2.1.1- Quy trình chế biến gạo tiêu dùng nội địa (gạo xát trắng)
Quy trình chế biến gạo tiêu dùng nội địa được thực hiện qua các bước sau:(Hình 2.1)
Hình 2.1 - Quy trình chế biến gạo trắng
Sau khi thu hoạch và phơi khô hoặc sấy đảm bảo độ ẩm quy định, lúa được đưa qua thiết bị tách vỏ trấu để cho ra gạo lức. Kế tiếp gạo lức được đưa qua máy xát để tách toàn bộ lớp cám cho ra gạo trắng. Cuối cùng gạo trắng được đóng bao và đưa đi tiêu thụ. Ngồi gạo trắng, q trình chế biến cịn phát sinh các phụ phẩm khác như tấm, cám y, cám xay.
2.1.2- Quy trình chế biến gạo xuất khẩu (gạo đánh bóng/ lau bóng)
6
Nghiên cứu chương này, người viết kết hợp thơng tin từ các tư liệu có trước như WorldBank (2002), Lưu Thanh Đức Hải (2003)... với phỏng vấn chuyên gia tại Công ty lương thực Long An.
Quy trình chế biến gạo xuất khẩu trải qua các bước như sau:(Hình 2.2)
Hình 2.2 - Quy trình chế biến gạo xuất khẩu
Lúa sau khi thu hoạch, được phơi khô hoặc sấy để đảm bảo độ ẩm quy định. Tùy theo yêu cầu chế biến gạo xuất khẩu, lúa được đưa vào thiết bị tách vỏ trấu để cho ra gạo lức hoặc thêm một công đoạn nữa là tiếp tục qua máy xát để bóc một phần lớp cám cho ra gạo “trắng xầy”. Gạo lức, gạo “trắng xầy” còn được gọi là gạo nguyên liệu. Hiện nay, khâu này vì khơng u cầu cao về thiết bị công nghệ đắt tiền, nên phần lớn do các nhà máy tư nhân đảm nhận.
Gạo nguyên liệu sau đó cung ứng đến các doanh nghiệp xuất khẩu để chế biến theo yêu cầu, gồm các cơng đoạn xát, đánh bóng, phân loại, bao gói. Khâu này vì yêu cầu phải đảm bảo nghiêm ngặt tiêu chuẩn gạo xuất khẩu và hiệu quả, nên cần đầu tư thiết bị công nghệ đắt tiền và thường do các doanh nghiệp xuất khẩu đảm nhận.