thể kết luận rằng, dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày da nên được khuyến khích tạo điều kiện xây dựng là một quyết định đúng đắn của tỉnh nhà.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất giày da Phước Kỳ Nam không những mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty Phước Kỳ Nam mà đây còn là dự án nằm trong chiến lược chính sách phát triển ngành cơng nghiệp của tỉnh Quảng Nam đồng thời góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho công nhân viên của nhà máy.

Riêng về mặt tài chính được đánh giá rất khả thi thơng qua kế hoạch vay vốn, sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu có căn cứ dựa vào phân tích điều kiện kinh tế và tình hình nhu cầu thị trường trong khu vực. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trên cho thấy dự án đầu tư xây dựng nhà máy giày da với công

Nhóm: D19 Trang 60

suất 2,000,000 đơi / năm là hồn tồn khả thi, dự án có giá trị hiện tại thuần NPV là 187,774,733,000 đồng. Suất thu lợi nội bộ IRR là 29% và thời gian hoàn vốn là 6 năm 2 tháng. Từ đó cho thấy được độ an tồn của dự án và dự án là đáng giá.

Dự án mang lại lợi ích kinh tế và những lợi ích khác cho xã hội cũng như cơ hội rất tốt cho nhà đầu tư. Giá trị sản phẩm gia tăng trung bình năm là 279,774,752,000 đồng. Giá trị sản phẩm gia tăng của dự án tạo ra cao, đóng góp của dự án vào tổng sản phẩm quốc dân cao.

Như vậy, dự án xây dựng nhà máy sản xuất giày da của cơng ty Phước Kỳ Nam có tính khả thi cao, cơng ty đủ khả năng hồn trả vốn gốc và lãi vay cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu DỰ-ÁN-SẢN-XUẤT-GIÀY-DA-QUẢNG-NAM (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)