3.1 Định hướng phát triển của PVI đến 2015
3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn
3.1.1.1. Những thuận lợi
*Về khách quan
Cuộc khủng hoảng tài chính cùng với sự sụp đổ của hàng loạt đế chế bảo hiểm tài chính trên thế giới đã gây ra tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế cũng như ngành bảo hiểm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng đã thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, GDP tăng 5,2%; là 1/12 nước có GDP tăng trưởng dương của thế giới và là nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo IMF (công bố tháng 10/2009): Năm 2009 Indonesia: 4,0%; Malaysia: - 3,6%; Philippines: 1%; Thailand: -3,5%; Việt Nam: 4,6%, FDI đạt 21,48 tỷ USD, Năm 2010, theo dự báo về triển vọng của kinh tế Việt Nam của ngân hàng phát triển châu á ( ADB) thì kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,7% và sẽ đạt mức 7% vào năm 2011. Lý do khiến ADB nâng dự báo cho Việt Nam (từ 6,5% lên 6,7%) dựa trên sự hồi phục của thương mại thế giới, thị trường tài chính và mơi trường đầu tư trong nước được cải thiện giúp tăng cường đầu tư tư nhân. Thu nhập tăng lên, kiều hối trở lại, lạm phát giảm xuống kích thích tiêu dùng. Ngồi ra, những nền kinh tế láng giềng như Trung Quốc cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ, giúp Việt Nam nâng cao năng lực xuất khẩu.
Với bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, những rào cản về lĩnh vực bảo hiểm trong thương mại Việt – Mỹ kết thúc. Môi trường kinh doanh được cải thiện, việc thực hiện những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ chắc chắn sẽ kéo theo một làn sóng đầu tư nước ngồi vào nhiều ngành kinh tế như sản xuất, phân phối, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải, viễn thơng…Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị mơi trường đầu tư ngày càng thuận lợi bằng việc tập trung hoàn thiện hạ tầng cơ sở cho đầu tư như : xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, đường giao
thông, thông tin, dịch vụ…Tất cả những yếu tố cho thấy tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam là rất lớn.
Trong các năm qua thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam phát triển mạnh và tương đối ổn định (khoảng 20%/năm ). Năm 2009, tổng phí bảo hiểm tồn thị trường là 10,381 tỷ VNĐ, tuy nhiên con số này mới phản ánh được 70% tiềm năng của thị trường.
Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) là một tập đoàn đa ngành và liên ngành. Hiện tại, Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam chịu trách nhiệm về tồn bộ hoạt động tìm kiếm, thăm dị, khai thác vận chuyển, dịch vụ và chế biến dầu khí, hố dầu, tàng trữ, phân phối các sản phẩm khí, xuất khẩu dầu thơ và tham gia một phần kinh doanh các sản phẩm khí. Do đó PVN sẽ phát triển đồng bộ tất cả các khâu, thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và hợp tác, đầu tư mạnh mẽ với nước ngoài. Là đơn vị thành viên của Tập đồn Dầu khí, Tổng Cơng ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam có được nhiều thuận lợi : Thương hiệu mạnh, sự giúp đỡ của lãnh đạo Tập đoàn.
- Về chủ quan: PVI là một trong ba công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam,
dẫn đầu thị trường về bảo hiểm năng lượng, đứng thứ hai về bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm xây dựng lắp đặt.
- Kết quả của chiến lược phát triển 5 năm 2006-2010 đã khẳng định định hướng kinh doanh đúng đắn của công ty, tốc độ phát triển cao liên tục trong các năm, tăng nhanh năng suất lao động, đời sống của người lao động được ổn định ở mức cao. PVI cũng đã xây dựng được kế hoạch phát triển kinh doanh 5 năm 2011-2015 và chiến lược kinh doanh dài hạn đến 2020 với mục tiêu phát triển mạnh, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh và sẵn sàng hội nhập thị trường khu vực quốc tế.
- Trong quan hệ hợp tác quốc tế, PVI đã xây dựng được các mối quan hệ tốt và ổn định với các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm và mơi giới bảo hiểm có uy tín trên thế giới ( Marsh, Lloyd’s, Aon, Munich Re, Swiss Re…) và ngày càng khẳng định được thương hiệu mạnh của mình trên thị trường quốc tế. PVI là công ty đầu tiên của Việt Nam thực hiện “ xuất khẩu bảo hiểm “ cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngồi với chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- PVI đã đạt được xếp hạng tín nhiệm tài chính theo đánh giá của AMBest ở mức “B+” (đây là một thứ hạng cao, thể hiện tiềm lực tài chính vững mạnh, kết quả kinh doanh rất tốt) và mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành là “bbb- ” (có khả
năng cao trong việc thực hiện các cam kết tài chính). Kết quả này là tiền đề quan trọng cho PVI trong việc phát triển bảo hiểm trong nước và vươn ra thị trường quốc tế, giúp PVI đẩy mạnh việc nhận tái bảo hiểm từ các thị trường “khó tính” như Châu
âu, Nhật Bản
- Xây dựng thành công hợp đồng tái bảo hiểm mở cho các tài sản, cơng trình trên bờ (Onshore facility) với hạn mức trách nhiệm trên 1,5 tỷ USD. Đây là hợp đồng đầu tiên ở giữa một công ty bảo hiểm Việt Nam với các Nhà bảo hiểm hàng đầu của quốc tế. Trên thị trường châu Á, rất ít cơng ty bảo hiểm có thể ký kết được những hợp đồng tái bảo hiểm với quy mô lớn như vậy. Thông qua Hợp đồng này, PVI sẽ giành được quyền chủ động trong việc thu xếp bảo hiểm cho các cơng trình, tài sản trên bờ theo các chương trình bảo hiểm cạnh tranh tuyệt đối cả về giá và kỹ thuật.
- Mặc dù bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong những năm qua hoạt động đầu tư tài chính của PVI vẫn đạt được kết quả khả hết sức khả quan quan, lợi nhuận bình quân hàng năm đạt trên 160 tỷ đồng và là nguồn lợi nhuận chủ yếu của PVI trong những năm qua. Đến năm 2009, với số vốn điều lệ 1.35 tỷ đồng, các quỹ dự phòng đạt gần 900 tỷ đồng và các khoản tiền nhàn rỗi trong
kinh doanh, PVI sẽ có nguồn tài chính lớn để tập trung đầu tư vào các dự án lớn trong và ngồi ngành Dầu khí.
3.1.1.2. Những khó khăn
•Khách quan:
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả nước chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, thị trường bảo hiểm phải đối mặt với nhiều thách thức như bệnh dịch hoành hành, nhiều biến cố thương tai nặng nề, nhiều vụ tai nạn hàng không thảm khốc…
- Việc gia nhập tổ chưc thương mại thế giới WTO đòi hỏi Việt Nam phải mở rộng hơn nữa thị trường bảo hiểm, bên cạnh những cơ hội thì áp lực cạnh tranh tiếp tục tăng cao. Dịch vụ bảo hiểm từ Mỹ thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, trong đó có PVI.
- Tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm diễn ra càng gay gắt: Số lượng các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tăng lên, các doanh nghiệp đua nhau giảm phí, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm, hạ thấp mức khấu trừ…
•Chủ quan
- Với xu thế mở cửa hội nhập thị trường bảo hiểm quốc tế thì với 14 năm kinh nghiệm, PVI vẫn được xem là một cơng ty cịn non trẻ, kinh nghiệm đối với thị trường quốc tế chưa nhiều.
- Từ trước tới nay, PVI mới chỉ tập trung vào nhiệm vụ chính là đảm bảo an toàn cho toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài sản, trách nhiệm và con người, kể cả phần vốn góp của Tập đồn Dầu khí và các đơn vị thành viên trong các dự án ở trong và ngoài nước. Điều này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngoài ngành và kết quả kinh doanh chưa phản ánh đúng tiềm năng của PVI. - Hiện tại ngồi trụ sở chính tại Hà Nội, PVI đã thành lập 24 chi nhánh đang hoạt
động nhưng chủ yếu vẫn đang tập trung ở những thành phố lớn. Số lượng cán bộ tại văn phòng Tổng Cơng ty và các Chi nhánh cịn ít, nên chưa bao quát được hết các khu vực thị trường và một số lĩnh vực bảo hiểm nhiều tiềm năng như bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm hàng hố…Mạng lưới bảo hiểm cịn ít và hoạt động chưa thật có hiệu quả