Chỉ số ABI trước và sau mổ so với các tác giả khác

Một phần của tài liệu Lê Thành Đạt_BSNT Ngoại Khoa 2018 final (Trang 80 - 82)

Tác giả Cỡ mẫu ABI trước mổ ABI sau mổ

Nguyễn Duy Thắng (2018) 51 0.37 0,66

Kim Công Thưởng (2020) 52 0,36 0,68

Dosluoglu (2010) 108 0,35 0,77

Chúng tơi 41 0,102 0,82

Có thể nhận thấy sự cải thiện chỉ số ABI của chúng tơi là cao hơn, điều này cũng khơng có gì khó hiểu khi mà kỹ thuật mổ đang ngày càng được hoàn thiện, kinh nghiệm đưa ra chỉ định phẫu thuật cũng như lựa chọn cách thức phẫu thuật tối ưu ngày càng được đúc kết nhiều hơn. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đặc biệt 7 trường hợp đo chỉ số ABI sau mổ <0,4 nghĩa là vẫn thuộc nhóm thiếu máu chi nghiêm trọng (biểu đồ 3.7). Các trường hợp này đa phần đều có giảm triệu chứng đau ở chân và chân ấm, sau đó khi tái khám thì đều có chỉ số ABI cải thiện qua các lần kiểm tra, tình trạng lành vết loét cũng tốt.

Mạch dưới vị trí phẫu thuật

Cầu nối được xác nhận thông suốt qua đánh giá lâm sàng là bắt mạch. Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số là thông suốt với 78% trường hợp bắt được mạch dưới vị trí phẫu thuật. Có 22% các trường hợp chưa bắt được mạch dưới vị trí phẫu thuật số liệu này cũng tương đồng với số ca mà chỉ số

ABI ghi nhận nhỏ hơn 0,4 mà chúng tơi đã trình bày ở mục 4.1.1.1. Các trường hợp này đều ghi nhận chân ấm và giảm đau sau mổ, tất cả đều giữ được chi sau đó. Kết quả này có phần thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Phi Long và cộng sự năm 2005, trong nghiên cứu đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cấu nối điều trị tắc động mạch mạn chi dưới thực hiện ở Bệnh viện Chợ Rẫy [14], nghiên cứu này có ghi nhận mạch 19/21 trường hợp, có lẽ do sai lệch về thời gian ghi nhận mạch của 2 nghiên cứu, trong nghiên cứu của chúng tôi mạch được bắt và ghi lại ngay sau khi cuộc mổ được hồn thành, sau đó tái khám một tuần thì tỉ lệ có mạch có tăng lên nhưng trong nghiên cứu của chúng tơi khơng có theo dõi khoảng thời gian đó.

Tình trạng đau chân

Khi chi được cung cấp máu tới thì đồng thời tình trạng đau của bệnh nhân sẽ giảm, việc cải thiện máu tới chi sẽ có hiệu quả ngay lập tức trong cải thiện triệu chứng lâm sàng. Điều này minh chứng cho sự thành công của phẫu thuật. Trong nghiên cứu của chúng tơi thì ghi nhận 40 trường hợp tương đương 97,6% là có cải thiện mức độ đau sau mổ, có một trường hợp vẫn cịn đau như trước mổ nhưng tạm thời chi phẫu thuật vẫn ấm, chúng tôi cố gắng giữ được chi cho bệnh nhân. Theo nghiên cứu tác giả Nguyễn Duy Thắng năm 2018, trong luận văn tiến sĩ về kết quả phối hợp phương pháp phẫu thuật và can thiệp nội mạch một thì trong điều trị thiếu máu mạn chi dưới cũng ghi nhận tương tự với 93,1% bệnh nhân hết đau sau mổ, khơng có bệnh nhân phải cắt cụt chi [22]. Một kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của tác giả Lê Phi Long và cộng sự năm 2005, trong nghiên cứu đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cấu nối điều trị tắc động mạch mạn chi dưới thực hiện ở Bệnh viện Chợ Rẫy, nghiên cứu này ghi nhận 86% bệnh nhân có giảm hoặc hết đau sau khi phẫu thuật [14]. Nghiên cứu của tác giả Kim Công Thưởng năm 2020 về kết quả sớm phẫu thuật kết hợp can thiệp đồng thì điều trị bệnh

thiếu máu mạn chi dưới tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức ghi nhận kết quả giảm đau là 90% số bệnh nhân nghiên cứu [31]. Tác giả Cao văn Thịnh năm 2014 báo cáo kết quả thực hiện phẫu thuật bắc cầu tại chổ trong tắc động mạch mạn chi dưới bằng tĩnh mạch hiển tự thân tại Bệnh viện Nhân Dân 115 cơng bố có 86% bệnh nhân đạt hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật [26]. Chứng tỏ so với các Bệnh viện khác thì kỹ thuật mổ cũng như hiệu quả của điều trị BTMMCD của chúng tối đã bắt kịp và không hề thua kém.

Một phần của tài liệu Lê Thành Đạt_BSNT Ngoại Khoa 2018 final (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w