Trong trang phục

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người mường với người kinh ở huyện lạc sơn, hòa bình (Trang 90 - 93)

3.3. Biến đổi trong sinh hoạt hàng ngày

3.3.1. Trong trang phục

Ngày nay, những trai, gái thanh niên ở huyện Lạc Sơn đều không sử dụng trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày nữa. Đây không phải là thực trạng riêng của dân tộc Mường ở huyện Lạc Sơn mà là thực trạng chung của tộc người Mường ở nhiều địa bàn trên đất nước ta. Điều này khơng có gì lạ, vì nó là quy luật tất yếu của sự phát triển, con người ngày càng tìm tịi, sáng tạo và tìm ra những điều ph hợp tốt nhất phục vụ cho cuộc sống của mình. Trang phục cũng nằm trong số đó, từ chỗ con người chưa biết đến qu n áo, chưa biết ch thân đến khi sáng tạo ra qu n áo thì quả là quá trình lâu

dài.Trang phục ra đời c ng có sự biến đổi và phát triển. Các bộ trang phục ngày nay càng đẹp hơn, dễ sử dụng hơn và thuận tiện cho các hoạt động của con người. Trong khi đó, trang phục truyền thống của người Mường nói riêng và của h u hết các dân tộc khác đều phải rất nhiều công sức và thời gian để làm ra. Bên cạnh đó h u hết các bộ váy áo đều khó sử dụng và khơng thuận tiện trong lao động sản xuất. Chính vì vậy, giới trẻ ngày nay đã khơng cịn sử dụng trang phục truyền thống nữa mà chuyển sang d ng trang phục hiện đại.

Trong giai đoạn ngành công nghiệp phát triển mạnh, các bộ trang phục được sản xuất hàng loạt với chất lượng cao và phong ph về kiểu dáng, hoa văn, màu sắc. Những điểm mạnh của trang phục hiện đại trên đã đánh bật sự hiện diện của các bộ trang phục truyền thống. Con người hiện đại không thể mặc mãi một bộ qu n áo với c ng một kiểu dáng mẫu mã được. Họ thường xuyên thay đổi và làm mới mình hàng ngày. Giới trẻ dân tộc Mường cũng không phải là ngoại lệ, họ đi học, đi làm hòa nhập với cuộc sống hiện đại thì khơng thể mặc trang phục truyền thống th o được. Đối với họ, trang phục truyền thống ch được sử dụng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trong các lễ hội truyền thống, trong các nghi lễ của dân tộc mình

Trang phục ở người cao tuổi

Với những người già trong khoảng từ 70 tuổi trở lên, sự xuất hiện của những bộ trang phục hiện đại h u như khơng có tác động đến cách ăn mặc của họ. Các ông, các bà vẫn mặc trang phục truyền thống trong đời sống thường ngày. Lí do là về mặt tâm lí và thói qu n của họ. Đối với những người cao tuổi, văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của họ và tạo ra thói qu n trong sinh hoạt. Trang phục truyền thống không thể tách rời cuộc sống của họ. Các mế bà vẫn mang trên mình những bộ trang phục truyền thống khi đi chơi xa lên Huyện, lên t nh. Đặc biệt trong các lễ hội truyền thống của làng của xã các mế lại mang những bộ trang phục đẹp nhất của mình ra để d ng.

Đối với những người ở độ tuổi thấp hơn trong khoảng 55 – 70 tuổi thì việc sử dụng trang phục truyền thồng cũng ít đi. Đối với phụ nữ ở độ tuổi này thì họ kết hợp song song sử dụng hai loại trang phục, khi thì họ mặc trang phục truyền thống đơi l c lại thấy mặc trang phục hiện đại. Họ ch mặc trang phục truyền thống khi ở làng, ở xã cịn khi có việc phải đi xa thì họ lại mặc những bộ trang phục bình thường như người Kinh. Đối với đàn ông trong độ tuổi này thì họ mặc trang phục như người Kinh. Trang phục truyền thống ch được sử dụng khi c n thiết.

Trang phục trong các hoạt động tín ngưỡng

Trong các ngày diễn ra các lễ hội truyền thống các chị, các bác, các mế vẫn mặc những bộ trang phục truyền thống. Tuy nhiên, cách sử dụng cũng đơn giản đi không mặc đ y đủ như trước nữa: Hấu hết cách ăn mặc của phụ nữ Mường ở huyện Lạc Sơn ngày nay khơng cịn thấy sự xuất hiện của chiếc áo ch ng. Để cho đơn giản và nhanh gọn trong việc sử dụng chiếc yếm cũng được thay bằng chiếc áo phông. Đây là cách ăn mặc phổ biến đang diễn ra hiện nay, chiếc áo phông được mặc bên trong thay cho vai trị của cái yếm sau đó s mặc váy, chiếc áo cánh ra bên ngoài. Việc đội khăn người Mường gọi là mũ trên đ u cũng ít khi được sử dụng, ch có các mế già là vẫn cịn duy trì được cách đội này vì việc sử dụng trang phục truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức, mặt khác các mế thường cạo trọc đ u cho nên việc duy trì đội khăn cũng là một yếu tố th m mĩ để ch đi cái đ u trọc.

Đồ trang sức đi kèm trang phục cũng ít đi về số lượng và đơn giản về hình thức. Trâm cài đ u, vịng cổ, vịng tay khơng cịn thấy hiện diện. Các bộ trang phục ngày nay ch cịn giữ được bộ xà tích đi kèm, tuy nhiên ch có dây khơng chứ khơng thấy có tr o hộp tr u và vuốt hổ.

Có thể thấy, việc sử dụng trang phục truyền thống của người Mường ở huyện Lạc Sơn đã đơn giản đi rất nhiều. Việc mặc trang phục truyền thống ch

cịn thấy ở nữ giới. Nam giới thì việc sử dụng trang phục truyền thống h u như khơng cịn. Sở dĩ có hiện tượng này là do trang phục nam của người Mường khá đơn giản và giống của người Kinh. Trang phục của nữ có nét đặc sắc riêng cho nên vẫn cịn được duy trì, sử dụng, coi đó là hình ảnh đặc sắc đại diện cho dân tộc.

Trong các đám cưới ngày nay, việc sử dụng trang phục truyền thống cũng ch xuất hiện ở một số ít các cơ, các bác được phân cơng với vai trị đón khách và tiếp khách. Bên cạnh đó là các mế trong bộ trang phục truyền thống ngồi têm tr u. Hình ảnh các mế già ngồi têm tr u ở các đám cưới là còn phổ biến ở các xóm, các làng trong xã. Vì đây là đối tượng sử dụng trang phục truyền thống hàng ngày. Cơ dâu và ch rể cũng khơng cịn mặc trang phục truyền thống nữa mà thay vào đó là những bộ qu n áo, váy cưới hiện đại.

Trong đam tang, hình ảnh người đóng vai trị “quạt ma” với bộ trang phục lộng lẫy khơng cịn nữa. Những người thân trong gia đình có người qua đời vẫn cịn duy trì được việc mặc tang phục với chất liệu vải bông màu trắng, may lộn trái ra ngoài. Con trai, con gái của người quá cố là đối tượng phải ăn mặc đ y đủ tang phục. Những người khác thì ăn mặc qu n áo như bình thường và ch chít khăn trắng ở đ u.

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người mường với người kinh ở huyện lạc sơn, hòa bình (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)