KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu (Trang 86 - 89)

200 Công ty chứng khoán 300,

KẾT LUẬN CHUNG

Lý thuyết thị trường hiệu quả, phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều khơng giải thích thỏa đáng và dự báo được những bất thường có thể xảy ra trên thị trường chứng khốn. Lý thuyết tài chính hành vi học đã được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt. Tài chính hành vi là một hệ thuyết kinh tế đòi hỏi phải hiểu và dự đoán được những ẩn ý trong hệ thống thị trường tài chính của việc đưa ra những nhận định tâm lý (Olsen, 1998). Bằng cách hiểu hành vi của con người và cơ chế tâm lý khi đưa ra các quyết định tài chính, những mẫu tài chính chuẩn có thể được nâng cao để phản ánh và giải thích tốt hơn thực tế phát triển của thị trường ngày nay.

Những bất thường trên thị trường chứng khoán được nhắc đến nhiều là sự tăng/giảm giá một cách quá mức bởi sự chuyển dịch của hai cung bậc tâm lý “lòng tham và sự sợ hãi”. Trong những giai đoạn đầu của thị trường hai cung bậc tâm lý này được thể hiện rõ nét nhất trong thời kỳ VNIndex tạo đỉnh sau đó rơi tự do. Lịch sử chứng khốn Việt Nam đã có nhiều ngọn sóng như vậy, nhưng tiêu biểu là 3 con sóng lớn đại diện cho 3 thời kỳ của thị trường (giai đoạn tạo đà; tăng trưởng và hình thành bong bóng; giai ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế). Tại sao lại như vậy khi bài học vẫn có nhưng lịch sử vẫn lặp lại. Câu trả lời rất đơn giản đó là chừng nào lòng tham và sự sợ hãi còn ngự trị trong con người thì chừng ấy cịn tồn tại tâm lý đám đông. Tâm lý sự sợ hãi bị “lạc lõng” hay thất bại khi bạn bè, đồng nghiệp, những người thân của họ có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng, đã đưa đến sức mạnh áp đảo của đám đông.

Vấn đề là nhà đầu tư khôn ngoan phải biết hành xử ra sao trong một thị trường như vậy: Sẽ đi theo đám đông hay độc lập quyết định tự tin vào các nghiên cứu phân tích của mình sẽ đánh thắng thị trường? Nên đi theo đám đơng khi ý kiến của nó phù hợp với những phân tích của riêng bạn và nhanh chóng rời bỏ đám đông khi đám đông suy nghĩ ngược với bạn. Chúng ta phải đánh đổi từ bỏ một khoản lời tiềm năng còn hơn là mất một khoản vốn trước mắt. Nhưng thực tế khả năng kiềm chế lòng tham của con người trước một khả năng kiếm tiền rõ rằng (mặc dù điều này đi ngược với phân tích của bạn) là rất khó chịu, và

khơng phải ai cũng thực hiện được. Điều này cho thấy từ lý thuyết đến thực hiện là cả một khoảng cách mà không phải ai cũng luôn tuân thủ đúng đúng nguyên tắc này, và những ảnh hưởng của tâm lý học vẫn còn tiếp tục xảy ra trên thị trường chứng khoán.

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á, nơi được nhắc đến với phong tục Á Đông đậm nét. Cuộc sống và nhiều sự kiện hội hè, lễ tết chính tập trung nhiều vào những ngày âm lịch. Bên cạnh đó, xu hướng chấp nhận rủi ro trong Thu nhập và Danh mục với các nhà đầu tư Việt Nam là rất cao- chỉ đứng sau Trung

Quốc trong số 22 quốc gia được khảo sát (xem trong Meir Statman (2008)) đã

thôi thúc tác giả đi tìm hiệu ứng chu kỳ mặt trăng liệu có ảnh hưởng đến lợi suất của chứng khoán trên thị trường Việt Nam hay khơng? Nếu có thì mức độ ảnh hưởng ra nhiều hay ít?

Đây là một trong những chủ đề mới trong chuỗi đề tài nghiên cứu về tính chu kỳ ảnh hưởng đến lợi suất chứng khoán. Trước đây, Tiến sĩ Trương Đồng Lộc (2006) hay của Tiến sĩ Lê Long Hậu (2010) cũng đã có những nghiên cứu về hiệu ứng ngày trong tuần tác động lên chỉ số VNIndex.

Thơng qua phân tích thống kê mơ tả và phân tích hồi quy, tác giả đã tìm thấy lợi suất trong ngày trăng trịn là cao hơn so với ngày đầu tháng. Nhưng khi kéo dài khung thời gian xung quanh hai ngày này thì chỉ có khung thời gian 07 ngày quanh mặt trăng mới có lợi suất cao hơn so với những ngày lân cận xung quanh trăng tròn. Tuy nhiên, mức ý nghĩa ở hai khung thời gian này không cao cho thấy ngoài yếu tố chu kỳ mặt trăng lợi suất chứng khốn cịn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác.

Trong phân tích thống kê mơ tả cho dữ liệu 8 năm và dữ liệu có loại bỏ 3 tháng khi trong thời gian này UBCKNN đã có 3 lần thay đổi biên độ, cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi biên độ có ảnh hưởng tương đối lớn đến lợi suất chứng khốn. Điều này khơng hề mâu thẫu với các kết quả của Trần Việt Hà (2007) khi phát hiện ra chính việc quy định biên độ là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường. Hay nghiên cứu của Tiến sĩ Vương Quân Hoàng (2004) cho thấy biên độ dao động là một trong những tác nhân mạnh nhất đến lợi suất của 10 cổ phiếu được kiểm tra.

Từ những phát hiện trên về tính chu kỳ của mặt trăng tác giả có đề xuất một số giải pháp dành cho nhà đầu tư có chiến lược đầu tư ngắn hạn. Đó thiết lập các tiêu chí đầu tư dựa theo tính chu kỳ, xây dựng tiêu chuẩn định lượng cho nhà đầu tư ngắn hạn. Đối với cơ quan quản lý, kiến nghị giải nhằm nâng cao chỉ số bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán tại thị trường Việt Nam.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w