6. Cấu trúc luận văn
2.2. Các bước chuẩn bị
Việc chuẩn bị lễ hội có ý nghĩa rất to lớn, quyết định sự thành cơng của lễ hội. Chính vì vậy để cho hội làng được diễn ra chu đáo, thuận lợi thì cơng việc chuẩn bị diễn ra rất kỹ càng và cẩn trọng từ một tháng trước khi diễn ra lễ hội. Người ta cho rằng càng chuẩn bị kỹ bao nhiêu, càng thành kính bao nhiêu thì sự linh ứng càng cao bấy nhiêu và quan trọng nhất là họ nghĩ rằng, đức thành hồng làng sẽ thấu hiểu và độ trì cho dân làng được mùa màng tươi tốt, toàn dân nhân khang vật thịnh.
2.2.1. Cử cai đám, chủ tế
Trước đây, trong công việc chuẩn bị cho lễ hội thì việc cử cai đám và chủ tế là một công việc hết sức hệ trọng của dân làng nói chung và của các giáp nói riêng, bởi ngày hội làng không chỉ là dịp để dân làng được nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống sau một năm làm lụng vất vả, mà chủ yếu là dịp để dân làng bày tỏ lịng thành kính, sự biết ơn đối với các thế lực siêu nhiên đã giúp dân làng có được một năm mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu, dân làng yên vui, nhân khang vật thịnh. Lễ hội làng cũng là thời điểm để dân làng gửi những lời thỉnh cầu đến các vị thần linh cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến vào năm tới. Chính vì vậy việc cử ra cai đám và chủ tế được người xưa rất coi trọng, bởi những người này sẽ thay mặt cho dân làng, đưa lời thỉnh cầu đến thần linh, và cũng thay mặt cho giáp của mình chỉ đạo tồn bộ cơng việc trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Trong làng có bốn giáp là giáp Đơng, giáp Đồi, giáp Nam, giáp Cả. Mỗi giáp cử ra một người đứng đầu gọi là ơng lình (cai đám) của năm, ơng lình phải từ 50 tuổi trở lên, có thể là trưởng giáp, cũng có
thể là một người trong giáp, là người khỏe mạnh, có uy tín, đức độ, gia đình hịa thuận, cịn song toàn, đứng ra lo việc biện lễ cho giáp của mình. Những ơng cai đám là người vừa thay mặt cho giáp mình vừa thay mặt cho làng đảm nhiệm các công việc trong lễ hội. Cùng với việc cử cai đám trong giáp thì việc bầu chủ tế cũng được quy định một cách chặt chẽ. Trước hết chủ tế phải là người cao tuổi vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, là người trong hội tư văn, có đức cao, vọng trọng, gia đình hịa thuận, có uy tín với dân làng, khơng vướn bận việc tang và phải song toàn.
Ngày nay, làng khơng cịn các giáp như trước, thay vào đó là ban tổ chức (như đã nêu ở phần trên) cùng dân làng thực hiện các công việc trong ngày lễ hội, song việc bầu chủ tế thì vẫn được quy định như trước.
2.2.2. Lễ vật dâng cúng
Hầu hết trong các lễ hội dân gian, phẩm vật tế thần thường là xôi, gà, lợn, trâu, bò, hương, hoa, trầu, rượu, bánh trái …Tuy nhiên, cùng là thức giống nhau và cùng là những vật phẩm được làm từ sản phẩm nông nghiệp, nhưng ở mỗi lễ hội, mỗi vùng, miền khác nhau có khi chúng ta lại thấy chúng được chế biến với nhiều cách thức khác nhau. Đó chính là nét riêng tạo nên sự độc đáo của mỗi lễ hội và sự phong phú của các lễ hội.
Trước đây, đối với dân làng Xuân Trạch lễ vật được gọi là cung tần phi lễ tức là lễ bạc, thường thì do ơng điển lễ và các giáp trong làng thực hiện. Làng có ruộng cơng để phục vụ cho việc biện lễ này.
Ngày nay, việc biện lễ là do ban nghi lễ và các dòng họ, nhân dân trong làng cùng tham gia thực hiện.
Kính cẩn sắm các lễ vật bao gồm:
Trà tửu Chè, rượu
Phù lưu Trầu cau
Quà phẩm Hoa quả
Kim ngân Vàng mã Minh y Hàn ẩm, kê suy Gà Trư nhục Thịt lợn Lý ngư Cá chép Ngưu nhục Thịt bị Tư thành Xơi Tịnh quả Bánh trái Điều soạn thứ tụ Cỗ bàn các thứ Trai bàn Cỗ chay Khiết sinh Lễ có thủ lợn
Nguyên sinh trư nhục Lễ có cả con lợn Trư nhục nhất túc Chân giò lợn
Đặc biệt trong đồ lễ dâng thánh khơng thể thiếu đó là bánh trôi. Dân trong làng nhà nào cũng phải có bánh trơi, đặt trên bàn thờ tổ tiên ngày hội làng. Người dân Xuân Trạch không ăn tết hàn thực như các nơi khác, mà chỉ làm loại bánh này vào dịp hội làng để dâng thánh.
2.2.3. Việc tập luyện cho ngày hội
Ngồi cơng việc chuẩn bị lễ vật, việc luyện tập để thực hiện các nghi lễ, lễ rước, luyện tập văn nghệ, động viên người tham gia vào các trò chơi dân
gian…cũng được ban tổ chức và dân làng Xuân Trạch chuẩn bị một cách kỹ càng và chu đáo. Công việc luyện tập rất vất vả và mất nhiều thời gian, song những người đã được phân công nhiệm vụ đều tự sắp xếp công việc cá nhân của mình để tham gia một cách đầy đủ và nghiêm túc.
Luyện tập để rước: Để đảm bảo cho đám rước được đúng theo nghi thức,
trước ngày tổ chức một hoặc hai tuần, ban nghi lễ của làng sẽ ấn định ngày và tập trung các nam thanh nữ tú và những người được phân công trong đám rước để tập luyện. Việc tập luyện vất vả bởi đám rước của lễ hội gồm hai mảng của hai bên đình và đền, do vậy cần có sự tập trung và sự thống nhất cao. Việc luyện tập thường mất nửa ngày. Nội dung tập luyện gồm tập nghe trống hiệu, quy định đường đi của đám rước, quy định trong việc nhập đồn và tách đồn giữa hai đội rước ở đình và ở đền, phường bát âm của hai bên cũng tập và đi để không bị lẫn lộn v.v…
Đội tế và đội dâng hương: Đội tế và đội dâng hương cũng được luyện
tập kỹ càng, thường thì trong đội tế, đội dâng hương, người tham gia là các cụ nên thời gian dành cho việc tập luyện do các cụ tự ấn định. Việc tập thường là tế, quỳ, các thao tác phải cho đúng nghi thức, nghi lễ, người đánh trống, chiêng phải khớp v.v...
Đội văn nghệ: Làng có đội văn nghệ riêng, thường vào ngày hội họ
biểu diễn vào các buổi tối. Việc luyện tập cần phải kỹ càng, các nghệ sỹ ca sỹ không chuyên thường là các cô, các bác, người dân trong làng tự luyện tập với nhau, hát sao cho đúng lời, đúng nhịp, đúng điệu, ngày nay họ thuê quần áo biểu diễn, đạo cụ biểu diễn sao cho phù hợp. Thường vào dịp lễ hội, công việc nhà nông cũng bớt bận rộn hơn nên việc tập luyện có phần thuận lợi.
Bên cạnh cơng việc chuẩn bị cho việc luyện tập cho con người, ban tổ chức lễ hội còn phải chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc tổ chức các trị chơi dân gian có trong lễ hội như: trang phục, đạo cụ, sân chơi…
Trong việc chuẩn bị và để sẵn sàng cho ngày hội chính được thành cơng tốt đẹp, ban tổ chức lễ hội có những quy định chặt chẽ trong việc lựa chọn người tham gia vào các hoạt động của lễ hội, những người được phân công tập luyện tham gia một các vui vẻ, tự nguyện. Ban tổ chức cùng toàn thể người dân làng Xuân Trạch đều cố gắng lỗ lực hết mình để ngày hội có ý nghĩa và để mỗi người dân trong làng đều hướng tâm linh của mình đến chân, thiện, mỹ.