Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 54)

Tháng Số con đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 8/2020 56 51 91,07 5 8,93 9/2020 56 55 98,21 1 1,79 10/2020 56 53 94,64 3 5,36 11/2020 56 54 96,43 2 3,57 12/2020 56 55 98,21 1 1,79 Tổng 280 268 95,71 12 4,29

Qua bảng 4.3. cho thấy, qua theo dõi 280 nái đẻ thì có 268 nái đẻ bình thường chiếm 95,71% và có 12 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 4,29%. Tại thời điểm tháng 8/2020 tỷ lệ đẻ khó là cao nhất là 5 nái trên tổng số 56 nái đẻ chiếm 8,93 %. Tỷ lệ nái đẻ khó giao động từ 1,79% đến 8,93%.

Lợn nái đẻ khó nguyên nhân là do lợn mẹ rặn để yếu, dạ con khơng co bóp, do lợn con quá to hoặc lợn con nằm không đúng tư thế.

Biểu hiện đẻ khó như sau: Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại khơng có

biểu hiện rặn đẻ hoặc trường hợp khi đẻ được 1 đến 2 con sau 30 phút đến 1 giờ mà không thấy lợn đẻ nữa nhưng lợn mẹ vẫn tiếp tục rặn liên tục mà khơng đẻ được thì nhanh chóng sát trùng tay, bơi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. Cần hỗ trợ cho lợn mẹ như: truyền tĩnh mạch dung dịch glucose, tiêm oxytocin kích thích cơn rặn và tiết sữa, xoa bóp bầu vú kích thích phản xạ rặn.

Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, ni dưỡng nái đẻ và nuôi con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng, giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Kỹ năng học được trong 6 tháng vừa qua là cho nái ăn đúng khẩu phần, biết được quy trình đỡ đẻ và can thiệp đúng lúc

4.2.2. Kết quả ni dưỡng và chăm sóc lợn con tại trại

Bảng 4.4. Kết quả ni dưỡng và chăm sóc lợn con tại cơ sở

Tháng Nái đẻ nuôi con (con) Lợn con đẻ ra (con) Số lợn con trung bình/nái (con) Số lợn con cai sữa (con) Tỷ lệ sống (%) 8 56 716 12,79 703 98,18 9 56 733 13,09 720 98,23 10 56 727 12,98 712 97,94 11 56 747 13,34 729 97,50 12 56 708 12,64 697 98,45 Tổng 280 3631 12,97 3561 98,07

Qua bảng 4.4. Cho thấy tỷ lệ nuôi sống của lợn con cai sữa là 98,07%. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ khi sinh ra cho đến khi cai sữa chỉ đạt 98,07% là do lợn con mắc bệnh trong q trình ni dưỡng như hội chứng tiêu chảy, hội chứng hơ hấp, viêm khớp.

4.3. Kết quả vệ sinh phịng bệnh cho lợn

4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phịng bệnh

Cơng tác vệ sinh phòng bệnh tại trại được thực hiện theo đúng quy trình của trại và của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đề ra và kết quả được tổng hợp tại bảng 4.5:

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phịng bệnh

Cơng việc Số lượng (lần) Kết quả đạt

(lần)

Tỷ lệ đạt (%)

Thay nước hố sát trùng

trước cửa chuồng 153 146 95,42

Lau sàn chuồng 52 50 96,15 Phun sát trùng 306 300 98,04 Xả vôi gầm 87 80 91,95 Rắc vôi sàn 153 153 100 Lau máng lợn con 85 79 92,94 Cọ máng lợn mẹ 22 18 81,82 Làm tổng vệ sinh (5S) 22 22 100

Qua bảng 4.5 cho thấy do trại thực hiện tái đàn sau dịch nên công tác vệ sinh sát trùng luôn được chú trọng và được đặt lên hàng đầu. Khâu vệ sinh sát trùng được thực hiện 2 lần/ngày, vệ sinh hành lang lối đi 1lần/ngày kết hợp với vệ sinh tất cả phân, chất thải hữu cơ trong chuồng, xả gầm, quét dọn hành lang đường đi và đường tra cám, vệ sinh máng lợn mẹ và máng lợn con, thu dọn phân mang ra kho chứa phân theo đúng quy định của trại.

Vào ngày thứ 5 hàng tuần, các công nhân, kỹ thuật của trại tham gia thực hiện tổng vệ sinh toàn trại với các công việc phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, phun sát trùng định kỳ, xả vơi tồn bộ hành lang ngồi khu vực chăn nuôi. Thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh, khử trùng theo đúng phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

4.3.2. Kết quả phòng bệnh bằng vắc - xin

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thực hiện cơng tác phịng bệnh bằng vắc - xin cho lợn nái nuôi con và được thống kê tại bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6. Kết quả công tác tiêm vắc - xin phòng bệnh tại trại

Đối tưng Vắc - xin Liều lượng

(ml/con) Số lượng (con) Kết quả đạt (con) Tỷ lệ an toàn (%) Lợn nái nuôi con AD 2 112 112 100 PRRS 2 56 56 100

Bảng 4.6. Cho thấy cơng tác phịng bệnh bằng vắc - xin luôn được chú trọng và thực hiện đúng theo quy trình phịng bệnh của Cơng ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Kết quả thực hiện cơng tác tiêm vắc - xin phịng bệnh đạt 100% kết quả công việc được giao trên đàn lợn nái ni con mà em tiến hành chăm sóc trực tiếp.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn tại trại

4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn tại trại

Số lượng lợn nái và lợn con mắc bệnh tại trại qua 5 tháng thực tập tốt nghiệp được em thống kê tại bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn tại trại Loại Loại lợn Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Lợn nái Viêm tử cung 280 28 10 Viêm vú 280 3 1,07 Đẻ khó 280 12 4,29 Lợn con Viêm rốn 3631 793 21,84

Hội chứng tiêu chảy 3631 459 12,64

Hội chứng hô hấp 3631 117 3,22

Viêm khớp 3631 47 1,29

Qua bảng 4.7 cho thấy trong các bệnh mà đàn lợn nái gặp phải thì tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất do nái đẻ lứa đầu con quá to và các thao tác can thiệt trong q trình nái đẻ khó, sau đó là bệnh đẻ khó và bệnh viêm vú thấp.

Ở đàn lợn con nuôi tại trại thì lợn con bị mắc các bệnh chủ yếu như: bệnh viêm rốn, hội chứng tiêu chảy, hội chứng hô hấp và bệnh viêm khớp. Sở dĩ lợn con có tỉ lệ mắc các bệnh trên khá cao có thể do thiếu nhiệt hoặc do lợn nái bị viêm vú, viêm tử cung, nái mất sữa, hoặc lợn con không bú đủ sữa đầu. Các thao tác phẫu thuật như thiến, mài nanh, cắt đuôi, cắt rốn không được sát trùng cẩn thận, tạo cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn như E.coli, Salmonella, Clostridium..xâm nhập dẫn đến lợn con bị mắc các bệnh trên

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ được em thống kê tại bảng 4.8:

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn tại trại Loại Loại lợn Tên bệnh Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn điều trị (con) Tỷ lệ (%)

Khỏi Không khỏi Khỏi Không khỏi

Lợn nái Viêm tử cung 28 27 1 96,43 3,57 Viêm vú 3 3 0 100 100 Đẻ khó 12 12 0 100 100 Lợn con Viêm rốn 793 782 11 98,61 1,39 Hội chứng tiêu chảy 459 446 13 97,17 2,83 Hội chứng hô hấp 117 114 3 97,44 2,56 Viêm khớp 47 43 4 91,49 8,51

Kết quả bảng 4.8 cho ta thấy được kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại có tỷ lệ khỏi bệnh cao như bệnh viêm vú, bệnh để khó đạt 100% do được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đối với nái bị viêm tử cung sau q trình điều trị khơng khỏi sẽ được đẩy đi loại thải để tránh làm giảm năng suất sinh trưởng toàn đàn.

Ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ chữa khỏi các bệnh xảy ra đạt từ 91,49% - 100% là do phát hiện và điều trị bệnh kịp thời kết hợp với vệ sinh chuồng ni sạch sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ điều trị bệnh trên đàn lợn con. Đối với các con sau điều trị không khỏi sẽ được loại thải để tránh lây lan mầm bệnh cho cả đàn.

4.4.3. Kết quả thực hiện công tác thú y khác tại trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh

Bên cạnh cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, trong q trình 6 tháng thực tập em cịn trực tiếp tham gia vào một số thao tác trên đàn lợn nái, lợn con và lợn đực. Kết quả được trình bày chi tiết ở bảng 4.9:

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện công tác thú y khác tại trại chăn nuôi Bùi

Huy Hạnh

Loại lợn Công tác khác Số lượng (con) Kết quả an toàn/đạt (con) Tỷ lệ (%) Lợn con

Mài nanh, cắt tai, bấm

đuôi, tiêm sắt 451 451 100

Thiến lợn con 412 412 100

Mổ hecni 32 32 100

Lợn nái Đỡ đẻ 129 129 100

Tẩy kí sinh trùng 112 112 100

Kết quả thực hiện một số công tác thú y khác tại trang trại đều đạt kết quả 100% công việc được giao. Qua đây, em được rèn luyện tay nghề, thực hiện được thành thạo các thao tác, yêu cầu và ý nghĩa của từng công việc cụ thể như: lợn con sau đẻ 1 ngày cần bấm nanh để tránh làm tổn thương vú lợn mẹ, bấm đuôi tránh việc cắn nhau khi lớn lên và tăng khả năng sinh trưởng và việc bổ sung sắt cho lợn con là việc vô cùng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của lợn con. Công tác chuẩn bị và thao tác khi thụ tinh nhân tạo cần tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 5 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, em có một số kết luận sau:

1. Tình hình đẻ của đàn lợn nái tại trại Bùi Huy Hạnh là tương đối tốt, với tỷ lệ nái đẻ bình thường là 268/280 con chiếm 95,72%, cịn lại số nái đẻ khó phải can thiệp là 12 nái chiếm 4,28%.

2. Số lượng lợn con sinh ra trên một nái tương đối cao với trung bình là 12,97 con/nái.

3. Tỷ lệ lợn con cai sữa tại trại cao với tổng số lượng là 3561/3631 lợn con chiếm 98,07%.

4. Lợn nái tại tại thường mắc các bệnh: viêm tử cung (10%), bệnh viêm vú (1,07%), bệnh đẻ khó (4,29%). Tỷ lệ điều trị khỏi các bệnh này đạt từ 96,43% - 100%.

5. Lợn con thường mắc mắc các bệnh viêm rốn (21,84%), hội chứng tiêu chảy (12,64%), hội chứng hô hấp (3,22%), viêm khớp (1,29%). Tỷ lệ điều trị khỏi các bệnh này đạt từ 91,49% - 98,61%.

* Những chuyên môn đã được học tại trại

Qua 6 tháng thực tập tại trại em đã được học hỏi và được chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc ni dưỡng và phịng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc em đã được học và làm như:

+ Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bào thai.

+ Đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, bấm đuôi, thiến lợn đực, mổ hecni, tiêm chế phẩm Fe - Dextran cho lợn con.

+ Tham gia vào quy trình chăm sóc, tiêm vắc xin phịng bệnh cho đàn lợn nái, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ của trại (cho lợn ăn, tắm chải cho lợn mẹ, vệ sinh bầu vú, dải vôi sàn, vôi gầm, dọn vệ sinh chuồng,…).

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần duy trì và làm tốt hơn nữa cơng tác vệ sinh thú y, sát trùng dụng cụ chăn nuôi, khu vực chuồng trại cũng như cả con người trước khi ra vào khu vực trại.

- Tăng cường chăm sóc ni dưỡng đàn lợn nái mang thai để tạo ra được đàn con khỏe mạnh, thuận lợi cho chăm sóc ni dưỡng sau này. Quản lý tốt lợn con sơ sinh và lợn con theo mẹ, hạn chế thấp nhất tỷ lệ chết, mang lại kinh tế cao.

- Hướng dẫn và kiểm tra công việc của công nhân để kịp thời điều chỉnh, vì đây là đối tượng tham gia trực tiếp vào công tác chăn nuôi, ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác vệ sinh phịng bệnh và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Phạm Chúc Trinh Bạch (2011), Giáo trình chăn ni lợn nái, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật

Thú y, tập XXIII (số 5), tr.51 - 56.

3. Nguyễn Xn Bình (2000), Phịng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

4. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản

xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phịng trị, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

8. Trương Lăng (2000), Ni lợn gia đình, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

11. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu biến đổi của một số chỉ tiêu lâm

sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm,

Nxb Nông nghiệp.

14. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của heo nái”, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

15. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn ni lợn, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Phụng (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn,

Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

17. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đồn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”,

Tạp chí Nơng nghiệp Thực phẩm, số 9, Trang 324 - 325.

18. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015), Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn ni theo mơ hình gia trại, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

19. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn ni và phịng trị bệnh cho lợn,

Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.

II. Tài liệu nước ngoài

20. Bidwel C. and William S. (2005), “Laboratory diagnosis of porcine infertility in the UK”, The Pig Journal, pp. 88 -106.

21. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol, Patho.l Clin, Med, 2007 Nov., 54(9), pp 491.

22. Kemper N., Bardehle D., Lehmann J., Gerjets Looft H., Preissler R. (2013), “The role of bacterial pathogens in coliform mastitis in sows”, Berl Munch Tierarzlt Wochenschr 126, Heft 3/4, Seiten, pp. 130 - 1.

III. Tài liệu internet

23. Shrestha A. (2012), Mastitis, Metritis and Aglactia in sows, http://www.slideshare.net.

24. Trần Văn Bình (2010), http://pharmavet.vn/?tab=forum&id=1350

25. Biotech-VET (2019), Phát hiện và điều trị bệnh viêm cuống rốn ở heo

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)