CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ ĐẦU TƯ HẠN CHẾ NHỮNG TIÊU CỰC DO YẾU TỐ TÂM LÝ HÀNH

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 86)

200 Công ty chứng khoán 300,

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ ĐẦU TƯ HẠN CHẾ NHỮNG TIÊU CỰC DO YẾU TỐ TÂM LÝ HÀNH

TIÊU CỰC DO YẾU TỐ TÂM LÝ HÀNH VI

4.1Xây dựng tiêu chí đầu tư theo chu kỳ

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về tính chu kỳ trên thị trường chứng khoán của nhiều nước. Nghiên cứu của Fosback (1976) đã tìm ra những ngày tốt, ngày xấu trong tháng đối với chỉ số công nghiệp Dow Jones (DJIA). Tiến sĩ Arthur J. Minton dựa vào những kết quả này đã thống kê lại kết quả đầu tư từ 1900 đến 2008 của chỉ số DJIA khi đầu khoản đầu tư ban đầu là 1000$. Ngày tốt nhất (ngày mồng 2 hàng tháng) có thể đem lại 6240$ trong khi đầu tư vào những ngày xấu nhất thì xác suất lỗ lên tới 70% với mức lỗ -55$.

Biến động theo chu kỳ không phải là một công thức kỳ diệu. Xu hướng nhất định theo mùa phải được thu thập trong thời gian dài. Đầu tư theo chu kỳ dựa vào khả năng khơng chắc chắn, do đó khi phương pháp đầu tư thông thường khơng hiệu quả thì có thể là thời điểm phát huy tác dụng của phương pháp này. Ngoài ra, những quy tắc đầu tư đưa ra từ một nghiên cứu về xu hướng chu kỳ mang tính định lượng bằng cách cách thu thập các thông tin về sức khỏe của thị trường. Chẳng hạn là các khoản tăng trưởng trong thu nhập, suy thoái, chiến tranh, và tin tức trong ngày..mà những thơng tin đó liên quan đến thị trường chứng khoán. Như bạn sẽ thấy, đầu tư phải xác định rõ thời gian mua và bán, bất kể những “nhiễu ồn” của giới đầu tư. Gu đầu tư theo phương pháp định lượng có thể khơng thu hút nhiều nhà đầu tư, mặc dù có những ghi nhận đầy ấn tượng về nó.

Ở nghiên cứu này, kết quả thống kê VNINdex hơn 8 năm theo ngày âm lịch thì những ngày xấu của chỉ số này sẽ tập trung vào nhiều vào ngày 30 và ngày mồng 7 âm lịch. Mức biến động mạnh theo hướng giảm nhiều nhất vào ngày 30 với mức giảm trung bình -0,26%/phiên, tiếp theo ngày mồng 7 âm lịch ở mức -0,25%/phiên. Ngày 21, mồng 2, 15 và 11 âm lịch được cho là những

này tốt của VNIndex khi những ngày đem lại mức lợi suất trung bình ngày cao nhất trong cả tháng, lần lượt là 0,42%; 0,37%; 0,36% và 0,27%. Trước đây, Tiến sĩ Trương Đồng Lộc(2006) và Tiến sĩ Lê Long Hậu (2010) nghiên cứu hiệu ứng ngày trong tuần của chỉ số VNIndex từ ở những mốc thời gian khác nhau (từ TS.Lộc từ 2002-2004; TS.Hậu từ 01/3/2002 - 31/5/2008) cùng cho kết quả lợi suất âm rơi nhiều vào ngày thứ 3 và lợi suất dương tập trung nhiều vào ngày thứ 6. Tiến sĩ Lộc cịn tìm ra hiệu suất âm vào ngày thứ 5 khi sử dụng mơ hình biến giả cho mỗi ngày trong tuần vào các phương trình trong các mơ hình GARCH. Giả sử ứng dụng những kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Lộc và Tiến sĩ Hậu là lợi suất chứng khoán của chỉ số VNIndex dương vào ngày thứ 6 và âm rơi vào ngày thứ 3 và thứ 5. Với việc kết hợp kết quả từ những nghiên cứu về chỉ số VNIndex trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư có thể tìm được ra được những ngày tốt/ xấu để bổ sung vào danh sách những tiêu chí khi xây dựng chiến lược đầu tư.

Cụ thể hóa một chiến lược đơn giản từ 3 kết quả trên như sau: Khi những ngày mồng 2,11,15 và 21 âm lịch khi rơi vào ngày thứ 6 thì VNIndex sẽ thiên về xu hướng tăng hơn là giảm điểm. Ngược lại, những ngày mồng 7,8,9,12,18, 30 âm lịch rơi vào ngày thứ 3 hoặc thứ 5 thì khả năng giảm điểm của VNIndex sẽ trội hơn. Nếu điều này là đúng thì một tín hiệu mua/bán (ở khía cạnh tâm lý) trong chiến lược đầu tư có thể được thiết lập. Tín hiệu đó là: nhóm cổ phiếu có mức biến động cùng chiều với mức biến động của chỉ số chung toàn thị trường, sẽ cân nhắc Bán ra trong những ngày VNIndex có xác suất tăng điểm cao; và sẽ xem xét Mua vào trong những ngày VNIndex có xác suất giảm mạnh nhất.

Tóm tắt những ngày tăng và giảm nhiều nhất trong tháng âm lịch của VNIndex

Bảng 4.1: Những ngày tăng (giảm) nhiều nhất trong tháng âm lịch

Những ngày … nhất trong tháng

Tăng 2 3 11 15 20 21 27 28

Bảng tổng kết này sẽ là tài liệu hữu ích cho những nhà đầu tư lướt sóng khi ngày thanh tốn T+ được rút ngắn.

Bảng 4.2

Lịch kết hợp giữa chu kỳ tăng giảm của âm lịch với hiệu ứng tăng giảm của ngày trong tuần của chỉ số VNIndex

Thứ Ngày âm lịch trong tháng

3 5 7 8 9 12 18 30 4 6 8 9 10 13 19 1 5 7 9 10 11 14 20 2 6 CN 10 11 12 15 21 3 7 2 11 12 13 16 22 4 CN 3 12 13 14 17 23 5 2 4 13 14 15 18 24 6 3 5 14 15 16 19 25 7 4 6 15 16 17 20 26 8 5 7 16 17 18 21 27 9 6 CN 17 18 19 22 28 10 7 2 18 19 20 23 29 11 CN 3 19 20 21 24 30 12

Bảng 4.3: Chiến lược những cặp ngày Mua/Bán nên chú ý

Thứ Ngày âm lịch Thứ Ngày âm lịch

Mua 3 8 12 18 18 30 5 7 12

Bán 6 11 15 21 28 3 6 15 20

T+ 3 3 3 8 3 6 6

LN tbình % 0.26 0.56 0.79 1.48 2.88 1.20 -0.01

<0 loại

Từ bản tổng hợp chiến lược cho thấy, với danh mục đầu tư có kết cấu như chỉ số VNIndex, chúng ta có thể chọn được những cặp ngày tốt đem lại lợi suất đầu tư trung bình vượt trội ở những khung thời gian T+3, T+6 hay T+8.

 Cặp ngày Mua/bán đáng chú ý nhất và có thể đem lại lợi suất cao từ việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu: Mua vào ngày thứ 3 rơi vào ngày 30 hàng tháng và Bán vào ngày thứ 6 (mồng 3 âm lịch tháng sau) thì lợi suất trung bình sau T+3 lên tới 2.88%. Tuy nhiên, hiện nay thời gian giao dịch của sàn HOSE vẫn chỉ trong buổi sáng và quy định ngày thanh tốn vẫn là T+3 (thực tế ngày T+4 thì chứng khốn mới về) do đó có thể sẽ gây ra chút rào cản khi thực hiện với những chiến lược khả quan với T+3. Nhưng vướng mắc này sớm được dỡ bỏ khi dự kiến thời gian giao dịch sẽ được kéo dài sang buổi chiều ngay trong năm 2010, hay thời gian thanh toán sẽ rút xuống T+2. Khi đó những chiến lược Mua/Bán được tổng kết ở trên sẽ không bị hạn chế ngày T+3 như trước đây vì nhà đầu tư có thể bán được vào ngày T+3.

 Có một ngoại lệ trong bản tổng kết trên, đó là lợi suất đầu tư là âm 0,01% sau T+6 khi nhà đầu tư thực hiện mua vào ngày thứ 5 rơi vào ngày 12 âm lịch và bán vào ngày thứ 6 rơi vào ngày 20 âm lịch.

Cuối tháng 10/2010 vừa qua Bộ Tài chính đã hồn tất “Dự thảo thơng tư hướng dẫn kế tốn cơng cụ tài chính phái sinh” và đang lấy ý kiến đóng góp, trong đó có quy định về đặc điểm và sản phẩm của giao dịch phái sinh chứng khoán, cụ thể là quyền chọn chứng khoán. Nếu sản phẩm này sớm được thực hiện thì việc xác định chu kỳ khoảng thời gian nào trong năm (hay tháng) giá cổ phiếu thường tăng hay giảm sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định của nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ có khuynh hướng mua quyền chọn mua khi họ cho rằng giá cổ sẽ tăng cao hơn trong thời kỳ quyền mua được thực hiện, khi đó trừ phí khoản phí họ sẽ có lời. Hay sẽ thực hiện mua quyền chọn bán khi họ cho rằng giá cổ phiếu sẽ giảm thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm quyền chọn bán được thực hiện. Kết quả từ bài luận văn này là tài liệu tham khảo về khả năng tăng/ giảm giá của VNIndex, tạo bước đệm cho các giao dịch phái sinh của nhà đầu tư trong tương lai.

Cũng xin lưu ý, trước khi quyết định thời điểm Mua/Bán bất cứ một loại chứng khốn nào, thơng thường để hạn chế rủi ro các nhà đầu tư sẽ dựa vào các cơng cụ như phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật để đưa ra quyết định. Tuy

nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vai trò của nhà đầu tư cá nhân ngày càng lớn mạnh nhưng tâm lý hành vi của khối này lại dễ bị tác động nhất. Do đó hiểu được “chu kỳ tâm lý” của đa số nhà đầu tư giúp chúng ta có thể tránh được những sai lầm trong các quyết định khi giao dịch.

4.2Xây dựng tiêu chuẩn định lượng cho nhà đầu tư ngắn hạn

Phân tích cung cầu thị trường: Với luận điểm yếu tố tâm lý hành vi của nhà đầu tư là lo sợ hay lạc quan đang chiếm ưu thế, điều này sẽ được phản ánh vào quyết định giao dịch của nhà đầu tư và thể hiện trên dữ liệu giao dịch trong ngày. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của yếu tố tâm lý hành vi ảnh hưởng đến quyết định của đầu tư tác giả đề xuất một quy trình phân tích cung cầu cho nhà đầu tư ngắn hạn gồm 9 bước như sau. Nếu nhìn sơ qua các bước quy trình này thì có vẻ giống một quy trình phân tích “Top-down” của phân tích cơ bản (dành cho những nhà đầu tư dài hạn) nhưng khi đọc nội dung thì bản chất của quy trình này có những ý tưởng rất riêng dành cho những nhà đầu tư ngắn hạn.

Bước 1:Thu thập dữ liệu

Nhà đầu tư nên phân loại các mã cổ phiếu theo nhóm ngành, theo khối lượng cổ phiếu đang lưu hành, những chỉ số cơ bản mới nhất về doanh nghiệp như EPS, giá trị sổ sách..những thơng tin này các nhà đầu tư có thể tìm thấy dễ dàng trên webside của Sở giao dich hay các trang web của các cơng ty chứng khốn.

Bước 2: Xác định mục tiêu đầu tư

Thiết lập mục tiêu đầu tư thực tế về lợi suất yêu cầu và mức rủi ro chấp nhận. Họ cũng cần phải nhận thức và lường trước những hạn chế khác nhau như thanh khoản, thời gian thu hồi vốn, và các loại thuế để đạt được mục tiêu của họ. Có quy định rõ ràng, mục tiêu thực tế có thể giúp các nhà đầu tư tránh dùng quá nhiều rủi ro bằng cách cố gắng để "được ăn cả."

Bước 3: Phân tích bản chất sự tăng giảm của chỉ số chung thị trường

Nền tảng cách tính chỉ số VNIndex là theo mức vốn hóa thị trường. Do đó khi dữ liệu giá được đưa vào tương ứng với các mã thì việc phân loại theo

nhóm ngành và theo mức vốn hóa của thị trường sẽ giúp nhà đầu tư có thể nhanh chóng lọc ra được những mã cổ phiếu nào và những ngành nào đang chi phối nhiều nhất đến chỉ số chung của thị trường. Theo cách này thì những mã có mức vốn hóa càng cao mức chi phối đến chỉ số chung càng mạnh và ngược lại. Vì vậy nhà đầu tư chỉ nên quan tâm đến tốp 10 mã giúp thị trường tăng điểm và 10 mã chi phối kéo thị trường giảm điểm mạnh nhất mà thôi. Với việc phân tích thơng tin này các nhà đầu tư có thể xác định được sự tăng/giảm của chỉ số chung thị trường có được sự tăng/giảm của những nhóm cổ phiếu nào. Tuy nhiên, qua dữ liệu này nhà đầu tư không nên nhầm lẫn giữa sự tăng/giảm của thị trường bị chi phối nhiều mất bởi những mã nào mà không phản ánh đầy đủ dòng tiền của thị trường đang tập trung vào đâu bởi những mã có mức vốn hóa lớn mà khối lượng khớp lệnh nhỏ cũng đủ để tác động đến thị trường.

Việc chỉ số VNIndex của thị trường tăng hay giảm rất quan trọng, chi phối đến quyết định của nhà đầu tư rất mạnh khi chỉ số này tiến gần đến các mốc kháng cự hay hỗ trợ quan mạnh trong phân tích kỹ thuật. Hay những thời điểm nhạy cảm của thị trường khi yếu tố thông tin (vĩ mô, doanh nghiệp..) là chưa rõ ràng.

Phân tích ở bước này sẽ cho thấy thị trường đang được nhóm cổ phiếu nào dẫn dắt penny stock, midcap hay cổ phiếu blue chip, hay đang được ngành nào dẫn dắt. nhóm cổ phiếu dẫn dắt vẫn duy trì hay đã đổi nhóm). Nhóm penny dẫn dắt thị trường thì khơng bền, nhóm blue chip dẫn dắt thị trường trong thời gian dài và đồng loạt sẽ dẫn tới thị trường đối mặt với nguy cơ tạo bong bóng chứng khốn.

Bên cạnh đó, chỉ số P/E chung của thị trường cũng rất quan trọng khi so sánh với các nước trong khu vực. Theo quan điểm của tác giả thì thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường mới nổi nên trong giai đoạn thị trường tăng mức P/E chấp nhận được là nhỏ hơn 20 và khơng có sự chênh lệch lớn với các nước có trong khu vực. Nếu mức P/E của thị trường trên mức này, nhà đầu tư nên cân nhắc thoát ra để tránh những thiệt hại có thể gặp khi thị trường quay đầu giảm.

Bằng việc phân tích theo nhóm ngành chúng ta sẽ biết được những nhóm ngành nào đang thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư và sự tăng/giảm của nhóm ngành được ủng hộ bởi toàn bộ các doanh nghiệp trong ngành hay chỉ là những cá thể riêng lẻ trong ngành. Nếu sự tăng điểm của nhóm ngành là trải đều ở hầu hết các doanh nghiệp trong ngành thì nhà đầu tư cần kiểm tra xem những ngành đó đang được hỗ trợ bởi thông tin chung nào trong ngành hay bị tác động bởi yếu tố mùa vụ…Biết càng chi tiết về ngành và doanh nghiệp các nhà đầu tư càng hạn chế được rủi ro khi đầu tư.

Nếu sự tăng điểm chỉ xảy ra đơn lẻ cũng là một lưu ý nếu thời điểm trước đó nhóm ngành này đã bị giảm sâu quá mức so với giá trị nội tại của từng doanh nghiệp và đang có dấu hiệu hồi phục dần. Những tín hiệu này sẽ được

Bước 5: Lựa chọn doanh nghiệp tiềm năng:

Hiện tại các nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn Việt Nam chỉ có thể thu được lợi nhuận khi thị trường đi ngang hoặc tăng giá nhưng rủi ro rất lớn trong thị trường giảm điểm (khác với sự điều chỉnh giảm tạm thời trong trong một xu hướng tăng đã xác định). Do đó, ở hai bước trên khi chúng ta xác định được xu hướng phù hợp (đi ngang hoặc tăng), tìm được những ngành tiềm năng để đưa vào tầm ngắm của mình. Bước tiếp theo chúng ta sẽ chọn những mã cổ phiếu tiềm năng nhất trong những ngành đã được lọc ra.

Trong đầu tư chúng ta nên tránh sai lầm giữa khái niệm cổ phiếu tốt để đầu tư với công ty tốt. Một cơng ty tốt có tất cả các yếu tố nhưng kết quả hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo..đều tốt, nhưng những điểm tốt này đã được phản ánh hết vào giá của cổ phiếu rồi thì khơng phải là một lựa chọn tốt cho nhà đầu tư ngắn hạn.

Những cố phiếu tiềm năng được đưa vào danh mục phải đảm bảo những điều kiện:

Không nên chọn cổ phiếu lỗ: Cổ phiếu lỗ đôi khi cũng được nhà đầu cơ lựa chọn. Tuy nhiên việc đầu tư vào những cổ phiếu dạng này ngồi các rủi ro do yếu tố cơ bản cịn tiềm ẩn rủi ro rất lớn về thanh khoản nhất là khi cổ phiếu này bị đưa vào diện kiểm soát hoặc khi thị trường đột ngột đảo chiều.

Nên chọn cổ phiếu có tính thanh khoản tốt: thể hiện ở khối lượng giao dịch và số lệnh mua/lệnh bán được đặt trong phiên. Tiêu chí về tính thanh khoản với từng nhóm cổ phiếu sẽ được điều chỉnh phù hợp với thị tình thị trường chung đang trong giai đoạn nào. Tiêu chí này rất khác nhau với loại cổ phiếu penny stock, midcap hay cổ phiếu blue chip.

Chọn cổ phiếu có lực cầu bắt đầu tăng: Những cổ phiếu được lựa chọn phải hội tụ đủ các chỉ tiêu sau: (Sử dụng dữ liệu của CMG chọn được lệnh tín hiệu mua vào ngày 24/11/2010 của sàn HOSE)

Hệ số P/E thấp hơn so với mức P/E trung bình các cổ phiếu trong ngành và khơng cao hơn quá lớn so với mức trung bình của thị trường ( thơng thường

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w