Biến đổi về nội dung

Một phần của tài liệu Hát Đúm trong lễ hội cổ truyền ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 85 - 87)

3.1. Biến đổi của hát Đúm trong lễ hội cổ truyền

3.1.1. Biến đổi về nội dung

Trong hoàn cảnh đất nƣớc ta bƣớc qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gian nan, ác liệt thì những điều kiện về kinh tế, xã hội khơng cịn phù hợp để có thể duy trì các hoạt động lễ hội, văn hóa, văn nghệ dân gian nữa. Đặc biệt là những hình thức sinh hoạt nào mang tính chất tụ tập, “đàn đúm” đều bị chính quyền xã, huyện cấm đốn, khơng đƣợc tổ chức. Và nhƣ rất nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ khác ở nƣớc ta, hát Đúm cũng khơng đƣợc duy trì ở huyện Thủy Nguyên. Cụ Đinh Văn Khoái (83 tuổi) ở xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, ngƣời luôn năng nổ trong hoạt động hát Đúm từ khi còn trẻ, kể lại: “Vào khoảng những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, một số thanh niên trong xã tối đến lại bí mật tụ tập hát Đúm. Cứ đổi hết chỗ này lại sang chỗ kia, có khi phải ra cả bãi hoang gần sơng để hát mà vẫn bị chính quyền phát hiện. Họ cho dân quân tới đuổi và cấm không đƣợc hát, khơng thì sẽ kỷ luật trƣớc tồn xã”. Trƣớc tình hình đó, hát Đúm, Thủy Ngun bị chìm vào quên lãng. Các lễ hội truyền thống cũng bị hạn chế, bởi luôn bị quy chụp là mê tín dị đoan. Hội hè thì tuyệt đối bị cấm đốn vì làm mất thời gian, nhân dân khơng thể tập trung cho chiến đấu và lao động sản xuất.

Chỉ cho đến cuối thế kỷ XX, khi chiến tranh đã lùi xa và đất nƣớc bƣớc vào công cuộc đổi mới, đời sống kinh tế đã bớt khó khăn thì đời sống văn hóa xã hội mới đƣợc quan tâm trở lại. Đặc biệt là các vùng nhƣ Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ đã có những bƣớc phát triển về kinh tế, xã hội, đời sống dân cƣ nơi đây phát triển mạnh mẽ, không thua kém ngƣời dân thành phố. Cùng với đó, các phong tục tập quán lễ tết, các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống trong đó có hát Đúm cũng đƣợc khơi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy thì diễn xƣớng hát Đúm đã bị quên lãng trong suốt một thời gian dài cho nên khi quay lại thì đã có nhiều biến đổi.

Trong âm nhạc, âm điệu, giai điệu và nhịp điệu của hát Đúm khơng có sự biến đổi quá lớn. Âm điệu vẫn phát triển trên quãng 4 đúng và 3 thang âm

chính là La – Rê – Mi. Còn giai điệu và nhịp điệu của hát Đúm vẫn tuân thủ

theo nhịp thơ lục bát và song thất lục bát cổ. Tuy nhiên, hát Đúm đã sử dụng thêm làn điệu của các loại hình dân ca khác thay vì hát làn điệu gốc. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Đỗ Hiệp thì đây đƣợc gọi là hình thức Hát

trở làn [11, tr.105]. Hình thức này đƣợc hình thành là do nhu cầu bổ sung thêm làn điệu để đáp ứng tốt hơn cho việc phổ lời thơ mới, tạo nên sự phong

phú, hấp dẫn hơn cho thể loại.

Hát trở làn hầu nhƣ chỉ xuất hiện vào giai đoạn gần cuối của cuộc hát

hội. Thời điểm khi mà trai gái đã trải qua nhiều chặng hát và cảm nhận thấy cuộc hát đang có chiều lắng xuống thì họ sẽ thay đổi làn điệu để làm cho

khơng khí sơi nổi trở lại. Thƣờng thì ngƣời hát sẽ chọn các làn điệu quen

thuộc và gần gũi với hát Đúm nhƣ: Cò lả, Trống quân, Quan họ, Lý v.v… để đƣa vào cuộc hát. Mặt khác, có ngƣời cho rằng việc thay đổi làn điệu này cũng chính là dịp để một lần nữa trai gái thử tài xem ai thuộc nhiều làn điệu, nhiều lối hát của các địa phƣơng khác hơn. Nhƣng trên thực tế, Hát trở làn

khơng cịn đƣợc sử dụng nhiều trong hát Đúm ở Thủy Nguyên nữa. Bởi, theo phản ánh của một số nghệ nhân hát Đúm ở nơi đây thì nếu đƣa quá nhiều làn điệu khác vào sẽ khiến cho cuộc hát Đúm mất đi bản sắc riêng vốn có.

Lời ca trong hát Đúm cũng đã có sự đổi mới về nội dung tuy cấu trúc

Mở/Kết vẫn đƣợc giữ nguyên. Hát Đúm là loại hình dân ca giao duyên nên nội

dung lời ca chủ yếu vẫn là phản ánh những khía cạnh, những sắc thái phong phú, đa dạng của tình u đơi lứa. Và tình u thì ln là đề tài chủ đạo có tính xun suốt từ đầu đến cuối cuộc hát. Cho nên, đổi mới ở đây phải chăng chỉ là sự mở rộng ra các nội dung khác nhƣ về đất nƣớc, đời sống gia đình và xã hội. Ngồi ra, ca từ trong hát Đúm cũng có thêm cả đời sống đƣơng đại. Chẳng hạn, nếu khi xƣa nam nữ sử dụng cách xƣng hô “chàng – thiếp” hoặc “chàng – em”, “anh – nàng” thì nay ngơi nhân xƣng đã đổi thành “anh - em”…

Sự đổi mới này trong lời ca hát Đúm chỉ là để phù hợp với thời đại, xã hội trong giai đoạn mới. Nó khơng làm ảnh hƣởng nhiều đến nội dung chính

của hát Đúm, đặc biệt là những giá trị tốt đẹp trong nội dung lời ca của hát Đúm ở lễ hội cổ truyền vẫn đƣợc bảo lƣu một cách nguyên vẹn nhất. Ngƣời hát ln có ý thức bảo vệ sự trong sáng của những lời ca cổ.

Một phần của tài liệu Hát Đúm trong lễ hội cổ truyền ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)