Sửa đổi các quy định về loại hình dịch vụ ngân hàng mà TCTD được cung cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam luận văn thạc sĩ (Trang 91 - 93)

3.4 .MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.4.1.2. Sửa đổi các quy định về loại hình dịch vụ ngân hàng mà TCTD được cung cấp

Theo quy định hiện hành của pháp luật về dịch vụ ngân hàng, TCTD được huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác và được cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, cung cấp dịch vụ thanh tốn và cho th tài chính (thơng qua cơng ty độc lập). Nhiều dịch vụ ngân hàng thông dụng khác chưa được quy định trong Luật các TCTD như mơi giới tiền tệ, bao thanh tốn, các nghiệp vụ phái sinh. Trong khi đó, các TCTD Hoa Kỳ tại Việt Nam, cũng như các TCTD nước ngoài khác tại Việt Nam (khi Việt Nam trở thành thành viên WTO) lại được phép cung cấp 12 phân ngành dịch vụ ngân hàng theo quy định của Phụ lục G của BTA hoặc theo Phụ lục về dịch vụ tài chính của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng, các TCTD Việt Nam được cung cấp ít hơn về số lượng dịch vụ ngân hàng so với các TCTD nước ngồi tại Việt Nam. Hay nói cách khác, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập ở khía cạnh quy định về loại hình dịch vụ mà TCTD được cung cấp. Do vậy, để đảm bảo sân chơi bình đẳng và tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD Việt Nam triển khai việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới và cho phép NHNN có đủ cơ sở pháp lý thực hiện chức năng giám sát, thanh tra, việc sửa đổi các quy định về các loại hình dịch vụ ngân hàng mà TCTD được cung cấp theo mở rộng các loại hình dịch vụ được phép cung cấp là yêu cầu cấp thiết. Để đảm bảo khả năng điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo sự phát triển của thị trường và năng lực cung cấp dịch vụ của các TCTD, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành nên quy định “danh sách các dịch vụ ngân hàng” được phép cung cấp theo hướng mở và NHNN có thể bổ sung các dịch vụ mới vào danh sách này, tuỳ theo yêu cầu thị trường và năng lực quản lý. Tuy nhiên, cùng với việc cho phép các TCTD mở rộng loại hình dịch vụ ngân

hàng, các quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ ngân hàng mới, thanh tra, giám sát việc cung cấp các dịch vụ này cũng phải được ban hành một cách đồng bộ.

3.4.1.3. Nâng cao năng lực hoạt động và tài chính của các NHTM

Năng lực tài chính của NHTM khơng chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Hiện nay năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam rất nhỏ bé. Theo báo cáo của Vụ chiến lược phát triển ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy: Các NHTM Nhà nước chiếm 76% tổng nguồn vốn huy động và 73,5% tổng dư nợ cho vay của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam nhưng chỉ đạt tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản rủi ro trung bình là 3,05% (tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu) trong khi thông lệ quốc tế yêu cầu tối thiểu phải đạt là 8%. Năng lực tài chính của NHTM khơng những thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại của NHTM mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của NHTM đó. Năng lực tài chính của NHTM được hiểu là khả năng của NHTM trong việc đáp ứng, xử lí các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu, giới hạn an toàn hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng kiểm sốt rủi ro, kiểm sốt và xử lí nợ xấu…Năng lực tài chính tốt cho phép NHTM xử lí các rủi ro hoạt động của mình trong phạm vi vốn tự có và dự phịng rủi ro trích được mà khơng cần dùng đến vốn huy động bên ngồi.

Với ý nghĩa đó, năng lực tài chính của NHTM cần được đánh giá trên các chỉ tiêu: Vốn tự có; Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); Lợi nhuận trên vốn tự có (ROE); Lợi nhuận trên tài sản có (ROA); Nợ q hạn; Nợ q hạn rịng. Do đó để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực tài chính của các NHTM cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, Xây dựng đề án nâng cao năng lực tài chính của các NHTM.

Thứ hai, Ban hành hướng dẫn đầy đủ các qui định, cơ chế cần thiết để các NHTM

có thể thực hiện tăng vốn tự có theo các nội dung đã qui định tại quyết định 457. 92

Thứ ba, Quán triệt nhận thức nâng cao năng lực tài chính khơng đơn thuần là bổ sung vốn tự có và xử lí nợ xấu mà phải hiểu nâng cao năng lực tài chính thực chất là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Thứ tư, Xây dựng các chuẩn mực và cơ sở để quản lí, kiểm sốt và xử lí nợ xấu. Thứ năm, Nghiên cứu để xây dựng và triển khai đề án cổ phần hoá NHTM nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam luận văn thạc sĩ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w