Giải pháp về thị trường:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân của việt nam hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 73)

Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới đã đặt ra cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân rất nhiều cơ hội và cũng khơng ít khó khăn, thách thức. Việc tham gia Khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA), APEC, quan hệ thương mại với Liên hiệp Châu Âu (EU), khu vực tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BAT) và đặc biệt là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi sự nỗ lực mạnh mẽ từ cả hai phía Nhà nước và các doanh nghiệp. Ngồi các giải pháp hỗ trợ về tài chính, Nhà nước cần có giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thị trường nội địa và thế giới:

- Hồn thiện mơi trường tổng thể của nền kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.

Đối với thị trường trong nước, Nhà nước cần sớm cụ thể hóa Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại (sửa đổi), tạo hành lang pháp lý và cơ chế chính sách cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời để ổn định thị trường, Nhà nước phải sớm cho ra đời Luật canh tranh – chống độc quyền để góp phần loại bỏ tình trạng độc quyền do chơ chế và độc quyền do cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đối với thị trường ngoài nước, Nhà nước cần sớm xây dựng Luật Đầu tư ra nước ngoài; điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các cơ chế, chính sách phù hợp với hệ thống các định chế của tổ chức kinh tế thế giới và luật pháp của quốc gia mà chúng ta ký hiệp định thương mại song phương. Khi Luật Đầu tư ra nước ngồi được ban hành chính là hành lang pháp lý giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng tốt nhất lợi thế so sánh của đất nước để phát triển và tiếp cận thị trường thế giới.

- Về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân không đủ khả năng tiếp cận được với thị trường thế giới nếu khơng có sự hỗ trợ của Nhà nước. Vấn đề thiếu thơng tin về các cơ chế chính sách, thơng tin về luật pháp của các nước, thông tin về thị trường và giá cả, thông tin về khoa học cơng nghệ... là vấn đề rất khó khăn đối với các doanh nghiệp. Nhà nước cần thành lập những cơ quan, tổ chức chuyên tư vấn, cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xuất khẩu. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham

gia các hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm của mình, tiếp cận với cơng nghệ tiên tiến, tìm kiếm được những đối tác phù hợp.

Hiện nay, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) là cơ quan có rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài việc tổ chức cho doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, VCCI còn tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc gặp gỡ trao đổi giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài tham gia hội chợ triễn lãm. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến, cũng như tìm kiếm được đối tác phù hợp, mà nếu chỉ riêng họ sẽ khơng đủ kinh phí và năng lực làm điều đó. Đặc biệt, mới đây VCCI đã xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp có thể đàm phán, trao đổi hợp đồng trên mạng nhanh chóng và thuận lợi. Quan trọng hơn, sàn giao dịch này tạo một cầu nối để các doanh nghiệp nước ngồi có nhu cầu có thể tìm đến các doanh nghiệp Việt Nam.

- Các hiệp hội ngành hàng phải thực sự phát huy được vai trò là tổ chức đứng ra điều phối, phối hợp hành động cho các doanh nghiệp hội viên. Với tư cách là đại diện của doanh nghiệp, Hiệp hội có thể tiến hành các hoạt động nghiên cứu chính sách, thuê các công ty tư vấn, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và đại diện cho doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân cần phải hợp sức với nhau trong hiệp hội. Mỗi vùng, mỗi địa phương cần có những nỗ lực để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua sự liên kết chặt chẽ trong các hiệp hội và cùng hỗ trợ nhau trong công tác marketing cũng như thông tin và đào tạo. Những hiệp hội như vậy còn giúp chuyển tải những đề xuất chính đáng của doanh nghiệp lên các cấp chính quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân của việt nam hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)