Phong tục tập quán và lối sống

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến văn hóa người hmông ở sapa, lào cai (Trang 73 - 75)

Bảng 2.5 : Mục đích sử dụng nguồn thu nhập từ du lịch

2.1. Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch tới văn hóa một số làng ngườ

2.1.6. Phong tục tập quán và lối sống

Mặt trái của tồn cầu hố và hội nhập càng trở thành thách thức, thành sự “xâm lăng” văn hoá tự nhiên rất nhanh chóng bởi thời đại này là thời đại

kết nối toàn cầu, thời đại của Internet, của những phương tiện kỹ thuật công nghệ cao. Thời đại mà khoảng cách không gian quá xa xôi giữa bên này hay bên kia bán cầu trở thành khơng cịn ý nghĩa.

Hoạt động du lịch càng mạnh mẽ thì càng thúc đẩy tính tồn cầu hố hay hội nhập càng nhanh, trở nên đe doạ nền tảng văn hóa, bản sắc và những

giá trị truyền thống, vừa là tinh hoa vừa là hồn cốt và đạo lý sống của mỗi

đất nước, trong đó có đất nước ta nếu chúng ta không đủ mạnh, không đủ

tâm và tầm để hướng đạo cho tuổi trẻ vừa biết cách thích ứng và tiếp nhận cái mới, cái văn minh, vừa biết “dị ứng” với cái xấu, cái độc hại. Cái gốc của nền tảng văn hoá ấy vẫn là giáo dục, trong đó đặc biệt giáo dục gia đình. Gia đình vốn là một mơi trường giáo dục, một tế bào vừa non trẻ, vừa cỗi rễ của xã hội nhưng từ quá lâu rồi đã bị coi nhẹ, và bị lung lay nhiều nhất, rõ nhất trong thời kinh tế thị trường hiện nay.

Ngày nay, sự “nuốt chửng” một quốc gia, một dân tộc bằng súng đạn, bằng chiến tranh giữa nước này với nước khác không mấy dễ dàng, trong mối quan hệ chằng chịt giữa lợi ích các quốc gia, các dân tộc. Nhưng sự “xâm lăng” văn hoá một cách từ từ, hoặc ngấm ngầm, hoặc công khai lại là một cách “nuốt chửng” bản sắc và hồn cốt một dân tộc, được bắt đầu bằng sự tấn công vào cách hưởng thụ và lối sống của lớp người trẻ tuổi, thế hệ vừa thích học địi cái mới cái lạ, vừa đầy biến động trong nhận thức, tâm lý phát

triển và cũng dễ đổ vỡ niềm tin. Một số lễ hội truyền thống của người

H’mông bị “thương mại hóa” dẫn đến hiện tượng nhạt màu truyền thống mà trong yếu tố kinh doanh kiếm tiền thu lợi nhuận như lễ hội Gầu tào ở Cát Cát...

Khi tham dự lễ hội Gầu tào của người H’mông ở làng Cát Cát xã San Sả Hồ, tác giả quan sát thấy dọc hai bên đường đến khu vực lễ hội là hàng

khách, các điểm trong xe xuất hiện như nấm, lượng người bán hàng rong đổ về nơi đây chèo kéo khách du lịch cũng tăng độ biến... Nhiều trị chơi dân gian mang tình thương mại quá cao khi treo phần thưởng là tiền mặt như trò chơi “bịt mắt bắt dê” và trò chơi “leo cột” trao phần thưởng cho người chiến thắng 50.000đ; trò chơi “vượt cầu tre qua suối” treo giải thưởng cho người chiến thắng là 100.000đ.

Nhưng nguy cơ đứt đoạn văn hoá, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc còn diễn ra nghiêm trọng khi một bộ phận người H’mông qua sự tuyên truyền của du khách chối bỏ tín ngưỡng truyền thống theo đạo Tin lành. Đạo Tin lành theo bước chân của du khách len lỏi đến các làng người H’mơng Sa Pa dẫn đến tình trạng gây mất ổn định trong một làng, một dòng họ. Mâu thuẫn

giữa người theo đạo với người theo tín ngưỡng cổ truyền liên tiếp xảy ra ở

khắp các làng H’mông gắn với các điểm du lịch.

Xu hướng đa dạng hóa tơn giáo, có thể nói xu hướng đa dạng hóa tơn giáo là hiệu ứng tất yếu của tồn cầu hóa. Khơng gian lãnh thổ mở rộng dần khiến con người không chỉ tiếp cận với một hoặc một số tơn giáo của dân tộc mình, mà cịn biết tới tơn giáo khác; thậm chí khơng phải tiếp thu một cách thụ động mà còn chủ động tiếp thu với tính chất phê phán.

Hậu quả tất yếu của đa dạng hóa tơn giáo là, nếu như tôn giáo truyền thống nào không đáp ứng được nhu cầu của quần chúng thì sẽ bị thay thế bởi một tôn giáo khác phù hợp hơn. Dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt các tôn giáo mới với màu sắc rất khác nhau.

Hiện tượng tín đồ khơ đạo, nhạt đạo nảy sinh; tình trạng phân lập, tách biệt thành các giáo phái nhỏ hơn, thậm chí cá thể hóa hay trường hợp trong một con người song hành nhiều tôn giáo xuất hiện ở các nước phát triển.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến văn hóa người hmông ở sapa, lào cai (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)