Diễn trình nghi lễ

Một phần của tài liệu Nghi lễ Ma Nhét của người Tày ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 50)

2.4.1. Các nghi lễ phụ (trước khi diễn ra nghi lễ chính)

Dù thực hiện nghi lễ gì thì các then, pụt nói chung cũng đều phải thực hiện một số thủ tục ban đầu tương tự nhau như: báo tổ sư, mời thầy nhập thân, xin mặc áo đội mũ... Đây là những quy định bắt buộc của nghề, nằm trong nội dung chương trình của nghi lễ.

1. Báo bàn: Nghi lễ ma nhét do các thầy pụt thực hiện được tính bắt đầu

từ lúc thầy xuất phát từ gia đình đi. Khi gia đình nhà chủ nhờ người đến đón thầy pụt thầy phải thắp hương báo bàn và trình lên tổ sư để xin phép tổ sư đi làm lễ gì và lễ nơi nào. Cầu mong tổ sư đi theo để bảo vệ và giúp đỡ khi gặp khó khăn trong q trình làm lễ. Thầy pụt cũng hứa với tổ tiên sẽ đi làm tốt và có lễ về để dâng tạ tổ sư. Nếu chỉ làm trong huyện hay trong xã thì thầy pụt đi thẳng đến nhà gia chủ ln, cịn nếu đi làm lễ ở huyện khác, xã khác thì đến nơi đất giáp ranh giữa hai huyện, hai xã thầy cịn làm một nghi thức nhỏ đó là báo cáo và xin phép thần thổ địa của huyện, xã khác để được đến làm lễ. Trong nghi lễ ở Bản Chán gia đình anh Nơng Văn Cửu đã mời thầy ở xã khác nên khi đi đến Kéo Mường mảnh đất giáp danh thầy pụt đã dừng lại để làm lễ xin thổ địa rồi mới đi tiếp.

2. Trình tổ: Khi đến gia đình gia chủ thầy pụt lại báo cáo và trình tổ

tiên bên nha gia chủ về công việc cần làm và sẽ làm trong nghi lễ; đại ý của việc trình tổ tiên là thưa với tổ tiên ơng bà của gia đình rồi giới thiệu về bản

thân của thầy, tên, tuổi, quê quán ở đâu đến gia đình để làm việc gì. Xin phép tổ tiên gia đình để thầy thực hiện nghi lễ đầy tháng. Đây là nghi lễ bắt buộc phải thực hiện khi thầy đi làm dù là lễ gì cũng phải xin phép và báo cáo tổ tiên cho phải phép có trật tự trước sau, để khơng vi phạm gia đạo. Sau đó thầy pụt và nàng hương cùng nhau chuẩn bị các đồ vật phục vụ khi làm lễ. Nàng

hương là người giúp việc cho thầy pụt, do vậy phải là người được thầy chọn,

nhanh nhẹn, tháo vát, thạo việc đồng thời là người có lối sống đúng mực ko vi phạm những phàm tục ở xã hội. Nàng hương đến cùng thầy để rót rượu, châm hương và chuẩn bị các đồ lễ để cúng.

3. Mo yểm bùa: Đầu tiên thầy kiểm tra tất cả mọi nghi lễ và gọi nàng

hương rót rượu, rót trà và thầy bắt đầu mo yểm bùa. Những đồ vật xung

quanh có ý nghĩa tượng trưng được thầy pụt yểm bùa trở thành những vật bảo vệ thầy, chính là bảo vệ vị Quan chuẩn bị lên đường hành trình về tới cửa

tuổn (cửa mụ) trên mường trời (mường thiên). Bàn đựng đồ lễ thầy yểm bùa

trở thành bàn đá thánh , xung quanh nơi thầy ngồi thầy yểm bùa thành đại hải thủy (nước biển lớn) vây quanh thầy ai muốn đến để hại thầy cũng khó, cái bánh cc mị thầy cũng yểm bùa thành sừng trâu, sừng bò là những con vật

mạnh mẽ để ma quỷ sợ hãi không dám vào gần.

4. Sỉnh slay (cầu tổ sư): Mo yểm bùa xong thầy trình mời tổ sư. Mỗi

người làm nghề pụt đều phải bái sự phụ để học nghề, sư phụ cũng là người

đứng ra chủ trì làm lễ cấp sắc cho thầy pụt, chia sẻ binh mã, bảo trợ cho đệ tử.

Đối với những thầy pụt gia đình có nhiều đời thì tổ sư có thể chính là tổ tiên

cha của mình, khi đi làm những việc lớn nếu thầy chưa cao tay thìthầy có thể

mượn chức danh của cha hoặc ông đi làm, thầy pụt thường làm việc rất sn

sẻ bởi vì ln được các vị tổ sư trợ giúp, phó tá, khi đi cũng có nhiều quân âm binh hơn để bảo vệ. Cầu tổ sư để các vị xuống giúp sức, bảo vệ cho thầy tiến lễ lên mường thiên được trọn vẹn. Để thực hiện nghi thức này bà pụt ngồi lẩm nhẩm khấn thầm trước bàn cúng. Ồng pụt thực hiện ồn ào hơn băng cách bấm tay làm phép rồi đứng lên dùng chân vẽ bùa trước đàn cúng, sau đó xướng to

thành tiếng, tung thẻn xin âm dương, gõ xích lình, gọi người nhà rót rượu mời sư phụ và tổ tiên gia đình.

5. Mời hính (gõ chuông): Đây là bài mo khi thực hiện nghi thức này,

tay thầy gõ chuông và lần lượt mo bước vào từng cửa cho tới cửa thứ 6 lần lượt báo trình cơng việc để các vị thần ở 6 cửa ải trên giúp đỡ. Thầy vừa đọc mo, tay vừa gõ chng theo nội dung bài mo. Mục đích của bài mo, báo lên các vị tổ sư có cấp bậc cao nhất trong ngành pụt, xin phép cho đệ tử được làm lễ, mời các vị cùng xuống chứng kiến, hỗ trợ cho đệ tử tiến lễ lên mường trời.

6. Giải uế: Là một thủ tục không thể thiếu mang tính bắt buộc trong mọi nghi lễ của thầy pụt vì thầy quan niệm trước khi làm việc lớn thì phải dọn sạch sẽ hành làm lễ và con người cũng phải sạch sẽ tránh mọi uế tạp. Thứ tự công việc liên quan: Thầy vừa hát vừa phẩy quạt mời các vị thần về giúp thầy

giải uế. Tiếp đó thầy dùng một bát nước cấm trên tay và một tay cầm cành

cây thanh thảo vẩy nước về bốn phía miệng thì vẫn đọc mo tay thì vẩy nước. Gia đình nhúng một con dao nung đỏ vào chậu nước lạnh trước bàn cúng và các đồ lễ để hơi nóng xơng lên với mục đích tẩy rửa làm sạch sẽ.

7. Xo chược mạ (xin dây thừng thắng ngựa): Hành trình của thầy pụt khi lên cửa tuổn bao giờ cũng có binh mã song hành do vậy muốn đi an toàn thầy phải xin dây thắng ngựa cho chắc. Lời trong thơ có ý xin dây thừng chắc chắn để buộc ngựa, nhưng vật tượng trưng cho dây đó chính là sợi dây xích và quả chng trong chùm sóc nhạc của thầy. Khi hành lễ tiếng nhạc sóc giống như tiếng ngựa của đoàn quân đi lúc nhanh dồn dập khi thì thong thả, có nhưng đoạn qua sơng (khảm hải) thì ko nghe tiếng nhạc ngựa nữa vì lúc này đi bằng thuyền.

8. Xo mù (xin mũ áo): Với ý nghĩa là thờ sư phụ, người làm pụt quan niệm rằng khi đi hành lễ họ phải dùng đến uy lực và công năng mà sư phụ đã ban cho nên thủ tục đầu tiên không thể thiếu được là mời sư phụ nhập vào thân xác họ bằng cách xin phép sư phụ cho họ được mặc quần áo hoặc mũ của quan để hành lễ, lúc này cũng là lúc người thầy hóa thân thành thần thánh để chuẩn bị cho cuộc hành trình của mình.

Thầy pụt thực hiện nghi thức này bằng cách gióng một hồi chng và

cất tiếng hát to: “Mỏi slay nhặp khảu đang pò pựt” (mời thầy nhập vào thân

ơng pụt). Vừa hát thầy vừa khốc chiếc áo lễ phục màu đỏ lên người. Khi đội

mũ thầy cũng hát: “Mủ chát nả pền quan...” (đội mũ lên sẽ trỏ thành quan).

Tiếp theo, thầy mở chùm nhạc xóc (tượng trưng cho binh phép) vừa xoay

chùm nhạc quanh người vừa hát “Phép slay lồng đang lục...” (phép thầy nhập vào người con)... Khi xong thủ tục đội mũ áo tức là sư phụ đã nhập thân, các thầy pụt hoàn thiện thủ tục chuẩn bị ban đầu cho công việc đi dâng lễ.

9. Điểm lệ (điểm lễ vật): Sau khi đã mặc xong trang phục, mũ áo, giày thầy pụt tiến hành điểm lễ vật. Tức là đếm và nhắc tất cả các đồ lễ có trên mâm cúng miệng thì đọc lễ tay thì chỉ vào những lễ vật đó là những thứ mà thầy và đồn qn âm binh của mình mang theo để dâng lễ cho bà mụ. Đây là

thủ tục cuối cùng để bắt đầu lên đường. Để đến được cửa tuổn thầy pụt phải

đi một chặng đường dài núi non hiểm trở, phải qua rất nhiều cửa ải, đến mỗi cửa đều phải tiến hành một số lễ nghi mang tính chất tượng trưng ví dụ như: Dừng xóc nhạc, xuống ngựa, xin mở cửa để vào trình việc, sau đó mời các vị thần cai quản các cửa đó uống rượu, nhận lễ. có một số cửa phải đánh thẻ xin âm dương lấy ý kiến các vị thần. Sau mỗi lần vậy nàng hương lại rót rượu, hương tắt cắm thêm, có cửa cịn hóa vàng các đồ lễ cho vị thần.

10. Thu vía gia đình: Tất cả các lễ của thầy đều có mục thu vía (âu

khoăn) thầy hát mời vía của từng người trong gia đình để đi theo thầy hành lễ.

Quan niệm của người Tày cho rằng hồn vía của con người có thể trú ngụ ngay trên quần áo mặc hàng ngày của mình. Vì vậy trước khi hành lễ gia đình thường lấy áo của tất cả các thành viên trong gia đình rồi đựng vào trong một túi nải (túi áo vía). Khi làm lễ thầy mời vía của tất cả mọi người để cùng thầy đi dâng lễ. chiếc túi nải ln được đặt bên cạnh thầy. Khi thầy thu vía thầy dùng quả trứng đặt trong bát gạo ở trong mâm cúng của thầy để gọi vía. Miệng gọi: khoăn ơi mà(vía ơi về!) một tay càm túi nải tay kia cầm quả trứng dựng lên khi quả trứng dựng thẳng đứng thầy đọc niệm chú và gõ xích lình.

Quả trứng đang dựng đứng đổ về phía thầy là thầy đã thu xong vía của một người lần lượt như vậy thầy thu vía từng người. Có những người khó thu vía thầy phải đặt quả trứng lên tay miệng niệm trú rồi dùng quạt để quạt cho quả trứng đứng dựng lên trong lịng bàn tay mới gọi được vía về.

2.4.2. Lễ khay tuổn

Thực hiện xong các thủ tục ban đầu, thầy pụt ngồi vào bàn cúng để thực hiện cuộc hành trình đi lên thiên giới gặp gỡ Mẻ Tuổn. Lần lượt thầy phải đi

đến các cửa chính là: cửa thổ cơng, cửa thần, cửa miếu(tu slấn), cửa mồ mả tổ

tiên (đẳm mộ), cửa tổ tiên ở trên trời (tu đẳm) rồi cuối cùng mới đến cửa Mẻ Tuổn. Trong đó: Đến các cửa thổ công và mồ mả tổ tiên để báo cáo việc nhà và mời các vị này đi cùng; đến cửa Mẻ Tuổn dâng hoa, dâng lễ, xin giải hạn...

Thầy pụt biểu thị việc “đi” của mình bằng cách xóc nhạc tượng trưng cho động tác cưỡi ngựa, miệng hát mô tả chặng đường đi, tên từng chặng đường.

Thầy pụt với phong cách mạnh mẽ, dứt khoát của nam giới, một tay

xóc nhạc, một tay cầm chiếc quạt giấy phất qua phất lại, miệng hát, người lắc lư theo tiếng xóc nhạc và lời hát... Có thể nói so với pụt nữ thì cách hành lễ của pụt nam khá ấn tượng và mang những dấu ấn phong cách riêng.

Đến từng cửa, các thầy pụt đều có chung thủ tục

- Dừng xóc nhạc (xuống ngựa), vào cửa trình việc (phẩy quạt, hát ngân nga), mời các vị thần ăn trầu, mời nhận lễ.

- Đánh thẻn xin âm, dương lấy ý kiến các vị thần.

- Nhắc gia chủ rót rượu mời các thần.

- Hóa vàng biếu các thần linh (gia chủ thực hiện). - Làm thủ tục thu vía của gia đình vào túi để đi tiếp. - Xong, gõ xích lình, xóc nhạc đi tiếp cửa khác.

Trong khi thầy pụt làm lễ thì gia đình có thể bế cháu bé ra ngồi tham dự buổi lễ hoặc có thể để cháu bé ngồi trong buồng khơng cần xuất hiện.

Đây là cửa đầu tiên mà đoàn quân của pụt đi qua. Thổ cơng trong lời pụt có nhiều đoạn, đoạn một nói về cửa thổ cơng, đoạn hai trình bày đến cửa làm để làm việc gì, nơi nào rồi dâng lễ, sau đó mời thần thổ cơng cùng đi theo

đoàn quân của thầy lên đường vượt qua địa danh nào thì thầy đọc ln nội

dung đó.

Ngày xưa người Tày làm ăn sinh sống gắn liền với việc làm ruộng, làm rẫy, bởi vậy nơi đoàn quân của thầy đi qua cũng là nhưng địa danh, địa điểm quen thuộc và gần gũi như: ruộng, rẫy, rừng già, khe suối. Một tay thầy cầm quạt phẩy, một tay xóc nhạc, miệng thì hát nghe như một đoàn quân rầm rập vượt núi băng đèo tiếng nhạc ngựa xen lẫn tiếng chuông, tạo nên một khơng khí lên đường nhộn nhịp phấn khởi. Miêu tả đồn qn của thầy đi với những hình ảnh rất chân thực, như diễn ra trong xã hội loài người:

Dịch nghĩa

“… Bưởng nả tứn cờ đăm cờ đeng Bưởng lăng tứn cờ xeng cờ đáo

Sloong bưởng xắp slủng phảo khửn tàng Binh quân xắp sloong hàng khửn lỏngười Quắt cờ khửn tu nả

Pác đá mạ khửn tàng

Binh quan xắp sloong hàng khửn lỏ…”

(Trích trong Sỉnh đẳm - Thỉnh tổ tiên)

(… Đằng trước rợp cờ đen cờ đỏ Đằng sau rợp cờ hồng cờ xanh Hai bên xếp súng, pháo lên đường Quân binh xếp hai hàng lên lộ Phất cờ lên cửa trước

Mồm thét ngựa lên đường

Quan binh xếp hai hàng lên lộ…)

Gọi thổ công lên đường (Riệc thọ công khửn tàng). Theo quan niệm

của pụt Tày, thổ công vừa là người cai quản địa phận làng bản của gia chủ nơi thầy làm lễ, đồng thời là người dẫn đường cho quan quân lên mường trời cúng lễ, nên khi lên đường thầy sẽ phải gọi thổ công cùng đi.

Từ cửa thổ cơng, đồn quan binh đi qua những địa điểm ruộng, rẫy

(khửn lẩy nà), cửa thần (tu slấn), đồng chim khảm khắc (tổng khảm khắc),

đồng kén bạn tình (tổng kẻn chụ), giọng điệu hát lúc trầm lúc bổng theo tiếng xóc nhạc thể hiện đoàn quân tấp nập lên đường. Qua những địa điểm này,

thầy kể lướt qua về gốc tích của từng cửa, từng đồng, trong khi đồn qn vẫn tiếp tục đi lên phía trước, thoáng qua đã đến cửa khác.

*Tu slấn (cửa thần, cửa miếu)

Đây là cửa tiếp theo mà thầy pụt và đoàn quân âm binh đi đến. Miếu là nơi trú ngụ của thần linh. Thầy pụt vào cửa này là xin phép các vị thần linh để

đi tiếp. Đi qua cửa này thầy và đoàn quân phải vượt qua rất nhiều nhưng địa

danh hiểm trở như đi qua cánh đồng ma ác (ma lang thang những người chết

do bị tai nạn hồn vẫn cịn trú ngụ tại nơi đó người tày gọi là phi miệt). Qua

cửa này thầy kể câu chuyện về chồng câm vợ điếc, trai dốt, gái dốt, đi qua nơi mẹ khỉ sinh sống, đi qua đồng tu hú, qua địa danh nào thầy hát lời kể chuyện về đồng đó. Tay vẫn cầm quạt phẩy, đùi thì rung tiếng xóc nhạc lúc nhanh lúc chậm, khi đọc thơ, đầu thầy còn lắc lắc theo tiếng nhạc xóc.

Ví dụ khi đi qua đồng trai dốt, gái dốt (tổng báo tăn, slao thoóc) thầy kể về thói hư, tật xấu của trai dốt, gái dốt với những hình ảnh:

Dịch nghĩa “…Slao chạn slao noòn vằn

Slao tăn slao liểu bản Nghé nồm táy ngé tẩu

Ăn vằn pây liểu cẩu ăn lườn

……….

Báo chạn báo nòn vằn Báo tăn báo liểu bản Doòng pết bấư lụ vảy Tủm cáy bấu lụ slan…..”

… Gái lười ngủ trưa Gái ngu gái chơi bản Cái vú bằng quả bầu

Hàng ngày đi chơi chín nóc nhà …………….

Trai lười trai ngủ trưa Trai ngu trai chơi bản Lồng vịt không biết đan Lồng gà không biết đan….

Tiêu chuẩn của những người được thầy mời đi cùng để dâng lễ phải là những “con gái đẹp”, “con trai tốt” vì chỉ có những người này mới có thể lên

“cai lễ”, “cai pang” tốt.

Qua khỏi đồng này, đoàn quan binh tiến đến đồng ve sầu (tổng ngoảng)

rồi đến chỗ mộ tổ tiên (đẳm mộ) của chủ nhà được chôn cất. Thầy pụt dừng ngựa vào dâng lễ, báo cáo tổ tiên cơng việc của gia đình đồng thời mời tổ tiên cùng đi tiến lễ lên cửa mụ. Đi hết đồng này, đoàn quân của thầy đã đến cây đa nàng Trăng (mạy lùng nàng hai), qua khỏi nơi này là đến nhà tổ tiên (lườn đẳm).

* Đẳm mộ: Đẳm mộ là một cửa mà đoàn quân binh mã cùng thầy pụt

phải đi qua, cửa này chính là cửa mồ mả nơi mà tổ tiên gia đình của chủ nhà chơn cất.Đồn qn binh mã đi qua để báo cáo cho tổ tiên biết gia đình có cơng việc như vậy và dâng lễ cho tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên của gia đình. Khi đến cửa mồ mảthầy pụt phải đi qua rất nhiều cánh đồng mỗi cánh đồng thầy kể một câu chuyện. Có câu chuyện kể về việc chọn hoa chọn

nụ, chọn người tài để thầy dùng; có câu chuyện kể những ông thầy pụt được

Một phần của tài liệu Nghi lễ Ma Nhét của người Tày ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)