7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NỢ VAY CỦA CÁC CÔNG TY
2.3.3. Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (VIFON)
2.3.3.1. Giới thiệu về Công ty
Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam là doanh nghiệp đƣợc cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhà nƣớc Công ty Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam theo Quyết định số 186/2003/QĐ-BCN ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Bộ Cơng Nghiệp.
Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thuộc nhóm mì ăn liền, sản phẩm gạo, bột canh các loại.
2.3.3.2. Tình hình sử dụng nợ vay
Cơng ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam có tình hình sử dụng nợ vay qua các năm nhƣ sau:
Bảng 2.5 – Tình hình sử dụng nợ vay qua các năm của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm2008 Năm 2009 2008 so với 2007
2009 so với 2008 +/- % +/- % Tài sản ngắn hạn 189.034 179.986 303.846 (9.048) (4,79) 123.860 68,82 Tổng tài sản 311.201 318.472 438.634 7.271 2,34 120.162 37,73 Vay và nợ ngắn hạn 118.013 68.164 156.297 (49.849) (42,24) 88.133 129,30 Vay và nợ dài hạn 8.888 8.901 5.635 13 0,15 (3.266) (36,69) Nợ ngắn hạn 230.238 206.901 309.933 (23.337) (10,14) 103.032 49,80 Nợ phải trả 250.245 216.634 316.270 (33.611) (13,43) 99.636 45,99 Vốn chủ sở hữu 60.956 101.838 122.364 40.882 67,07 20.526 20,16 EBIT 17.064 64.752 64.111 47.688 279,47 (641) (0,99) Chi phí lãi vay 12.581 14.314 9.351 1.733 13,77 (4.963) (34,67) Tỷ số nợ trên tổng tài sản 80,41% 68,02% 72,10% (12,39%) (15,41) 4,08% 6,00 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 410,53% 212,72% 258,47% (197,81%) (48,18) 45,74% 21,50 Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu 5,11 3,13 3,58 (1,98) (38,75) 0,46 14,63 Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn 0,82 0,87 0,98 0,05 5,95 0,11 12,70 Khả năng thanh
toán lãi vay 1,36 4,52 6,86 3,17 233,52 2,33 51,56
Qua bảng trên cho thấy:
- Tổng tài sản qua các năm tăng lên đều đặn với tốc độ nhanh dần, năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 2,34% và năm 2009 so với năm 2008 là 37,73%, chứng tỏ Công ty đang trên đà mở rộng sản xuất, năm sau tài sản tăng lên nhiều hơn so với năm trƣớc.
- Vay và nợ ngắn hạn năm 2008 giảm 42,24% so với năm 2007 và năm 2009 lại tăng lên so với năm 2008 là 129,3%, cho thấy sự không ổn định trong việc đi vay nợ ngắn hạn, do trong năm 2008 vốn chủ sở hữu tăng lên do đó giảm vay nợ xuống.
Vay và nợ dài hạn có xu hƣớng giảm dần, năm 2009 giảm so với năm 2008 là 36,69%. Công ty đang tăng cƣờng vay nợ ngắn hạn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh do đó mà nợ phải trả tăng lên với tốc độ nhanh dần.
- Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) tăng nhanh từ năm 2007 đến năm 2008 tăng 279,47% trong khi năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008 là 0,99%. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều cạnh tranh hơn, khó khăn hơn.
- Chi phí lãi vay có sự biến động bất thƣờng tăng giảm qua các năm, chủ yếu do Công ty đang tiến hành vay nợ để sản xuất kinh doanh.
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản của Cơng ty đang duy trì trong khoảng 68% - 81%, tỷ số này trong năm 2008 giảm so với năm 2007 nhƣng sang năm 2009 lại tăng lên, chứng tỏ cơng ty đang sử dụng chính sách vay nợ khá cao, rủi ro tài chính kèm theo cũng nhiều.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đang đƣợc duy trì rất cao trong khoảng 212% - 411%, cũng tƣơng tự nhƣ tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số này cũng đang tăng lên.
- Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cũng có sự biến động nhƣ hai chỉ tiêu trên và nằm trong khoảng 3,1 – 5,2 lần, thực chất Công ty đang đi vay nợ khá nhiều và rủi ro tài chính đang tăng lên.
- Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn đang tăng dần nhƣng khá chậm và năm 2009 hệ số này tăng 12,7% so với năm 2008 và đạt 0,98 lần, cho thấy các tài sản ngắn hạn vừa đủ đảm bảo thanh tốn nợ đến hạn trong vịng 1 năm.
- Khả năng thanh tốn lãi vay đang có xu hƣớng tăng lên nhƣng chậm dần và đến năm 2009 đạt 6,86 lần do một phần chi phí lãi vay giảm xuống trong khi EBIT đang tăng lên chậm.
Cơng ty đang duy trì việc sử dụng nợ vay ở mức khá cao và rủi ro tài chính khá nhiều.
Tiếp theo chúng ta xem xét việc sử dụng địn bẩy tài chính của Cơng ty. Ta có bảng sau:
Bảng 2.6 – Tình hình sử dụng địn bẩy tài chính của Cơng ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm2007 Năm2008 Năm2009
2008 so với 2007 2009 so với 2008 +/- % +/- % Tổng tài sản 311.201 318.472 438.634 7.271 2,34 120.162 37,73 Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 48.263 48.263 48.263 - - - - EBIT 17.064 64.752 64.111 47.688 279,47 (641) (0,99) Chi phí lãi vay 12.581 14.314 9.351 1.733 13,77 (4.963) (34,67) Lợi nhuận sau
thuế 3.647 44.191 40.865 40.544 1.111,71 (3.326) (7,53) Lãi suất vay
bình quân 12% 12% 12% - - - - Số cổ phần 4.826.310 4.826.310 4.826.310 - - - - ROA 5,48% 20,33% 14,62% 14,85% 270,80 -5,72% (28,11) ROE 7,56% 91,56% 84,67% 84,01% 1.111,71 -6,89% (7,53) EPS (đồng) 756 9.156 8.467 8.401 1.111,71 (689) (7,53) Tỷ lệ giữa tỷ
suất sinh lời kinh tế của tài sản và lãi suất vay 0,46 1,69 1,22 1,24 270,80 (0,48) (28,11) Mức độ ảnh hƣởng của đòn bẩy tài chính (DFL) - 3,98 7,60 3,98 - 3,62 91,13
Qua bảng số liệu trên đây cho thấy:
- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu và số cổ phần qua các năm khơng có sự biến động do Cơng ty khơng phát hành thêm cổ phần.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 1.111,71% so với năm 2007 nhƣng năm 2009 lại giảm so với năm 2008 là 7,53%. Chứng tỏ Công ty hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn hơn và lợi nhuận đang đi xuống.
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) năm 2008 tăng đột biến so với năm 2007 với tốc độ tăng 270,8% tuy nhiên tốc độ tăng này giảm dần và năm 2009 giảm so với năm 2008 là 28,11%.
- ROE cũng có tốc độ tăng nhanh trong năm 2008 so với năm 2007 nhƣng sang năm 2009 lại giảm xuống và giảm 7,53%. Cho thấy hoạt động kinh doanh của Cơng ty đang khó khăn.
- EPS cũng có sự biến động giống ROE, cụ thể năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.111,71% và năm 2009 giảm 7,53% so với năm 2008.
- Tỷ lệ giữa tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản và lãi suất vay đang có xu hƣớng tăng lên nhƣng lại giảm xuống trong năm 2009 và đạt 1,22 lần > 1. Do đó, Cơng ty đang tăng dần việc vay nợ ngắn hạn giúp tăng nhanh đƣợc ROE nhƣng rủi ro tài chính cũng tăng theo. Tuy nhiên, Công ty cần cố gắng giữ vững đƣợc một tỷ lệ ROA > lãi suất vay bình quân nhằm giảm sự suy giảm của ROE và giảm rủi ro tài chính cho Cơng ty. Năm 2008 DFL = 3,98, Công ty đi vay nợ làm tăng EBIT đƣợc 279,47% nhƣng đã làm tăng đƣợc ROE là 1.111,71%. Trong khi năm 2009 DFL = 7,6, Công ty đi vay nợ làm giảm EBIT 0,99% và làm giảm nhanh ROE là 7,53%. Cho thấy địn bẩy tài chính tác động rất mạnh đến ROE, trong năm 2009 khi EBIT giảm thì ROE giảm gấp 7,6 lần sự suy giảm của EBIT.
Nhƣ vậy, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam có một tỷ lệ nợ tƣơng đối cao, nhƣng lại đang duy trì tăng cƣờng thêm vay nợ ngắn hạn, ROE lại có xu hƣớng giảm dần, tác động của đòn bẩy tài chính khá mạnh, khi EBIT giảm xuống làm suy giảm ROE nhanh hơn do Công ty có địn bẩy tài chính khá cao. Do Công ty cần phải tăng đƣợc lợi nhuận trong vài năm tới và chủ động điều hòa lại các khoản vay nợ để khuếch đại đƣợc ROE và cẩn trọng giảm thiểu rủi ro tài chính.
2.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NỢ VAY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY