2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh:
Hoạt động NHBL của BIDV đã đƣợc cung cấp tới các khách hàng cá nhân ngay từ năm 1995 khi BIDV trở thành một NHTM đầy đủ. Tuy nhiên mức độ quan tâm phát triển hoạt động NHBL của BIDV còn rất hạn chế. Thời gian gần đây, đặc biệt là từ sau thời điểm triển khai mô hình tổ chức theo khuyến nghị của tƣ vấn dự án TA2 (từ 01/9/2008), BIDV mới bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực này khi mô hình tổ chức của BIDV tách bạch khối NHBL với cơ cấu tổ chức và mục tiờu hoạt động rừ ràng hơn. Hoạt động NHBL của BIDV giai đoạn từ 2006 – 2009 đƣợc đánh giá nhƣ sau:
Huy động vốn dân cƣ:
Đây là dòng sản phẩm cơ bản của BIDV với nền khách hàng sử dụng chiếm đại đa số các khách hàng cá nhân của BIDV (chiếm 94,6% số khách hàng cá
nhân). Các sản phẩm tiền gửi của BIDV đều là các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường với quy mô nền khách hàng cá nhân sử dụng khá lớn so với các ngân hàng khác.
BIDV đã có đầy đủ các sản phẩm tiền gửi cơ bản phục vụ đầy đủ nhu cầu các khách hàng. Một số sản phẩm tiền gửi đã đƣợc thiết kế cho từng nhóm khách hàng nhất định đƣợc các khách hàng đón nhận: nhƣ sản phẩm Tiết kiệm rút dần (các đối tƣợng khách hàng gửi một khoản tiền lớn cho bố mẹ hoặc con cái là học sinh, sinh viên để được hưởng lãi và định kỳ rút dần để sinh sống hoặc chi tiêu), sản phẩm tiết kiệm ổ trứng vàng (dành cho các cán bộ công nhân viên chức có mức thu nhập thường xuyên), sản phẩm tiết kiệm tích lũy bảo an (dành cho các khách hàng có thu nhập ổn định nhƣng không lớn cần tiết kiệm mua 1 tài sản lớn hơn)...
Số dƣ huy động vốn thời điểm 31/12/2009 là 71.687 tỷ đồng, tăng 1,36 lần so với năm 2006 (52.775 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng thường xuyên là 30%-35%
trong tổng huy động vốn toàn ngành. Mặc dù huy động vốn dân cƣ đã góp phần quan trọng đảm bảo ổn định nguồn vốn của BIDV nhưng tốc độ tăng trưởng trong những năm qua còn thấp, bình quân tăng trưởng 6%/năm giai đoạn 2006-2009.
So với một số NHTM khác, quy mô và tỷ trọng huy động vốn cá nhân của BIDV còn chƣa cao, kết quả năm 2008, huy động vốn cá nhân của BIDV đứng sau ACB cả về quy mô và tỷ trọng:
Bàng 2.1 : Số dƣ huy động tại BIDV so với các ngân hàng khác
Ngân hàng Số dƣ Huy động
vốn cá nhân 2008
Tỷ trọng HĐV cá nhân/
Tổng HĐV 2008
ACB 70.527 tỷ đồng 87,1%
BIDV 58.251 tỷ đồng 34%
Sacombank 43.568 tỷ đồng 81%
VCB 30.000 tỷ đồng 20%
Techcombank 29.850 tỷ đồng 58%
Nguồn : Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Các sản phẩm tiền gửi dân cƣ của BIDV mới phục vụ đa số các khách hàng thuộc phân đoạn khách hàng đại chúng mà chƣa có sự phân biệt đối với các khách hàng giàu có với đặc điểm khách hàng không quan tâm nhiều tới lãi suất nhƣng quan tâm tới sự tiện lợi.
Một số sản phẩm đã hướng tới khách hàng có thu nhập thường xuyên, ổn định nhƣng lãi suất chƣa thực sự hấp dẫn với các khách hàng này do đó chƣa thu hút đƣợc lƣợng lớn khách hàng.
Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn thông thường như các ngân hàng bán lẻ khác, BIDV chưa có nhiều sản phẩm khác biệt mà khách hàng có nhu cầu lớn và phù hợp với từng nhóm khách hàng trong từng phân đoạn khách hàng (nhƣ tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm trẻ em, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm doanh nhân…).
Tín dụng bán lẻ:
Dƣ nợ tín dụng bán lẻ 31/12/2009 là 18.182 tỷ đồng, cao hơn gần 2 lần so với cuối năm 2006 (9.342 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng khoảng 10-11% tổng dƣ nợ tín dụng toàn BIDV và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân tăng 33%/năm. Tỷ lệ nợ nhóm 4 và nhóm 5 thường xuyên ở mức 2-2,2%, riêng năm 2007 chỉ có 0.8%.
Hiện nay, hệ thống sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV bao gồm 14 sản phẩm, đáp ứng cả nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và hỗ trợ kinh doanh đối với khách hàng cá nhân/hộ gia đình. Trong đó, loại trừ một số sản phẩm có liên quan đến chứng khoán, hiện chỉ đang áp dụng tại một số Chi nhánh (nhƣ: Cho vay cầm cố chứng khoán tại Chi nhánh Hà Thành, Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Cho vay repo chứng khoán tại Chi nhánh Quang Trung), hầu hết các sản phẩm còn lại đều đang đƣợc triển khai rộng rãi tại tất cả các chi nhánh trên toàn hệ thống.
Hình 2.2 : Cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV 31/12/2009
Bả
ng 2.2 : Thực trạng các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV (thời điểm 31/12/2009)
Đơn vị: triệu đồng
STT Sản phẩm Dƣ nợ
Tỷ trọng
(%)
Số KH
Tỷ trọng
(%)
Dƣ nợ TB/KH
Số khoản
vay
Dƣ nợ TB/
khoản 1 Cho vay cá nhân, hộ kinh
doanh 8.020.072 44,11
26.905 2.62 298,1 35.235 227,6 2 Cho vay hỗ trợ nhu cầu
về nhà ở 3.432.772 18,88
13.898 11.69 247,0 15.405 222,8 3 Cho vay cầm cố giấy tờ
có giá, thẻ tiết kiệm 1.567.669 8,62
3.698 3.11 423,9 4.850 323,2
4 Cho vay CBCNV 1.268.068 6,97
42.850 36.03 29,6 48.104 26,4 5 Cho vay có tài sản bảo
đảm bằng bất động sản 1.049.439 5,77
6.558 5.51 160,0 7.545 139,1
6 Cho vay mua ô tô 745.618 4,10
3.329 2.80 224,0 3.708 201,1 7 Cho vay cầm cố chứng
khoán 510.039 2,81
415 0.35 1.227,6 570 894,8
8 Thấu chi tài khoản tiền
gửi 270.613 1,49
17.102 14.38 15,8 20.652 13,1 9 Cho vay cán bộ công
nhân viên mua cổ phiếu 173.097 0,95
1.808 1.52 95,8 4.502 38,4
lần đầu trong các DNNN cổ phần hoá
10 Cho vay ứng trước tiền
bán chứng khoán 34.625 0,19
215 0.18 161,1 290 119,4
11 Cho vay repo chứng
khoán 33.147 0,18
1 0.00 33.147,1 1 33.147,1
12 Cho vay du học 10.710 0,06
181 0.15 59,3 185 57,9
13 Chiết khấu giấy tờ có giá 4.745 0,03
22 0.02 217,4 26 182,5
14 Cho vay người lao động
đi làm việc nước ngoài 2.329 0,01
56 0.05 41,2 59 39,5
15 Cho vay khác 1.059.105 5,83
1.880 1.58 563,3 5.081 208,4
Tổng cộng 18.182.047 100 146.213
Nguồn : Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Theo số liệu tại bảng trên, sản phẩm có nhiều khách hàng sử dụng nhất là cho vay cá nhân, hộ kinh doanh với gần 27.000 khách hàng, chiếm 22,62% tổng số khách hàng tín dụng bán lẻ và 44,11% tổng dƣ nợ bán lẻ toàn hệ thống. Với khối lƣợng khách hàng lớn nhƣ vậy, có thể thấy rằng đây là một trong những sản phẩm
“thế mạnh” và có tiềm năng phát triển của BIDV. Tuy nhiên, hiện tại BIDV chỉ có duy nhất một sản phẩm phục vụ cho tất cả các mục đích vay kinh doanh khác nhau. Trong khi đó, các Ngân hàng khác đang cung cấp các danh mục sản phẩm với mục đích hỗ trợ kinh doanh khá đa dạng. Điển hình nhƣ Ngân hàng ACB với 4 sản phẩm: Cho vay đầu tƣ vàng, Cho vay trả góp sản xuất kinh doanh, Cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ và Cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp.
Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở là sản phẩm có tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng dƣ nợ tín dụng bán lẻ toàn hệ thống với gần 14 nghìn khách hàng và hơn 15 nghìn món vay, chiếm 1/4 tổng số khoản vay bán lẻ. So với các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác, sản phẩm tín dụng nhà ở có đặc điểm: là những khoản vay có giá trị lớn, có tài sản bảo đảm, thời hạn vay dài, khách hàng có quan hệ giao dịch ổn định với ngân hàng, là điều kiện để bán chéo các sản phẩm bán lẻ khác. Với những đặc
điểm đó cùng với biên lợi nhuận cho vay bán lẻ khá cao do áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận, sản phẩm tín dụng nhà ở đã và đang đóng góp lợi nhuận cao và ổn định cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy, hầu hết các các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài tại Việt Nam đều coi sản phẩm cho vay các nhu cầu nhà ở là sản phẩm cơ bản, mang tính chiến lƣợc trong hoạt động NHBL.
Hiện nay, cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng nhà ở giữa các ngân hàng thương mại ngày càng lớn. Các đối thủ cạnh tranh chính gồm có VCB, ACB, HSBC, ANZ, TECHCOMBANK, SACOMBANK, ABB, MB... đều là các ngân hàng có nguồn vốn lớn và ổn định. Các ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng cổ phần liên tục đưa ra nhiều chương trình khuyến mại, khuyếch trương sản phẩm nhƣ: giảm hoặc tặng lãi suất trong thời gian đầu vay vốn, tăng tỷ lệ cho vay, tăng thời hạn cho vay tối đa, tặng kèm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hoặc có các chương trình tặng quà, quay thưởng… đối với khách hàng vay vốn. Ngoài ra các ngân hàng cũng chú trọng tới việc đơn giản thủ tục và nâng cao phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng.
Với nền tảng về công nghệ của các ngân hàng Việt Nam hiện nay nhìn chung chưa cao, việc cho vay về các nhu cầu nhà ở chủ yếu thông qua mạng lưới các chi nhánh; các kênh phân phối hiện đại nhƣ Internet và Contact Center mới chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giới thiệu và tƣ vấn cho khách hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường ngân hàng bán lẻ còn non trẻ như hiện nay, sự tham gia của các công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty đầu tƣ vào tín dụng nhà ở còn chƣa nhiều, các dự án thuê mua nhà ở còn ít sẽ là thị trường để các ngân hàng tiếp tục tiếp tục đa dạng hoá, mở rộng các sản phẩm tín dụng nhà ở.
So sánh với các đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng cổ phần nhƣ ACB, TECHCOMBANK, ACOMBANK, MB… và ngân hàng nước ngoài như ANZ, HSBC,… BIDV có lịch sử không lâu dài về cho vay mua nhà đối với khách hàng bán lẻ. Nhưng cũng như các sản phẩn tín dụng bán lẻ khác, nhờ mạng lưới kênh
phân phối rộng lớn và vị thế trong hoạt động bán buôn, BIDV chắc chắn sẽ giữ thị phần đáng kể trên thị trường tín dụng nhà ở hiện nay.
Cùng với mục tiêu phát triển hoạt động NHBL, BIDV đã mở rộng hình thức cho vay mua nhà thông qua các chương trình: tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, hình ảnh về hoạt động NHBL của BIDV, các điều kiện cho vay khá linh hoạt, lãi suất rất cạnh tranh và nhiều chương trình hợp tác với với các chủ đầu tư khu đô thị mới… để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Bảng 2.3 : Kết quả tín dụng nhà ở của BIDV từ 31/12/2006 đến 31/12/2009 Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Bình
quân Tín dụng bán lẻ
1 Dƣ nợ 9.342 15.558 15.562 18.182
2 Tăng trưởng dư nợ 67% 0% 17% 28%
3 Nợ xấu 207 122 315 430
4 Tỷ lệ nợ xấu/Dƣ nợ 2,2% 0,8% 2,0% 2,4%
5 Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo
đảm 83% 84% 82% 82%
Tín dụng nhà ở
1 Số lƣợng khách hàng 2.368 5.863 7.359 14.795
2 Số lƣợng khoản vay 2.416 6.062 7.618 15.402
3 Dƣ nợ 457 1.378 1.655 3.432
4 Nợ xấu 2 10 5 49
8 Số vốn theo Hợp đồng 605 1.734 2.157 4.496
9 Giá trị khoản vay bình quân 0,250 0,286 0,283 0,292 10 Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo
đảm 82% 71% 82% 82%
11 Tăng trưởng số lượng khách
hàng 187% 24% 108% 107%
12 Tăng trưởng số lượng khoản
vay 151% 26% 102% 93%
13 Tăng trưởng dư nợ 202% 20% 107% 110%
14 Tỉ trọng dƣ nợ TDNƠ/Dƣ nợ
TDBL 5% 9% 11% 19%
15 Tỷ lệ nợ xấu/Dƣ nợ 0,36% 0,69% 0,30% 1,43%
Nguồn : Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Về quy mô, tốc độ tăng trưởng: Tín dụng nhà ở của BIDV đến 31/12/2009 đạt 3.432 tỷ đồng. Từ 2006 tới nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhà bình quân là 110% cho thấy sự BIDV đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn đầu phát triển tín dụng bán lẻ. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng bình quân đạt 107% cho thấy đây là sản phẩm góp phần tăng trưởng và ổn định đáng kể nền khách hàng bán lẻ.
Về chất lƣợng tín dụng: Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm là 82%, bằng mức chung của tín dụng bán lẻ. Nợ nhóm 4 và 5 thường xuyên thấp hơn tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ nói chung, duy trì ở mức dưới 1% từ 2006 đến 2008, tuy nhiên tại thời điểm 31/12/2009 có xu hướng tăng (1,43%).
Về tỷ trọng: Năm 2006 tỷ trọng tín dụng nhà ở chiếm 5% tổng dƣ nợ tín dụng bán lẻ thì đến 2009, tỷ lệ này đã nâng lên tới 19%.
Về thời hạn cho vay: Các khoản vay trung và dài hạn có xu hướng tăng lên, trong khi nhưng khoản vay ngắn hạn có xu hướng giảm.
Bảng 2.4 : Tỷ trọng theo thời hạn loại hình cho vay mua nhà từ 2006 đến 2009 Đơn vị: tỷ đồng Thời hạn
2006 2007 2008 2009
Dƣ nợ Tỷ
trọng Dƣ nợ Tỷ
trọng Dƣ nợ Tỷ
trọng Dƣ nợ Tỷ trọng
Ngắn hạn 180,81 40% 0,12 0% 556,39 34% 1.078,15 31%
Trung hạn 183,62 40% 969,95 70% 653,11 39% 1.567,95 46%
Dài hạn 92,36 20% 407,53 30% 445,25 27% 786,28 23%
Tổng số 456,79 100% 1.377,60 100% 1.654,75 100% 3.432,38 100%
Nguồn : Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Hiện nay, sản phẩm cho vay Cán bộ Công nhân viên là sản phẩm có số lƣợng khách hàng lớn nhất trong tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ, với gần 43 nghìn khách hàng, chiếm 1/3 tổng số khách hàng bán lẻ có quan hệ tín dụng với BIDV.
Đặc điểm của sản phẩm này là thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian thẩm định, phê duyệt nhanh chóng và có thể cấp đại trà, hàng loạt. Vì vậy, hầu hết các Ngân hàng đều cung cấp sản phẩm này với nhiều tên gọi khác nhau, nhƣ: cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay cán bộ công nhân viên, ứng trước tiền lương.... So với các Ngân hàng khác, sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên của BIDV có một số điểm khác biệt là: không bắt buộc khách hàng có tài khoản trả lương tại BIDV (điều kiện bắt buộc tại HSBC và VCB); chƣa quy định mức thu nhập tối thiểu đủ điều kiện vay vốn (tại HSBC: 8 triệu, VCB: 2 triệu và ACB là 5 triệu); mức cho vay tối đa tương đối cao (500 triệu, trong khi HSBC là 200 triệu, VCB là 300 triệu và ACB là 250 triệu).
Đối với Sản phẩm Thấu chi tài khoản tiền gửi: có 17.012 khách hàng đang sử dụng sản phẩm, chiếm gần 15% tổng số khách hàng tín dụng bán lẻ.
Trong tương lai, khi xu hướng cho vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp ngày càng phát triển, cùng với thẻ tín dụng, đây sẽ là hai sản phẩm chính để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tín chấp cá nhân tại BIDV. Tuy nhiên, do hai Sản phẩm này chủ yếu được cung cấp dưới hình thức tín chấp, do đó, rất khó kiểm soát được việc trả nợ của khách hàng.
Từ thực tế trên đây, có thể thấy rằng danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV hiện nay chƣa thực sự chi tiết và phù hợp với thực trạng nền khách hàng. Vì vậy, sản phẩm chƣa có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác trên thị trường. Bên cạnh đó, BIDV chưa có các sản phẩm
“tiềm năng” mà các Ngân hàng khác đang triển khai, nhƣ: Cho vay bảo đảm bằng vàng, Cho vay mua hàng trả góp (phối hợp với các Nhà phân phối lớn về hàng tiêu dùng),…
Hoạt động kinh doanh thẻ:
Thị trường thẻ Việt nam từ năm 2006-2009 đã có những chuyển biến tích cực với nhiều ngân hàng mới tham gia thị trường, hoạt động phát hành thẻ nội
địa/ quốc tế sôi động và mạng lưới chấp nhận thẻ ATM/POS rộng phát triển khắp cả nước.
Năm 2007, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và những văn bản pháp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động phát hành và thanh toán thẻ như: Đề án thanh toán không dùng tiền mặt, Quy định trả lương qua tài khoản, Quyết định số 20 về việc ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (thay thế Quyết định số 371 cũ), Quyết định về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh, Quy chế cấp và quản lý mã pin . . .
Xu hướng liên minh, liên kết giữa các ngân hàng ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo, với sự tham gia của ngày càng nhiều các ngân hàng. Số thành viên trong các liên minh thẻ gia tăng cùng với số lƣợng các ngân hàng mới gia nhập thị trường thẻ. Hiện tại ở Việt Nam có những liên minh thẻ lớn như Banknetvn, Smartlink (tiền thân là liên minh giữa VCB và các ngân hàng thành viên), ... Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hai liên minh thẻ lớn nhất ở Việt Nam là Banknetvn và Smartlink đã ký kết thỏa thuận hợp tác kết nối vào tháng 11/2007 và đến tháng 5/2008, 2 liên minh trên đã kết nối hệ thống ATM với nhau.
Hiện tại số lƣợng các ngân hàng tham gia kết nối hệ thống ATM đang ngày càng được mở rộng. Định hướng trong thời gian tới, tại Việt Nam sẽ hình thành tổ chức chuyển mạch quốc gia, kết nối tất cả hệ thống ATM và thiết bị chấp nhận thẻ của các ngân hàng khác nhau thành một hệ thống liên thông và thống nhất.
Về tính năng sản phẩm thẻ, bên cạnh các tính năng cơ bản của các sản phẩm thẻ nhƣ rút tiền, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, các ngân hàng rất đầu tƣ chú trọng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và các tiện ích cho chủ thẻ như thanh toán hóa đơn (tiền điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, đặt vé máy bay…), mua hàng qua mạng, các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động và Internet, tích điểm thưởng để đổi quà…..