Nguy cơ – Threats

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại trung tâm thông tin di động khu vực II ()mobifone (Trang 79 - 81)

3.1.2. Phân tích SWOT đối với Trung tâm Thơng tin Di động Khu vực II

3.1.2.4. Nguy cơ – Threats

Song song với các cơ hội mở ra với MobiFone từ phía mơi trường kinh doanh là những mối đe dọa như sau:

Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh

Thị trường thơng tin di động Việt Nam đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt do sự xuất hiện của nhiều đối thủ mới, đặc biệt là sự tham gia thị trường của các tập đồn

viễn thơng quốc tế cĩ tiềm lực mạnh về cơng nghệ, tài chính và khả năng quản lý. Đặc biệt, nếu là các doanh nghiệp cịn chưa chiếm thị phần khống chế trên thị trường thì sẽ khơng bị quản lý về giá cước nên cĩ thể linh hoạt hơn trong chính sách giá. Điều này địi hỏi MobiFone cần sớm nhận diện các đối thủ để cĩ thể đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Một trong các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của MobiFone hiện nay là Viettel Mobile. Đây là mạng di động tuy ra đời khơng lâu nhưng lại cĩ nhiều bước đột phá về giá cước, các chính sách thu hút khách hàng, hệ thống cửa hàng và các chương trình khuyến mãi lớn nhất từ trước đến nay. Khơng chỉ vậy, Viettel Mobile cĩ nhận diện thương hiệu gốc là Viettel khá mạnh, được củng cố bằng nhiều thương hiệu con khác, hiện đang lấn lướt các nhà cung cấp dịch vụ di động ở các khu vực ngồi thành thị. Vì vậy, việc mở rộng thị trường ở khu vực nơng thơn là thách thức to lớn đối với MobiFone trong thời gian tới. Thị trường này đã được Viettel Mobile xác định là trọng tâm trong chiến lược khách hàng nên đã tranh thủ giành được các thị phần đáng kể trong các năm qua.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi

Ngày nay, bên cạnh giá cước, khách hàng sử dụng dịch vụ thơng tin di động đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng các dịch vụ, hệ thống dịch vụ GTGT và các dịch vụ sau bán hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào cĩ thể đáp ứng tốt về những vấn đề này và cĩ được một chính sách giá cước phù hợp thì sẽ càng cĩ ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

Thêm vào đĩ, việc số lượng thuê bao ngày càng tăng và tính bền vững của các thuê bao đã giảm đi đáng kể so với trước đây đã dẫn đến việc khối lượng cơng việc của cơng tác chăm sĩc khách hàng cũng tăng theo. Điều này địi hỏi, MobiFone phải khơng ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động của mình, khơng chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn mà cịn phải đáp ứng tốt hơn các mong đợi của khách hàng để cĩ thể cạnh tranh trên thị trường, duy trì được thị phần và tiếp tục phát triển.

Với chủ trương của Chính phủ về việc điều chỉnh giảm giá cước các dịch vụ viễn thơng tiến đến ngang bằng hoặc thấp hơn các nước trong khu vực và với thực trạng chu kỳ thay đổi cơng nghệ ngày càng rút ngắn đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Trong khi chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cơng nghệ viễn thơng là rất lớn thì mức sử dụng dịch vụ của một số lượng lớn khách hàng, đặc biệt là khách hàng ở khu vực nơng thơn vẫn cịn rất thấp. Chính vì vậy, vấn đề về hiệu quả kinh tế đang là một thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp, trong đĩ cĩ MobiFone. – Thách thức về sự theo kịp của đội ngũ khi chuyển đổi mơ hình hoạt động

Với việc kết thúc Hợp đồng hợp tác kinh doanh và trước khi thực hiện cổ phần hĩa thành cơng, MobiFone là một doanh nghiệp Nhà nước thực sự. Khơng nằm ngồi xu hướng chung, tình trạng “chảy máu chất xám” sang các doanh nghiệp cạnh tranh cĩ mơi trường làm việc năng động hơn đã và đang diễn ra tại MobiFone. Hơn nữa, để chuyển sang mơ hình quản trị mới sau cổ phần, địi hỏi MobiFone phải cĩ được lực lượng nhân sự phù hợp, đáp ứng yêu cầu. Do đĩ, vấn đề đặt ra đối với MobiFone nĩi chung và Trung tâm II nĩi riêng là phải giữ chân được những nhân viên giỏi và phải làm sao để cĩ được sự “theo kịp” của đội ngũ lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại trung tâm thông tin di động khu vực II ()mobifone (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w