6. Cấu trúc luận văn
2.1. Thành phần tham gia lễ hội
Ở lễ hội làng Xuân Trạch trước đây, các thành phần tham gia tổ chức gồm: Thơng thường thì lý trưởng hoặc phó lý làm chủ tế và quản lý điều hành các công việc chung trong lễ hội.
Hội đồng kỳ mục tham gia vào công việc tư vấn, giám sát các công việc thuộc về nghi lễ, thờ cúng thần trong lễ hội.
Hội tư văn bầu ra một ban tế, trong đó cử ra một người đứng đầu về lễ gọi là ông điển lễ. Hội tư văn bao gồm những người có học thức, có trình độ, am hiểu về phong tục, tục lệ của làng và là những người cao tuổi. Hội có nhiệm vụ viết văn tế cho làng trong các ngày lễ.
Ông điển lễ chịu trách nhiệm chính trong việc phân công về lễ hội, (phân việc cho từng người), tổ chức và hướng dẫn thể lệ, nghi lễ bên đình.
Ban tế bên đình gồm các cụ ơng trải qua hội tư văn, là người bản quán, khỏe mạnh, tuổi từ 50 trở lên, tự nguyện tham gia lo việc tế lễ bên đình.
Đội dâng hương gồm các cụ bà, là người bản quán, tuổi từ 50 trở lên, được hội tư văn và dân làng bầu chọn vào đội tế để lo việc tế lễ bên đền trong lễ hội.
Các giáp trong làng đều phải chuẩn bị điều kiện vật chất như mua sắm lương thực, thực phẩm, lễ vật tế thần, hương hoa trầu rượu, chế biến lễ vật, cỗ bàn và lo việc đón tiếp khách…Các giáp trong làng phải chọn ở giáp mình nam thanh, nữ tú để cung cấp nhân lực tham gia vào việc rước nước trong lễ hội.
Ngày nay, thành phần tham gia trong lễ hội truyền thống của làng Xuân Trạch có nhiều thay đổi so với trước.
Trước tiên UBND xã Xuân Canh ra quyết định thành lập ban tổ chức lễ hội truyền thống làng Xuân Trạch bao gồm:
Ban chỉ đạo có: Trưởng ban: đ/c chủ tịch UBND xã Xuân Canh
Hai phó ban : + đ/c phó chủ tịch văn xã (phó ban thường trực)
+ đ/c trưởng thôn
Cùng một số đ/c cán bộ văn hóa xã, các ban ngành, đồn thể, mặt trận, công an.
Ban thường trực lễ hội ở thơn gồm: trưởng thơn, bí thư chi bộ, các phó thơn (có hai phó thơn: một phụ trách về văn hóa, một phụ trách về an ninh). Về các ban ngành: Hội người cao tuổi cử ủy viên thường trực phụ trách chính về nghi lễ, hội tư văn thành lập ra ban nghi lễ gồm một số các cụ ông cụ bà cao tuổi, am hiểu về tập tục của làng. Ban nghi lễ có quyền đề nghị các cụ trong làng cử ông từ, ông tế theo nguyên tắc dân cử với số phiếu tối đa theo hình thức mỗi năm một lần cử chọn ơng từ, ơng tế, khi cần có thể miễn nhiệm.
Hội tư văn có nhiệm vụ thành lập đội tế và đội dâng hương của làng. Những người tham gia hai đội này thường có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên, được hội người cao tuổi bầu chọn vào đội tế để lo việc tế lễ ở đình và đền trong lễ hội.
Hội cựu chiến binh phụ trách về nghi lễ và trang trí, chủ yếu là trang trí trong ngày lễ hội.
Hội phụ nữ phụ trách về nhân lực tham gia trong lễ hội. Đồn thanh niên, hội nơng dân lo việc hậu cần của lễ hội…
Mỗi tiểu ban đảm nhận một công việc khác nhau, cắt cử người tham gia các công việc của lễ hội để đảm bảo cho việc tổ chức lễ hội diễn ra đúng nghi lễ, trọng thể, an toàn, tiết kiệm.