6. Cấu trúc luận văn
3.4. Những giá trị của lễ hội truyền thống làng XuânTrạch
3.4.3. Những lớp văn hóa tích hợp trong lễ hội truyền thống làng XuânTrạch
Lễ hội là nơi tích tụ những giá trị văn hóa làng xã. Quan sát lễ hội chúng ta thấy được sự tích hợp nhiều lớp văn hóa đan xen lẫn nhau.
Trong lễ hội làng Xn Trạch có sự tích hợp của nhiều tín ngưỡng dân gian thơng qua những nghi lễ, lễ rước thể hiện khát vọng của con người về một cuộc sống no đủ, cầu mong thần thánh ban cho dân làng có những vụ mùa bội thu, nhân khang vật thịnh và ý thức tìm về cội nguồn, tổ tiên. Lễ hội làng Xuân Trạch là lễ hội làng xã tiêu biểu mang đầy đủ yếu tố văn hóa cội nguồn, yếu tố văn hóa nói về thời đại Hùng Vương dựng nước. Trong đời sống tinh thần của người dân làng Xuân Trạch, những truyền thuyết và tích truyện về thời đại Hùng Vương luôn ăn sâu vào trong tiềm thức của họ. Để có vị thần tổ bảo trợ cho cuộc sống tinh thần, người dân đã chọn vị tướng thời đại Hùng Vương có cơng đánh tan quân Thục giúp Hùng Vương giữ yên bờ cõi. Đó là Xạ Thần Quốc Cao Minh Sơn, vị thần đã bảo trợ giúp đỡ họ trong cuộc sống và trong việc dựng xây quê hương đất nước, vị thần gắn liền với vùng đất Xuân Trạch, vùng đất được coi là quê ngoại vua Hùng.
Trong các lớp tín ngưỡng văn hóa xuất hiện ở lễ hội làng Xuân Trạch, lớp tín ngưỡng nơng nghiệp của cư dân nơng nghiệp trồng lúa nước được biểu
hiện rất rõ nét, thể hiện ở nghi lễ rước nước trong lễ hội. Nước là yếu tố vô cùng cần thiết với hoạt động sống của mn lồi. Đặc biệt với cây lúa nước của người Việt, nước quyết định tồn bộ q trình sinh trưởng, kết trái để mang lại lương thực ni sống con người. Điều đó cũng có nghĩa nước là yếu tố quyết định hoạt động sinh tồn và phát triển của mn lồi nói chung và lồi người nói riêng. Từ ngàn đời nay cha truyền con nối, người dân Việt đều có một khát khao, ước vọng là làm sao cho mưa thuận gió hịa để cây trái tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở. Những người dân làng Xuân Trạch là một bộ phận của cộng đồng người Việt, ngàn đời nay sống nhờ vào cây lúa nước. Vì lẽ đó mà trong lễ hội của làng việc rước nước được tổ chức một cách thành kính bởi trong tiềm thức của mọi người vị thần nước, thần nông là những vị thần tối cao, cần thiết nhất đối với đời sống nơng nghiệp của họ. Bên cạnh đó việc rước nước về đình trong ngày lễ hội cịn có một ý nghĩa khác rất đặc thù. Như ở phần lịch sử huyền thoại trên đã nêu thì ngày mùng 10 tháng ba âm lịch là ngày sinh ra Minh Lang (đức thành hoàng làng Xuân Trạch) là con trai của vua Hùng thứ 17. Theo quan niệm của người dân nơi đây, việc ra tận giữa dịng của sơng Hồng lấy nước còn mang ý nghĩa là lấy nước chảy từ quê cha đất tổ ở Bạch Hạc - Việt Trì để tắm cho con vào lúc mới sinh với lịng mong khai thơng thất khiếu để có trí tuệ và thể lực hơn người, và cũng mang tính chất hướng về cội nguồn bởi ngày hội làng cũng là ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Trong ngày hội làng các nghi lễ và lễ rước cùng với tiếng trống, tiếng chiêng, đặc biệt có tiếng trống cái (được gọi là trống sấm). Chiếc trống da trâu rất lớn, đường kính mặt trống khoảng 1,5m do dòng họ Đào Hữu cúng tiến, chỉ được dùng trong ngày hội làng. Mỗi khi đánh, tiếng trống ầm vang được dân làng và khách thập phương hiểu như tiếng sấm trời. Điều này thể hiện ước nguyện và nghi thức cầu mong trời mưa, nước đổ về tưới mát cỏ cây, cho
vạn vật được sinh sôi, cho con người được ấm no, hạnh phúc. Đây chính là biểu hiện của lễ thức cầu mưa, một loại hình tín ngưỡng nơng nghiệp.
Lớp tín ngưỡng thứ hai được biểu hiện trong lễ hội đó là lớp tín ngưỡng thờ thành hồng làng. Thờ thành hồng là một tín ngưỡng độc đáo của người Việt Nam. Nó xuất phát từ niềm tin rằng, xung quanh người sống, cùng với thế giới hiện hữu của chúng ta, có một thế giới vơ hình, ở đó các thần bảo trợ cho dân làng đang dõi theo và phù trợ cho thế giới của người sống. Trong gia tộc, tổ tiên ơng bà được thờ cúng, ngồi làng xã, có vị thành hồng Xạ Thần Quốc Cao Minh Sơn được tái hiện thông qua nghi lễ tắm thánh và nghi lễ tế thánh. Việc thờ cung tên được đặt ở trung đường trước hậu cung nói lên tinh thần thượng võ của dân tộc, cùng với bộ bát bửu (chấp kích) càng diễn tả rõ hơn về sự hào hùng của truyền thống thượng võ, tinh thần giữ nước kiên cường đã bao lần đại thắng quân giặc. Điều đó cho thấy thành hoàng làng là một võ thần thượng đẳng. Cũng thơng qua đó, dân làng bộc lộ ý thức tìm về cội nguồn, tìm về những điều thiêng liêng nhất trong sâu thẳm mỗi con người, đó là vị thần bảo hộ cho cộng đồng.
Lớp tín ngưỡng thứ ba có trong lễ hội là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Việc thờ cúng tổ tiên thể hiện ý thức tìm về cội nguồn dân tộc có nguồn gốc tư xa xưa, nó có sức sống trường tồn và đang hiện hữu trong đời sống hiện đại. Đó là một hình thái lễ nghi bày tỏ lịng hiếu thảo, lịng thành kính và biết ơn nhớ về các cụ tiên tổ đã khuất.
Cùng với các tín ngưỡng thờ cúng nói trên, các lễ vật dâng cúng cũng mang ý nghĩa sâu sắc. Những sản phẩm do chính tay người dân nuôi trồng được như các loại lợn, gà, trâu, bị cùng xơi, cau, trầu, rượu, hoa, trái…được dâng lên thánh là việc dân làng muốn bày tỏ một cách thành tâm. Trên ban thờ bao giờ cũng phải có trầu cau, quả cau lá trầu phải quệt chút vôi trắng bởi
nó cũng bao hàm trong đó một ý nghĩa sâu xa. Cây cau là loài cây mọc thẳng đứng, chính trực vương lên bầu trời đó là Thiên, lá trầu khơng hình quả tim, là cái tâm chân thật của con người đó là Nhân, vơi được tơi từ đá vơi lấy từ lịng đất đem tơi thành vơi đó là Địa. Ba thứ đó hịa vào nhau thành màu đỏ màu của hỷ sự khánh chúc được bắt nguồn từ Thiên - Địa - Nhân hợp nhất sinh ra. Vì vậy trong việc cúng lễ để đội ơn trời đất, nhớ tới cội nguồn, tổ tiên không thể khơng có trầu cau, những thứ mà tổ tiên ta đã có khơng biết tự bao giờ [theo sư thầy trụ trì chùa Xuân Trạch, xã Xuân Canh]. Nói chung những sản vật dâng cúng đó đều có kết tinh Tâm - Trí - Lực của những người đang sống kính dâng lên thánh và cầu mong thánh ban phước để cho sản vật ấy ngày càng được dồi dào phục vụ đời sống của người dân, làm cho đời sống người dân ngày càng ấm no hạnh phúc.
Chúng ta thấy những lớp văn hóa và những biểu tượng có trong lễ hội truyền thống làng Xuân Trạch, tất cả các hoạt động, các nghi thức tế, lễ, rước …thể hiện lịng thành kính, lịng biết ơn, mang tính hướng về cội nguồn, nhớ về tổ tiên với công ơn sinh thành ra thế hệ hôm nay, nhớ về công ơn của hai mẹ con vị thành hoàng đối với cho dân làng và đất nước, biết ơn trời đất thiên nhiên đã phục vụ cho con người, và cũng là để cầu xin đấng tối cao, thần thánh che chở cho dâng làng, cầu mong cho dân làng một năm tới được an lành, bình n, mưa thuận gió hịa, mùa màng tười tốt cây trái xanh tươi, nhân khang vật thịnh.
3.5. Đề xuất giải pháp, phương hướng xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay