Đầu tư và huy động vốn

Một phần của tài liệu Tính bền vững về mặt tài chính của mô hình kinh doanh điện nông thôn trường hợp tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

3.2. Thông số đầu v à oc ủa mô h ình tài chính cơ sở

3.2.1. Đầu tư và huy động vốn

Cơ chế đầu tư và huy động vốn của tiểu dự án Thái Nguyên được minh họa theo sơ đồ 3.2.

Sơ đồ 3.2: Cơ chế đầu tư và huy động vốn tiểu dự án TháiNguyên Nguyên

(Nguồn: Tác giả, dựa trên Báo cáo nghiên cứu khả thi do UBND Tỉnh Thái Nguyên phê duyệt)

Ghi chú :

* Bảo lãnh trả nợ: - Bộ Tài chính bảo lãnh trả nợ vay NHTG cho UBND Tỉnh - UBND Tỉnh bảo lãnh trả nợ vay Bộ Tài chính cho LDUs * Từ viết tắt: ODA - OfficialDevelopment Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức

USD: Đô la Mỹ VND: Đồng Việt Nam

Chi

phí đầu : Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT) do UBND Tỉnh

Thái Nguyên phê duyệt.

Dự án được phê duyệt năm 2005 tại 30 xã thuộc 6 huyện trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên (Phụ lục 2). Do một số chậm trễ trong khâu chuẩn bị đầu tư và giải

phóng mặt bằng, đến cuối năm 2008, dự án mới tổ chức đấu thầu để thi công. Thời điểm này, dự án đã có một số điều chỉnh về quy mơ cho phù hợp với khả năng đối ứng của ngân sách tỉnh. Tại quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án số 3331/QĐ- UBND ngày 24/12/2008 của UBND Tỉnh Thái Nguyên, quy mô dự án như sau:

Tổng chiều dài đường dây hạ áp 0,4kV: 527,124 km Tổng số công tơ 1 pha: 39.523 chiếc.

Bảng 3.1. Chi phí đầu tư tiểu Dự án RE II Tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: Triệu đồng

Hạng mục chi phí Vay NHTG Vốn đối ứng củangân sách tỉnh Vốn dân gópsau cơng tơ

Xây dựng 123.754

Thuế nhập khẩu, VAT2 13.762

Chi phí khác 19.996

Dự phịng 6.876 359

Chi phí sau cơng tơ 11.154

Tổng cộng 144.392 20.355 11.154

(Nguồn: Quyết định 3331/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của UBND Tỉnh Thái Nguyên)

Tổng mức đầu tư: 175.901 triệu đồng.

2 Chi phí này ban đầu thuộc ngân sách tỉnh. Do ngân sách tỉnh eo hẹp, không cân đối được nên dự án bị kéo dài không được phê duyệt. Sau nhiều lần làm việc, NHTG chấp nhận cho tiểu dự án Thái Nguyên đưa chi phí này vào vốn ODA.

Thời gian đầu tư: 2008 - 2010

Thời điểm bàn giao cho LDUs vận hành, trả nợ: Quý IV - 2010

Huy động vốn chế thực hiện dự án :

(i) UBND Tỉnh vay NHTG thơng qua Bộ Tài chính:

Theo Biên bản thỏa thuận vay vốn giữa Bộ Tài chính và UBND Tỉnh Thái Nguyên, vốn vay của UBND Tỉnh bằng đồng Việt Nam tương đương 6,3 triệu USD. Tuy nhiên, khoản tín dụng RE II của NHTG dùng chung cho cả dự án tổng thể 30 tỉnh. Do vậy, tỉnh nào thực hiện trước có thể tiếp tục giải ngân vào nguồn vốn này. Theo dự kiến của Ban quản lý Dự án RE II Thái Nguyên, mức vốn vay khi kết thúc dự án vào khoảng 6,8 - 7,1 triệu USD. Trong nghiên cứu này, vốn vay bằng đồng Việt Nam dùng cho phân tích áp dụng theo quyết định phê duyệt dự án của UBND Tỉnh nêu trên.

Giá trị nợ vay: 144.392 triệu đồng.

Lãi suất thực: 1%/năm. Thời hạn: 20 năm, có 5 năm ân hạn.

Căn cứ vào dự án được phê duyệt, UBND Tỉnh sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng dự án. Sau khi hoàn thành toàn bộ cơng trình tại 30 xã, UBND Tỉnh thực hiện quyết tốn và bàn giao tồn bộ tài sản cho các tổ chức kinh doanh điện địa phương để vận hành và trả phần nợ vay NHTG, phần giá trị tài sản còn lại (đầu tư bằng vốn ngân sách tỉnh) là cho không.

(ii) LDUs vay lại UBND Tỉnh thơng qua Sở Tài chính bằng đồng Việt Nam. (NHTG, 2005)

Giá trị nợ vay: 144.392 triệu đồng

Lãi suất thực: 7%/năm, được tính tốn dựa trên lãi vay thương mại 14% - 15% tại các ngân hàng thời điểm tháng 5/2010 dành cho các khoản vay trung và dài hạn và tỷ lệ lạm phát năm 2010 là 6,8%.

Nhân viên kỹ thuật và thu tiền điện EVN

Tiền trả cho mua điện từ EVN Tiền trả lương

Lao động quản lý

Tiền trả chi phí quản lý Chi phí tổn thất điện năng

LDUs quản lý và vận hành dự án

Đơn vị bảo trì

Tiền trả chi phí bảo trì Tiền thu từ bán điện cho khách hàng

Khách hàng

Một phần của tài liệu Tính bền vững về mặt tài chính của mô hình kinh doanh điện nông thôn trường hợp tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w