Quan điểm sử dụng đất

Một phần của tài liệu BCTMQH_Bien Hoa2030 (Trang 92 - 94)

I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.2. Quan điểm sử dụng đất

Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư, phát triển kinh tế với tốc độ cao, hiệu quả và bền vững, tạo mơi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nghiệp; quản lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên cho yêu cầu phát triển kinh tế; phát triển hiệu quả kinh tế tập thể.

Giai đoạn 2021 - 2030, thành phố tiếp tục xác định việc việc xây dựng và chỉnh trang đơ thị là nhiệm vụ trọng tâm, mang tính đột phá của thành phố. Tập trung chủ yếu vào các dự án: giao thông huyết mạch, phục vụ cho việc giải quyết ùn tắc giao thông và phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố nói riêng; các dự án xây dựng trường học.

- Đối với đất xây dựng khu công nghiệp: tiếp tục đầu tư cải tạo và hoàn

thiện hạ tầng kỹ thuật của các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt về khâu xử lý nước thải. Thực hiện chuyển đổi công năng đối với khu công nghiệp Biên Hịa 1, điểm cơng nghiệp tại Tân Hiệp,..., đồng thời tiến hành rà sốt để chuyển đổi cơng năng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường trong thành phố, tạo quỹ đất xây dựng và phát triển các khu chức năng đô thị, đảm bảo về môi trường sống trong đô thị.

- Đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển

công nghiệp theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ xanh và thân thiện với môi trường. Hạn chế phát triển các ngành liên quan đến khai thác tài ngun khống sản, ơ nhiễm môi trường và các dự án mới cần nhiều lao động phổ thông.

Giữ vững và phát triển theo chiều sâu các ngành công nghiệp truyền thống hoặc sử dụng nhiều lao động, gồm: gốm, lâm sản, giày da, may mặc,… và các ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh của thành phố, gồm: chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí phục vụ xây dựng, cơ khí nơng nghiệp, thiết bị điện, điện tử, hàng nhựa, bao bì, hóa chất,… Chú trọng phát triển mạnh cơng nghiệp hỗ trợ, sản xuất các loại nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng thay thế hàng nhập khẩu.

Tiếp tục thực hiện từng bước việc đình chỉ hoạt động hoặc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đang nằm xen kẽ khu dân cư theo kế hoạch.

- Đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ: tiếp tục quan tâm, phát triển

mạnh ngành dịch vụ và kiểm soát thị trường hiệu quả. Nâng cao chất lượng hoạt động và đổi mới cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng: đáp ứng tốt nhu cầu nhà ở và các dịch vụ cao cấp khác. Các nhóm ngành dịch vụ cần xếp theo thứ tự ưu tiên:

+ Thứ nhất là dịch vụ nhà ở phuc vụ cho các đối tượng tái định cư, công nhân, sinh viên và các đối tượng khác.

+ Thứ hai là phát triển các dịch vụ tài chính, bao gồm các cơng cụ và nghiệp vụ tín dụng hiện đại, thanh tốn quốc tế, bảo hiểm,… nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện đại của các doanh nghiệp và nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân.

+ Thứ ba là phát triển các dịch vụ giáo dục - đào tạo và văn hóa. Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ này theo hình thức xã hội hóa một cách rộng rãi với quy mô lớn, chất lượng cao.

+ Thứ tư là tiếp tục phát triển hồn chỉnh hệ thống vận tải cơng cộng và hiện đại hóa vận tải hàng hóa, kho bãi, cầu cảng và các dịch vụ logistic khác để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngoài ra, thành phố cũng tiếp tục quan tâm phát triển dịch vụ du lịch, chủ yếu là du lịch sinh thái, quan tâm khai thác cảnh quan ven sơng Đồng Nai; hồn chỉnh mạng lưới chợ theo quy hoạch và đẩy mạnh thực hiện văn minh thương mại.

- Đối với lĩnh vực nông, lâm thủy sản: Phát triển nông nghiệp thành phố

theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Duy trì và phát triển trồng rau an tồn, hoa phù hợp với phát triển đơ thị. Hồn thành việc ngưng chăn ni gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố. Quản

lý hiệu quả hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm. Hoàn thành đầu tư khu giết mổ tập trung tại phường Long Bình. Duy trì mơ hình nuồi trồng thủy sản trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ổn định diện tích rừng; phát triển cây xanh tập trung và phân tán trong khu vực đô thị.

Một phần của tài liệu BCTMQH_Bien Hoa2030 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)