Đặc điểm về tự nhiên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến văn hóa người hmông ở sapa, lào cai (Trang 35 - 39)

Bảng 2.5 : Mục đích sử dụng nguồn thu nhập từ du lịch

1.4. Tổng quan về bản Cát Cát và bản Lý Lao Chải

1.4.1. Đặc điểm về tự nhiên

Bản Cát Cát hay thôn Cát Cát là một làng dân tộc H’mông nằm cách thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) 2 km. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung. Theo tài liệu thống kê đầu năm 2011, xã San Sả Hồ có 4 thơn bao gồm:

- Sín Chải. - Ý Linh Hồ 1. - Ý Linh Hồ 2. - Cát Cát.

Toàn xã San Sả Hồ có tổng số 579 hộ khẩu với 3.641 nhân khẩu gồm 2 tộc cùng chung sống đoàn kết với nhau trong đó dân tộc H’mơng chiếm đa số chiếm 92,5%; người Kinh chiếm tỷ lệ rất nhỏ 7,5%.

Xã Lao Chải (làng cũ) cũng là một làng dân tộc H’mông cách trung tâm thị trấn Sapa 2.5 km. Xã Lao Chải phía bắc giáp thị trấn Sapa và xã Sa Pả, phía nam giáp xã Tả Van, phía đơng giáp xã Hầu Thào, phía tây giáp xã San Xả Hồ. Lao Chải nằm trong thung lũng Mường Hoa, phía dưới chân đồi, bên trên là con đường trải nhựa đẹp đẽ của huyện Sapa để đi đến các xã khác như Tả Van, Thanh Kim, Bản Hồ.

Lao Chải có nghĩa là “làng cũ”, “nơi ở cũ”, “trại cũ”. Danh xưng này đã chứng minh người H’mông đã ở đây qua nhiều thế hệ do các dòng họ Lý, Giàng sáng lập. Nhà ở đơn sơ nhưng ruộng bậc thang được cấu tạo công phu bằng mồ hôi nước mắt của nhân dân bao đời. Tầng tầng, bậc bậc hai bên suối, ruộng đi uống nước, ruộng đi lên đồi. Một chiếc cầu treo nối hai bên bờ suối Mường Hoa càng làm tăng thêm vẻ thơ mộng của Lao Chải. Tại Lao Chải, các dòng họ H’mơng bảo lưu khá tốt nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của họ. Các nhà dân tộc học có thể chắt lọc ở đây bố cục xóm, bản, tổ

chức gia đình, dịng họ, văn hóa tín ngưỡng dân gian và trang phục truyền thống.

Xã Lao Chải có 5 thơn bao gồm: - Lý Lao Chải

- Lồ Lao Chải. - Hàng Lao Chải. - San 1.

- San 2.

Cả xã Lao Chải có trên 578 hộ với dân số trên 7000 người. Riêng thơn Lý Lao Chải đã có hơn 158 hộ dân với dân số trên 2000 người.

Về tên gọi, theo nhiều người cao tuổi ở làng Cát Cát kể lại rằng, tên gọi Cát Cát bắt nguồn từ tên gọi thác nước nơi có con suối chảy quanh làng. Thác nước tiếng Pháp gọi là “CatSCat”, người Hmông gọi thác nước là “Cháng Đề”. Kể từ khi người Pháp cho xây dựng xong nhà máy thủy điện và đi vào hoạt động nên gọi tên làng là “Cát Cát”. Từ đó, mọi người trong làng khơng gọi là làng Phềnh Hù mà gọi là làng Cát Cát, nơi có cộng đồng người H’mơng sinh sống gắn với dịng thác. Tên gọi làng Cát Cát, qua thời gian đã ăn sâu vào tiềm thức của người Hmông, ngày nay người Kinh làm du lịch đặt tên cho dòng thác là thác “Tiên Sa” nhưng tên gọi làng Cát Cát thì khơng thay đổi. Vậy ta có thể khẳng định được rằng tên gọi làng Cát Cát có từ thời Pháp, thuộc vào khoảng những năm khi nhà máy thủy điện bắt đầu có dự án xây dựng từ (1917-1921).

Làng Cát Cát và làng Lý Lao Chải là thôn nằm trên địa bàn xã San Sả Hồ và xã Lao Chải huyện Sa Pa. Đây là 2 xã thuộc vùng núi cao, địa hình phức tạp, độ dốc đất có rừng rất lớn 250-650. Đứng ở trung tâm của làng có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc của làng tiếp giáp với thị trấn Sa Pa - trung tâm giao thương buôn bán và đây cũng là nơi hội tụ văn hóa du lịch trong và

ngoại nước. Phía nam giáp xã Mường Khoa huyện Than Uyên. Phía Đơng giáp xã Lao Chải, phía Đơng bắc tiếp giáp dãy núi Hoàng Liên Sơn - đường lên đỉnh Phan Si Phăng. Làng Cát Cát và làng Lý Lao Chải sống quây quần bên nhau, những ngôi nhà cư trú của người Hmơng có vị trí thường dựa vào thế núi. Đi từ trung tâm thị trấn xuống khoảng 1,5km thì có một con đường đi xuống làng xưa nay đường là đất, từ khi ngành du lịch Cát Cát phát triển thì con đường xuống làng được làm theo từng bậc có lát. Đi theo con đường này khoảng 0,5km thì xuống tới trung tâm của làng là nơi gặp gỡ của ba dòng suối và thác nước. Đi tiếp theo con đường này theo hình vịng cung ven theo chân núi và bờ suối là đường ra khỏi làng tới các thôn khác trong xã. Nhà của người H’mơng ở hai bản này cũng được bố trí sát nhau và có những lối đi tắt đến nhà nhau, phần lớn các con đường đi đến nhà khác là rất nhỏ hẹp.

Về cơ bản trên cương vực địa lý hành chính thì xác định vị trí phân chia ranh giới như vậy, nhưng trên thực tế khi khảo sát thực địa tại làng thì được biết việc xác định ranh giới giữa các bản làng tuân theo những quy định rất đa dạng. Con suối, khúc sông, bờ mương nước, bờ ruộng, gốc cây cổ thụ, đỉnh đèo, cánh rừng... đều có thể trở thành mốc để phân chia ranh giới giữa các bản với nhau. Ranh giới bản làng không ghi trong văn bản của làng, chỉ được truyền khẩu cho nhau và được ghi trong ký ức của dân trong làng từ đời này qua đời khác.

Gần trung tâm thị trấn Sa Pa tạo điều kiện cho làng Cát Cát và làng Lý Lao Chải có nhiều cơ hội phát triển về du lịch môi trường cảnh quan thiên nhiên: phù hợp với những tour du lịch ngắn chỉ trong khoảng nửa ngày, khách du lịch có thể đi hết làng Cát Cát hoặc làng Lý Lao Chải và được ngắm nhìn tồn cảnh một làng người H’mơng sống tập trung quây quần bên sườn núi, những thửa ruộng bậc thang nằm lượn quoanh khắp bản làng, hay những quả đồi vẫn đang tỏa hơi sương vào buổi sớm. Nhìn về phía Đơng Bắc của làng là dãy núi Hồng Liên Sơn... Du khách được ngắm nhìn vể đẹp hoang

sơ của núi rừng và tận hưởng một khơng khí mát mẻ trong lành, nơi đây xưa kia Pháp xây dựng nhà máy thủy điện.

Ngoài ra làng Cát Cát và làng Lý Lao Chải được thiên nhiên ưu đãi, với vị trí phía Đơng Bắc tiếp giáp với dãy núi Hoàng Liên Sơn - đường lên đỉnh Phan Si Phăng với độ cao 3.143m, con đường chinh phục với những ai muốn mạo hiểm cũng đầy gian nan và thử thách. Sa Pa là điểm đến của nhiều du khách, nhờ có lợi thế này mà người Hmơng ở Cát Cát và Lý Lao Chải có cơ hội phát triển về du lịch nguồn tài nguyên về rừng. Đến với Sa Pa sau khi du khách tận hưởng hết những địa điểm du lịch sau khoảng 2 ngày nếu ai muốn chinh phục đỉnh Phan Si Phăng sẽ bắt đầu cho một hành trình leo núi. Người Hmơng ở Cát Cát và Lý Lao Chải đã quen với việc leo núi và vào rừng để làm nương, trồng thảo quả, họ thuộc đường rừng... Khi du lịch phát triển, người dân đặc biệt là thanh niên nam giới tuổi từ 18 trở lên, to khỏe, nhanh nhẹn, thuộc đường đi đã được tuyển chọn vào làm cho công ty du lịch. Ngồi ra anh Minh - giám đốc cơng ty du lịch Cát Cát cho biết: Hiện nay công ty ln tổ chức và hỗ trợ cho người dân có cơng ăn việc làm và tạo thêm thu nhập, ưu tiên cho những người trong bản biết ngoại ngữ vừa dẫn khách, vừa thuyết minh cho khách sẽ trả mức lương cao hơn là những người làm công việc mang đồ cho khách. Đây cũng là công việc thu hút nhiều nguồn nhân công là nam giới trong làng, một phần cũng làm tăng thêm nguồn thu nhập cho từng hộ gia đình H’mơng tại làng Cát Cát.

Nói tóm lại làng Cát Cát xã San Sả Hồ và làng Lý Lao Chải xã Lao Chải là hai làng nằm trong một khơng gian tự nhiên, văn hóa mang đầy đủ những yếu tố: “thiên thời, địa lợi, nhân hịa” là nơi hội tụ tất cả những gì tinh tú nhất mang đậm chất H’mông. Yếu tố thuận lợi nhất để phát triển về du lịch đó là lĩnh hội được tất cả những gì mà Sa Pa mang lại. Du lịch phát triển ngày càng mạnh đồng nghĩa với việc nền kinh tế của làng Cát Cát và làng Lý Lao Chải ngày càng cao hơn. Trình độ dân trí cũng phát triển lên tầm cao

hơn, đa phần trẻ em đã tốt nghiệp bậc tiểu học. Số hộ nghèo hiện nay cũng giảm, đời sống hiện nay của làng Cát Cát và làng Lý Lao Chải cũng đang dần ổn định, phần chính cũng là do nguồn thu từ lợi nhuận du lịch.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến văn hóa người hmông ở sapa, lào cai (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)