II. TÌNH HÌNH HOẠTĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG CÁC NĂM QUA.
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty biểu hiện đặc trưng của một doanh nghiệp Nhà nước là sự tham gia lãnh đạo của Đảng uỷ Công ty biểu hiện sự lãnh đạo của Đảng. Cơ cấu này thể hiện cơ cấu trực tuyến chức năng, quyền Giám đốc quản lý cơ quan Công ty và toàn bộ các đơn vị thành viên và các đội thi công trực thuộc đơn vị mình đồng thời có sự trợ giúp của ba Phó Giám đốc, giúp Giám đốc quản lý các bộ phận theo chức năng của mình. Cơ cấu này đã loại bỏ dược những hạn chế và riêng biệt của từng loại, phát huy được những ưu điểm của chúng tạo thành thế mạnh chung. Tuy nhiên nó còn có những hạn chế nhất định mà chưa thể khắc phục được.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty :
♦Phòng tổ chức lao động. •Nhiệm vụ chung:
- Là tham mưu giúp việc cho Giám đốc, nằm trong hệ thống các phòng ban chức năng của công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty và thường vụ Đảng uỷ Công ty về công tác tổ chức và cán bộ trong đào tạo, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí và nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
- Giúp giám đốc công ty nắm tình hình nhân sự, lao động các đơn vị thành viên, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Là cơ quan thay mặt Giám đốc Công ty kiểm tra hướng dẫn bảo vệ sức khoẻ cán bộ công nhân viên, giải quyết mọi chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người lao động như đào tạo lại, nâng bậc lương, định mức lao động và thu nhập, tuyển dụng lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của cơ sở. Có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan bảo hiểm xã hội Thành phố và tổ chức công đoàn trong việc giải quyết quyền lợi cho người lao độne như về hưu nghỉ chế độ, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
- Giúp Giám đốc Công ty chức năng thanh tra, kiểm tra để tăng cườne pháp chế trong sản xuất kinh doanh và chức năng bảo vệ- tự vệ nhằm bảo đảm cho sự an toàn trật tự trong sản xuất kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Cône ty và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của thanh tra Tổng công ty và thanh tra Nhà nước Bộ công nghiệp được quyền thanh tra, kiểm tra, nắm tình hình đối với các đơn vị thành viên thuộc quyền quản lý của Công ty.
•Nhiệm vụ cụ thể: +về tổ chức:
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty sắp xếp tổ chức kinh doanh các đơn vị trong toàn Công ty phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn.
- Tham gia cùng các đơn vị trong việc sắp xếp bộ máy quản lý và sắp xếp các tổ chức sản xuất trong đơn vị.
- Giúp việc cho Giám dốc Công ty trong việc làm thủ tục hành chính cho các quyết định về tổ chức : thành lập, sát nhập, giải thể các tổ chức hoặc đơn vị thành viên theo phân cấp của Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam.
+ về tổ chức cán bộ: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và thường vụ Đảng uỷ về bố trí, sắp xếp, đề bạt, cùng ban tổ chức Đảng uỷ xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công ty, theo dõi hồ sơ cán bộ.
+ Về lao động: Nắm tình hình lao động toàn công ty, báo cáo Giám đốc và cấp trên theo quý, xác định tiêu chuẩn các loại lao động cần tuyển, tham gia tuyển dụng.
+ Về chế độ chính sách y tế: kiểm tra chế độ chính sách hiện hành, duy trì khám sức khoẻ định kỳ.
+ Về kế hoạch tiền lương: hướng dẫn xây dựng định mức tiền lương, tổne hợp kế hoạch tiền lương chung toàn Công ty.
+ Về đào tạo: theo dõi thống kê trình độ hiện có của cán bộ trong toàn Công ty, tổ chức hoặc tham gia với các đơn vị tổ chức các lóp đào tạo mới, đào tạo lại, thi nâng bậc công nhân trực tiếp, tiến tới thi nâng bậc cán bộ công nhân viên gián tiêp theo quy định của Nhà nước.
♦ Phòng Tài chính kế toán: là cơ quan giúp việc Công ty về quản lý tài chính theo quy định và luật pháp Nhà nước (Bộ Tài chính) đối với doanh nghiệp Nhà nước. Phòng có nhiệm vụ giúp Giám đốc công ty quản lý về nghiệp vụ hệ thốne kế toán từ cơ quan Cône ty đến các Nhà máy, xí nghiệp thành viên; giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo các đơn vị tổ chức hạch toán kế toán, quản lý tài sản, tiền vốn, phản ánh kịp thời đầy đủ, chính xác các biến độne trong quá trình sản xuất, xây lắp và trong quá trình sản xuất kinh doanh.
♦ Phòng kỹ thuật cơ điện: là cơ quan tham mưu, giúp việc Giám đốc Công ty, nằm trong hệ thống các phòng ban chức năng của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác quản lý kỹ thuật nói chung đặc biệt là kỹ thuật cơ điện đối với các đơn vị thành viên của Công ty. Phòng còn có chức năng thực hiện công tác sáng kiến, cải tiến, công tác vệ sinh công nghiệp và kỹ thuật an toàn lao động.
♦Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: là cơ quan giúp việc Giám đốc Công ty về hoạt dộng kinh doanh trong và ngoài nước, nằm trong hệ thống các phòng ban chức năng của công ty. Phòng có nhiệm vụ giúp việc Giám đốc Công ty trong việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Công ty. Là đầu mối giải quyết các thủ tục về nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất và thiết bị phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty tiến tới là đầu mối giới thiệu các sản phẩm của Công ty ra
các nước trong khu vực thông qua thông tin quảng cáo và những thủ tục ban đầu của các hoạt động kinh tế cụ thể do Giám đốc Công ty kí kết và thực hiện.
♦ Phòng kế hoạch thị trường: là cơ quan giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch, công tác quản lý các dự án đầu tư, công tác tổng hợp các kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Công ty. Điều tra và khai thác thị trường xây dựng trong cả nước phù hợp với những năng lực và sở trường của Cône ty. Phòng kế hoạch thị trường nằm trong hệ thống các phòng ban chức năng của Công ty.
♦ Văn phòng Công ty: là cơ quan giúp Giám đốc phối hợp các mặt hoạt động của công ty, quản lý lĩnh vực hành chính và thi đua khen thưởng, tổ chức thực hiện công tác lưu trữ, quản trị của cơ quan Công ty, đảm bảo các điều kiện làm việc để bộ máy cơ quan Công ty hoạt động có hiệu quả, phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất kinh doanh.
Giám đốc Công ty: trách nhiệm và quyền hạn của công ty;
- Tổ chức: Đề nghị tổng công ty ra quyết định thành lập, giải thể, sát nhập và cổ phần hoá các đon vị thành viên của công ty; phê chuẩn quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên; quy định trách nhiệm và quyền hạn cho các đơn vị thành viên trong công tác tổ chức; phê duyệt phương án sắp xếp tổ chức quản lý và sản xuất của các đơn vị thành viên.
- Quản lý cán bộ công nhân viên: Đề nghị tổng công ty đề bạt, nâng bậc lương, giải quyết các chế độ chính sách và thi hành kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện quản lý của Công ty; thống nhất quản lý công nhân viên trong toàn Công ty; quyết định các chủ trương về công tác cán bộ trong Công ty; quyết định tuyển dụng, điều động trong và ngoài công ty; quyết định kỷ luật buộc thôi việc, cho thôi việc, nghỉ hưu; phân công công tác và kiểm tra thực hiện, nhiệm vụ....
♦ Phòng quản lý sản xuất: là một phòng ban chức năng thuộc Công ty, giúp Giám dốc quản lỷ các hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong các dơn vị, quản lý nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuât, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, quản lý kho bãi tập kết, lưu trữ nguyên vật liệu, sản phẩm , tính toán hiệu quả cho nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất.
♦ Phó Giám đốc Công ty: là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, được Giám đốc phân công và uỷ quyền theo Văn bản, điều hành một hoặc một số lĩnh vực Công ty. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc Công ty phân công và uỷ quyền. Trường hợp trực tiếp Giám đốc trực tiếp xem xét và chỉ đạo, điều hành công việc thuộc các lĩnh vực đã phân công cho các phó Giám đốc phụ trách thì quyết định Giám đốc công ty là quyết định cuối cùng.
♦ Đảng uỷ công ty: là cơ sở tham gia với thủ trưởng đơn vị trong các vấn đề nhân sự, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ, kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách cán bộ của Đảng và pháp luật của Nhà nước.