Chƣơng 3 : LỄ HỘI ĐÌNH HẠ HỘI
3.3. Các ý nghĩa biểu tƣợng trong lễ hội
Nói đến đình là nói đến tín ngưỡng thờ thành hồng làng. Thành hồng làng là người có cơng với làng và được cộng đồng tơn vinh làm thành hồng. Thành hoàng xuất hiện như một nhu cầu củng cố làng xã, thể hiện tính tự trị của cộng đồng làng (mỗi làng có thành hồng riêng) và thể hiện sự quản lý tập trung của nhà nước quân chủ phong kiến (thành hồng được triều đình ban
miếu) và xuất hiện trong thời gian thiêng (thời gian lễ hội). Tuy nhiên khi nghiên cứu việc thờ thần tại đình làng Hạ Hội, chúng tơi thấy có sự đan xen cùng tồn tại của nhiều lớp tín ngưỡng khác tồn tại bên cạnh tín ngưỡng thành
hồng làng. Thơng qua việc nghiên cứu thần phả, diễn xướng lễ hội, đầu tiên
chúng ta thấy thành hồng Đinh Cơng Tuấn mang tư cách của một vị thần nông nghiệp. Như bao làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ, Hạ Hội là vùng đất nông nghiệp trồng lúa nước. Tuy nghề dệt và một số nghề phụ khác rất phát triển nhưng hoạt động sản xuất kinh tế truyền thống cơ bản vẫn là trồng lúa nước. Người nơng dân ln có nhu cầu, ước muốn cho cơng việc được thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc lúa đầy nhà. Tuy nhiên nghề nơng nghiệp trồng lúa nước lại phụ thuộc rất nhiều các yếu tố của tự nhiên mà khả năng con người chưa thể khắc phục được vì vậy họ phải cầu cứu đến những vị thần linh như một cứu cánh mỗi khi người nông dân gặp thiên tai. Những vị thần ấy là những thế lực có sức mạnh siêu nhiên, có khả năng đem đến cho người nông dân một niềm tin hư ảo. Các hoạt động thờ cúng thần linh từ chỗ sơ khai ban đầu dần được khái quát, tiêu chuẩn hóa và nâng thành những nghi lễ long trọng. Những nghi thức lễ diễn ra trong lễ hội tại đình làng Hạ Hội cho thấy dấu vết về một lễ hội nông nghiệp. Dấu hiệu của việc lấy nước trong lễ hội thi thổi cơm cho biết về ý nghĩa như một biểu tượng cầu nước đến với cả làng. Nền nông nghiệp xưa tồn tại với phương thức canh tác lạc hậu, do vậy yếu tố nước trở nên quan trọng nhất. Người xưa có câu “ Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”. Trong khi đó khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, cây cối muốn sinh trưởng rất cần đến nước. Vì vậy rước nước như một ước vọng mong có đủ nước cho cây trồng, khơng q thừa nước vào mùa úng, cũng không quá thiếu nước về mùa khô. Không chỉ ở Hạ Hội mà các làng quê Việt Nam khác, việc rước nước trong lễ hội là một biểu hiện của nghi lễ nơng nghiệp có thể được ẩn mình trong những lớp áo tín ngưỡng khác (rước nước làm lễ Mộc Dục).
Một số nghi thức rrong lễ hội tại đình Hạ Hội cịn cho thấy những dấu vết của tín ngưỡng phồn thực. Con người tồn tại trong những mối quan hệ
như một thành phần của tự nhiên đồng thời cũng đối lặp với tự nhiên. Khi con người đặt mình là một bộ phận của tự nhiên sẽ thấy sự lệ thuộc vào tự nhiên, chịu tác động của tự nhiên, tất yếu sẽ dẫn đến một nhận thức nhỏ bé lệ thuộc và sùng bái tự nhiên. Trong q trình phát triển con người nhận thấy tính giới hạn của cuộc sống, tuyệt vọng trước cái chết. Trong lịch sử, con người đã làm nhiều việc không tưởng tượng được nhưng chưa bao giờ con người vượt qua được cái chết. Con người chỉ nuôi dưỡng một cuộc sống trường tồn bằng những khát vọng, bằng những ảo ảnh về cuộc sống sau cái chết. Con người cá nhân là con người cụ thể, có giới hạn mong manh khác với con người xã hội là con người vĩnh hằng khơng ngừng phát triển hồn thiện. Tính vĩnh hằng đã làm cho q trình phát triển nòi giống từ hành vi tự nhiên bản năng sang hành vi mang tính xã hội với ý nghĩa văn hóa cao q. Cùng với sự hồn thiện, con người văn hóa ngày càng giữ vai trị quan trọng thay thế con người tự nhiên. Sự phát triển từ một nhu cầu tồn tại của con người đã trở thành những khát vọng rồi phát triển thành sự thiêng liêng hóa nhu cầu sinh sản. Sự thiêng liêng
ấy được cụ thể hóa bằng những hành vi, những nghi thức để vươn tới thực
hiện những ước vọng của con người và đó là cơ sở hình thành tín ngưỡng tơn
thờ sự sinh sản – tín ngưỡng phồn thực. Tín ngưỡng phồn thực là một khái
niệm rộng bao gồm nhiều thành tố cấu thành và nhiều hành động cụ thể mà tập trung vào hai đối tượng sùng bái: Thờ sinh thực khí; thờ hành vi giao phối. Tín ngưỡng phồn thực khơng bó hẹp trong khn khổ ước vọng sinh sơi về con người mà cịn rộng ra là ước vọng về sự tăng trưởng của cả vật chất nói chung. Trong lịch sử phát triển của mình, lồi người là chủ thể sáng tạo, những ước vọng về sự gia tăng con người, gia tăng dân số, gia tăng lực lượng sản xuất là ước vọng lớn nhất. Con người cũng là tài sản cao quý nhất. Bên cạnh đó cịn có những ước vọng khác về sự phát triển, tăng trưởng của cả vật chất. Tín ngưỡng phồn thực đã thể hiện những ước vọng về sự tăng trưởng này. Trong lễ hội ở Hạ Hội, những hành động sử dụng chày, cối để giã thóc cũng có ý nghĩa biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực, bởi lẽ chày và cối được
sử dụng như biểu tượng của những sinh thực khí. Sự tồn tại của tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội như một ước vọng về sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi trong sản xuất. Với ý nghĩa đó, những hành vi của tín ngưỡng phồn thực về mặt bản chất cũng là lớp tín ngưỡng cổ của cư dân nơng nghiệp.
Một lớp tín ngưỡng mà chúng ta có thể nhận thấy đình làng là tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc. Việc thờ thần là tín ngưỡng phổ biến của các dân tộc. Với người Việt thờ thần là sự phản ánh sâu đậm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đối tượng được tôn làm thần rất phong phú (nhân vật lịch sử, anh hùng dựng nước, tổ nghề, linh khí núi sơng, thậm chí là những người chết được thiêng hóa…). Trong số các thần đó đơng hơn cả vẫn là những anh hùng, liệt nữ, những bề tơi của triều đình được nhà nước phong kiến phong thần. Thờ anh hùng dân tộc xuất hiện từ rất sớm, tồn tại lâu dài, phản ánh quá trình dựng nước, dựng làng đầy cam go nhưng vô cùng oanh liệt. Thờ anh hùng dân tộc ln tồn tại trong sự đan xen hịa đồng với toàn bộ các yếu tố khác của hệ thống tín ngưỡng nhưng ln mang tính trội hơn cả. Tính chất ấy được thể hiện qua sự hiện diện của thần qua thần tượng và thần vị trong đình, qua việc người dân hiểu khá rõ tiểu sử thần, qua các sắc phong của triều đình. Nó phản ánh sự thống nhất ý chí từ người dân địa phương lên đến chính quyền trung ương. Tiểu sử thần Đinh Công Tuấn cho biết thần từng tham gia lãnh đạo quân đội chống giặc ngoại xâm dưới đời Trần. Những nghi thức diễn
tế tại đình làng cơ bản vẫn nói đến thần trên tư cách một người anh hùng dân
tộc có cơng đánh giặc cứu nước, cứu dân. Hội thi thổi cơm cơ bản là quá trình diễn xướng việc người dân góp gạo nấu cơm cho quân sĩ đi đánh trận. Trò chơi đánh cờ người và cờ bỏi là hình thức diễn xướng việc tập binh sĩ của Đinh Công Tuấn khi xưa.
Anh hùng dân tộc khơng chỉ là những người có chiến cơng trận mạc họ
cịn là những người có cơng trong cơng cuộc dựng làng lập ấp. Qua đó chúng ta cịn nhận thấy một lớp tín ngưỡng khác tồn tại: Tín ngưỡng thờ tổ tiên.
Các lớp tín ngưỡng dân gian luôn tồn tại trong đời sống nhân dân. Dưới các triều đại phong kiến, để thắt chặt sợi dây cai trị về mặt tinh thần của triều đình đối với địa phương, nhà nước phong kiến đã phong tước cho các vị thần thành hoàng của mỗi làng quê. Tước vị càng cao, làng càng vinh dự. Nhưng khơng có triều đình nào phong tước cho các vị thần khơng tên tuổi xác thực. Chính vì vậy để khẳng định vị thế của thành hoàng người dân xuất hiện một nhu cầu thay thế nguồn gốc của thần, gán cho thần những sự kiện lịch sử mới trong tiểu sử thần. Thành hồng Đinh Cơng Tuấn do vậy mang đậm màu sắc chính trị chính thống nhưng cũng phù hợp với lợi ích của người dân lao động. Thành hồng Đinh Cơng Tuấn là vị thần thuộc hệ thống các nhân vật trong thời nhà Trần, lai lịch thần đượm màu huyền thoại. Sự thực lịch sử trong thần tích được gạn lọc sẽ là những đóng góp đáng kể trong việc tìm về cội nguồn đời sống văn hóa.
Ngồi ra, việc phụng thờ thần Đinh Cơng Tuấn tại làng Hạ Hội cũng cho thấy những ý nghĩa khác trong đời sống tâm linh tại đây. Lai lích thần Đinh Công Tuấn với việc cha mẹ của ông đi cầu đảo được một vị thần cưỡi hổ đến sai đồng tử giáng thế nhập làm con cho thấy ít nhiều ảnh hưởng của Đạo giáo trong tư cách của thần. Bên cạnh đó việc cha mẹ Đinh Cơng Tuấn đi cầu đảo trong hội chùa Thầy và bản thân vị thần này khi trưởng thành đã từng xuất gia đi tu tại chùa Kim Đáp cũng nói lên sự ảnh hưởng của Phật giáo trong tư cách cá nhân thần. Đinh Công Tuấn cũng chịu ảnh hưởng từ Nho giáo khi ông từng theo học từ một nhà Nho là Hoa Đường tiên sinh. Bản thân Đinh Công Tuấn cũng từng có lúc mở trường dạy học, truyền bá giáo lỹ Thành hiền tới nhân dân.
Sự ảnh hưởng của các tôn giáo như trên cho thấy một sự phát triển của tín ngưỡng thờ thần tại địa phương, tư cách thần Đinh Công Tuấn từ một vị thần địa phương, thần của làng xã đã được nâng lên một bậc mới, ít nhiều gia nhập hệ thống thần của tôn giáo. Sử ảnh hưởng của các tôn giáo kể trên phản ánh một thực tế lịch sử tư tưởng đời Trần thế kỷ XIII là thời kỳ có tư tưởng
Tam giáo đồng nguyên còn phổ biến rộng rãi trong xã hội. Đồng thời, qua việc tiếp nhận ảnh hưởng Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo vào tư cách thần Đinh Công Tuấn cũng cho thấy sự giao lưu, tiếp nhận văn hóa truyền thống bản địa với văn hóa ngoại du nhập vào Việt Nam nhưng yếu tố bản địa vẫn mang tính trội, tính quyết định.
Các triều đại phong kiến với hệ tư tưởng cơ bản là nho giáo đã phong tặng thần là “hộ quốc tí dân”. Nhưng việc tìm hiểu lai lịch thần cho thấy sự tồn tại của nhiều lớp tín ngưỡng, nhiều tư tưởng dân gian bên cạnh những tư tưởng chính thống. Các lớp tín ngưỡng này vẫn ngày ngày tồn tại hiện hữu phản ánh tính chất nguyên hợp trong tư duy con người Việt Nam, tính chất nguyên hợp ấy biểu hiện ở sự kính thần cầu mong bình an cuộc sống thuận lợi trong lao động. Tính chất ngun hợp cịn biểu hiện một sự dung hòa về tư tưởng của người dân Việt Nam.