Liên kết cụm ngành: để nâng cao lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu Marketing địa phương thị xã châu đốc qua phát triển du lịch (Trang 46)

1 .3PH ƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨ U-NGU SỐ LI ỆU

2.4. CHIẾ NL ƯỢC NL PHÁT TRI ỂN

2.4.3.1 Liên kết cụm ngành: để nâng cao lợi thế cạnh tranh

Hình 2.11: Những tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh (Nguồn: USAID/VNCI-VCCI) VCCI)

Để nâng cao vị thế của địa phương trong việc cạnh tranh, Thị xã Châu Đốc cần định vị được năng lực cạnh tranh của mình là một trong những vấn đề ưu tiên cấp bách hiện nay. Hiện An Giang có xếp hạng khá cao về năng lực cạnh tranh trong những năm vừa qua. Tuy nhiên sau 02 năm tăng hạng đáng kể thì đến năm 2009 An Giang tụt hạng chỉ đứng thứ 20. Nguyên nhân tụt hạng chủ yếu là do các địa phương khác sự thay đổi lớn hơn so với An Giang. Bằng chứng là về điểm số An Giang không giảm so với năm trước mà ngược lại điểm trung bình tăng từ 61,12 lên 62,47 nhưng tụt 11 bậc. Theo các tiêu chí xếp hạng thì An Giang có nhiều tiêu chí được đánh giá tốt nhưng vẫn cịn những tiêu chí được đánh giá là yếu : dịch vụ

Hình 2.12: Chuỗi cluster ngành du lịch (Nguồn: Trương Hồng Trình và Nguyễn Thị BíchThủy) Thủy)

Thị xã Châu Đốc có tiềm năng to lớn về du lịch về văn hóa-tín ngưỡng-tâm linh. Trong đó lễ hội Vía bà Chúa Xứ hàng năm thú hút hàng triệu du khách đến tham quan và đã được nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia từ năm 2000. Tuy nhiên để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế đòi hỏi địa phương sau khi xác định được năng lực cạnh tranh của mình, cần xây dựng cụm ngành du lịch để nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc xây dựng chuỗi du lịch ở địa phương sẽ mang lại giá trị gia tăng cao cũng như nâng cao tính cạnh tranh so với các trung tâm du lịch nổi tiếng khác của Việt Nam cũng như trên thế giới. Như vậy, xây dựng chuỗi giá trị du lịch mang tính quyết định trong chiến lượt phát triển du lịch ở đây.

Chuỗi giá trị ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó là một phức hợp các hoạt động do nhiều bên tham gia nhằm biến tiềm năng du lịch thành sản phẩm du lịch hồn chỉnh có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Chuỗi giá trị du lịch ở đây nhấn mạnh đến vai trò tổ chức, điều phối các chiến lược và quan hệ của các bên tham gia. Chuỗi giá trị bao gồm các phần sau:

 Chuỗi giá trị từ các nhà cung cấp dịch vụ du lịch: giá trị được ra trong các khâu cung cấp dịch vụ du lịch, từ tìm kiếm khách hàng, vận chuyển đến tiêu thụ sản phẩm du lịch.

 Chuỗi giá trị từ các bên liên quan bổ sung, hỗ trợ: giá trị được tạo ra trong các khâu hỗ trợ về tài chính, các bảo tàng, các sản phẩm truyền thống, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như các dịch vụ tiện ích cơng cơng cộng: điện thoại, Internet …

 Giá trị gia tăng được tạo ra từ khu vực công : cung cấp cơ sở hạ tầng du lịch, tạo hệ thống khuyến khích phát triển du lịch.

 Giá trị gia tăng được tạo ra từ người dân địa phương : tạo môi trường xã hội thân thiện với du lịch.

Việc phân tách giá trị được tạo ra như trên cho phép địa phương có biện pháp can thiệp, tạo điều kiện phát triển hợp lí cho từng khu vực phát huy vai trò để phát triển sản phẩm du lịch:

 Xây dựng sản phẩm du lịch khai thác tính đa dạng tài nguyên du lịch vùng, nâng cao tính cạnh tranh trên cơ sở tạo sự khác biệt.

 Xây dựng hệ thống doanh nghiệp năng động.

 Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi phát triển du lịch.

 Tạo điều kiện người dân địa phương tham gia các hoạt động du lịch.

 Nâng cao khả năng phối hợp giữa các bên trong chuỗi giá trị (khu vực công, doanh nghiệp, người dân) nhằm nâng cao giá trị sản phẩm du lịch và giảm chi phí.

2.4.3.2 Liên k ế t đị a ph ươ ng

2.4.3.2.1 Liên kết trong tỉnh

Hiện nay Châu Đốc cần liên kết với các vùng trong Tỉnh để vừa phát huy thế mạnh của riêng mình cũng như của cả vùng để cùng phát triển như: huyện Tịnh Biên, Tri Tôn với nền văn hóa đa đạng của người Khơ-me (lễ hội đua bò hay đua thuyền hàng năm); Huyện An Phú, Phú Tân với nền văn hóa

đặc sắc của người Chăm hay với vùng Thoại Sơn có nền văn hóa Ĩc Eo lâu đời. 2.4.3.2.2 Liên kết ngoài tỉnh

Địa phương cần mở rộng các liên kết về du lịch với các tỉnh có lợi thế về du lịch để xây dựng thành tour liên kết vùng với các trung tâm đô thị lớn như Thành phồ Hồ Chí Minh, Cần Thơ, hay với các vùng có tiềm năng du lịch giúp bổ

sung và hỗ trợ cho du lịch địa phương như Hà Tiên hay Sóc Trăng. Ngồi ra Châu Đốc cũng có thể liên kết xây dựng tuyến Thành Phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ- Châu Đốc-Hà Tiên (xem thêm phụ lục 5).

40

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

--- oOo ---

Thị xã Châu Đốc đã khởi sắc trong những năm gần đây và đạt được những thành tựu quan trọng nhờ những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của cả khối Nhà nước và tư nhân. Đó là kết quả của những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư và mơi trường kinh doanh thuận lợi có tác dụng thu hút các nhà đầu tư đến làm ăn kinh doanh tại Châu Đốc.

Những nỗ lực quảng bá xúc tiến điểm du lịch như việc tổ chức Lễ hội du lịch ĐBSCL; Lễ rước và Lễ hội Bà Chúa Xứ hàng năm đã tạo ra tác động đến phát triển du lịch tại Châu Đốc. Thị xã đã có được sự tăng trưởng vững vàng về lượng khách và doanh thu du lịch. Đồng thời cùng với những biện pháp nỗ lực về quản lý xây dựng đơ thị trong năm qua đã góp phần tạo nên một bộ mặt mới cho du lịch Châu Đốc. Các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu tham quan và trung tâm thương mại đã khiến cho sản phẩm dịch vụ du lịch Châu Đốc phong phú hơn, với chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường khách du lịch trong nước. Trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới được nâng cao và đề án “Văn minh thương mại” được giới thiệu và đưa vào cuộc sống bước đầu tạo tâm lý tin tưởng hơn và giảm bớt những lo lắng cho khách du lịch khi đến với Châu Đốc, đặc biệt trong thời gian cao điểm mùa lễ hội. Đặc biệt việc tổ chức thành công Liên hoan Du lịch Đồng bằng sông Cửu long lần thứ 2 đã đem lại một tiếng vang tốt, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Châu Đốc, thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.

Tuy nhiên hiện địa phương vẫn còn nhiều lúng túng trong việc đưa ra chiến lược địa phương hoàn chỉnh, xây dựng hình ảnh địa phương hấp dẫn trong đó lấy du lịch mà cụ thể là du lịch văn hóa-tâm linh làm yếu tố then chốt để kích thích các ngành khác cũng như kinh tế địa phương phát triển. Ngồi ra địa phương vẫn cịn nhiều hạn chế trong đó điểm yếu nhất vẫn là mặt thể chế trong việc phân công chức

41

năng, nhiệm vụ rõ ràng cụ thể cũng như sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan đến du lịch.

Để đạt các mục tiêu cũng như khắc phục những điểm hạn chế và bất cập đối với phát triển du lịch địa phương qua những phân tích và đánh giá trên địa phương cần tiến hành nhanh chóng và cụ thể những ưu tiên cấp bách như sau:

1. Các cơ quan chức năng liên quan đến du lịch:

UBND Th ị Xã Châu Đố c :

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả quảng bá xúc tiến du lịch và khuyến khích thu hút đầu tư của địa phương. UBND Thị xã Châu Đốc với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất tại cấp huyện thị cần hoàn chỉnh việc quy hoạch phát triển du lịch, cụ thể xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thị xã và các qui hoạch chi tiết các khu điểm du lịch trọng điểm cũng như xây dựng các thương hiệu độc đáo và đặc sắc cho ngành du lịch địa phương, bao gồm thương hiệu điểm du lịch, thương hiệu các doanh nghiệp du lịch, khách sạn và các sản phẩm du lịch hấp dẫn của địa phương.

Tiếp đó UBND thị xã cần hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và năng lực của các cán bộ quản lý Nhà nước. Rà soát lại các đồ án quy hoạch xây dựng khơng cịn phù hợp và chỉnh sửa theo hướng lồng ghép những cân nhắc về nhu cầu phục vụ phát triển du lịch.

Phòng Kinh t ế :

Do yếu điểm chưa có bộ phận chuyên trách quản lý du lịch nên Phòng kinh tế mới chủ yếu tập trung cho cơng tác thống kê và lập các báo cáo trình UBND thị xã theo qui định và khi có yêu cầu của lãnh đạo. Hầu như công tác thanh kiểm tra các đơn vị kinh doanh hay chủ trì các đề án nghiên cứu phát triển du lịch chưa được thực hiện. Phòng cũng chưa hỗ trợ được nhiều cho các đơn vị kinh doanh trong việc tư vấn giải thích chính sách và qui định cũng như những thơng tin thị trường khác. Do đó hiện tại cần thành lập một bộ phận chuyên trách về du lịch trực thuộc Phịng Kinh tế và do một Phó phịng chịu trách nhiệm trực tiếp. Bộ phận này cần có 2 nhân

Chức năng nhiệm vụ của Phòng Kinh Tế:

Tham mưu cho UBND thị xã về công tác quản lý Nhà nước về du lịch có thể áp dụng cho các đơn vị kinh doanh, các cá nhân và cơ quan đồn thể có liên quan đến du lịch khác; Phổ biến, giáo dục và cung cấp thông tin du lịch cho khách du lịch cũng như các tổ chức và cá nhân có liên quan khác tại địa phương;

Tiến hành nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh và đề xuất với UBND thị xã; Quản lý các tài nguyên du lịch địa phương;

Thực hiện công tác thống kê và báo cáo về tình hình đầu tư du lịch cho UBND thị xã;

Hướng dẫn các cán bộ Nhà nước của thị xã về các vấn đề trong quản lý Nhà nước về du lịch;

Thanh kiểm tra các tổ chức và cá nhân hoạt động về du lịch tại địa phương trong lĩnh vực thực hiện các qui định Nhà nước về du lịch.       

viên trở lên, một chuyên trách về công tác thống kê và nghiên cứu du lịch và người còn lại chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các qui định, chính sách và thanh kiểm tra. Phịng kinh tế cần có một số chức năng nhiệm vụ như sau:

Ban Qu ả n phát tri ể n du l ị ch:

Ban quản lý phát triển du lịch hiện vẫn còn nhiều hạn chế như chưa triển khai những nghiên cứu chuyên sâu về thị trường, dự báo nhu cầu và sản phẩm tiềm năng và tính khả thi của các cơ hội kinh doanh ngay từ khâu lập quy hoạch đảm bảo sự bền vững phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngồi ra cịn có một số điểm đáng lưu ý về chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý.

Do đó Ban quản lý phát triển du lịch cần khắc phục những điểm còn tồn tại trong cơ cấu tổ chức hiện tại với những ưu tiên trước mắt:

Thành lập một Đội liên ngành kiểm soát du lịch

Thực tiễn cho thấy việc kiểm soát khách nội địa khó hơn khách quốc tế, Châu Đốc cần có một cơ quan riêng để kiểm sốt hoạt động của các cơ sở lưu trú địa phương. Đội sẽ hoạt động chuyên trách dưới sự lãnh đạo của Phịng Kinh tế (hoặc Cơng an thị xã). Việc kiểm soát chặt chẽ khách lưu trú sẽ tránh được các tệ nạn xã hội và đảm bảo an toàn cho khách, an ninh quốc gia, quản lý tốt hơn các hoạt động du lịch và chất lượng dịch vụ, xác định

Chức năng nhiệm vụ của Đội liên ngành kiểm soát du lịch

Cán bộ của Đội từ các cơ quan Ban quản lý phát triển du lịch, quản lý thị trường, công an thị xã và Chi cục thuế, do Ban quản lý phát triển du lịch lãnh đạo.

Chức năng nhiệm vụ chính là kiểm tra và thanh tra hoạt động của các cơ sở lưu trú về số phịng có khách, số lượng khách lưu trú thực tế, báo cáo, giá phịng, thuế và phí, an ninh và an tồn cho khách. Từng đơn vị sẽ lập biên bản riêng và báo cáo với UBND về các trường hợp vi phạm.

Việc thanh kiểm tra phải tôn trọng các hoạt động bình thường của cơ sở và nhu cầu nghỉ ngơi của khách. 

chính xác hơn các loại và mức thuế có thể thu, có được các số liệu thống kê du lịch tin cậy hơn và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Trụ sở hoạt động của Đội cần được đặt tại một vị trí thuận lợi một mặt để các khách sạn và nhà nghỉ địa phương có thể dễ dàng đến làm thủ tục khai báo tạm trú cho khách lưu trú và khai báo doanh thu, mặt khác các cán bộ của Đội có thể đi kiểm tra các cơ sở lưu trú vào thời gian buổi đêm. Đội liên ngành kiểm sốt du lịch cần có một số chức năng nhiệm vụ như sau:

Thành lập một Trung tâm thông tin và hướng dẫn khách du lịch

Ban quản lý phát triển du lịch là cơ quan chủ quản của trung tâm này. Trung tâm phải xây dựng được các mối quan hệ tốt với cả các cơ quan chính quyền và đơn vị kinh doanh, cũng như các tổ chức và cá nhân quan tâm bên ngoài khác để cập nhập và chia xẻ các thông tin mới nhất và chiến lược nhất. Trung tâm cần xây dựng được một cơ sở dữ liệu về du lịch có độ tin cậy cao để làm cơ sở địa phương hóa các tài liệu đào tạo du lịch và cung cấp nội dung cho các hoạt động quảng cáo xúc tiến. Trung tâm cần gắn kết các chương trình đào tạo du lịch của Trung ương và tỉnh với các đơn vị kinh doanh du lịch tại địa phương và tìm cơ hội tổ chức các khóa đào tạo cho nguồn nhân lực du lịch của địa phương. Kinh doanh lữ hành còn chưa phát triển ở Châu Đốc. Việc thành lập một trung tâm thông tin và hướng dẫn du lịch là một sáng kiến tốt để thúc đẩy kinh doanh lữ hành tại địa phương.

Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm thông tin và hướng dẫn khách du lịch:

Văn phòng hoạt động dưới sự quản lý của Ban quản lý phát triển du lịch.

Văn phòng chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện các chương trình quảng bá xúc tiến và tuyên truyền văn hóa du lịch tại thị xã. Trách nhiệm thứ hai là thu thập và tài liệu hóa các thơng tin và dữ liệu du lịch của thị xã.

Trách nhiệm thứ ba là đào tạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý khách lưu trú và quản lý Nhà nước về du lịch tại thị xã.

Trung tâm thông tin và hướng dẫn khách du lịch cần có một số chức năng nhiệm vụ như sau:

2. Du lịch văn hóa-tâm linh:

Thực trạng tổ chức kinh doanh du lịch lộn xộn hiện nay cản trở địa phương cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng và nâng cao sự hài lòng của du khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch họ còn làm nhiễu loạn thị trường đặc biệt trong mùa cao điểm bởi việc thay đổi chất lượng dịch vụ và giá cả nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất mà chẳng quan tâm đến sự hài lịng của du khách. Ngồi ra các hiện tượng cị mồi thần thánh trong mùa lễ hội hay các di tích lịch sử văn hóa đã làm mất đi vẻ đẹp khi đến tham bái tại địa phương (xem thêm phụ lục 7).

Văn hoá tâm linh là loại hình văn hố tinh thần đặc trưng, thể hiện ở tình

Một phần của tài liệu Marketing địa phương thị xã châu đốc qua phát triển du lịch (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w