2.2. Các hoạt động quản lý thiết chế văn hóa cơ sở
2.2.3. Quản lý phần mềm
Nội dung quản lý phần mềm bao gồm: Quản lý các hoạt động chuyên môn tại các thiết chế văn hóa cơ sở, cụ thể:
Một là, về cơng tác tổ chức hoạt động văn nghệ quần chúng
Trong những năm qua ngành Văn hóa huyện có nhiều đổi mới trong hoạt động, chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn cho các ban, ngành tổ chức nhiều chương trình văn nghệ hội thi, hội diễn chào mừng các ngày lễ lớn phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện, tỉnh nổi bật như: Đăng cai tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh lần thứ VIII năm 2017 đạt giải nhất toàn tỉnh, tổ chức Hội thi hát dân ca dân tộc, thi hướng dẫn viên du lịch…
Chỉ đạo các xã, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ vui chơi, giải trí phục vụ nhân dân vui xuân với phương châm lành mạnh, tiết kiệm. Kết quả 100% các bản, xóm tổ chức chương trình văn nghệ đón giao thừa chào mừng các sự kiện như: chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, ngày hội Đại đồn kết tồn dân
18/11...
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi ở khắp các xã với nhiều hình thức đa dạng phong phú tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân giao lưu sáng tạo, phục vụ tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng đời sống tinh thần, thu hút đông đảo quần chúng nhân
dân tham gia, tạo khơng khí vui tươi phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.
Tại TTVH-TT huyện hàng năm vào dịp hè lại tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cho các em thiếu niên nhi đồng tham gia để phát triển tài năng, đồng thời phát hiện năng khiếu thể thao ở thế hệ thanh thiếu niên nhi đồng.
Hiện nay trên toàn huyện Quỳnh Nhai có hơn 200 đội văn nghệ quần chúng, điển hình nhất là xã Mường Giàng, Chiềng Bằng, Chiềng Khay,… thành lập và duy trì được nhiều hoạt động văn nghệ thường xuyên, qua hoạt động này đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong các bản, xóm, xã tham gia, đây cũng là điều kiện để phát hiện nhiều nhân tố mới trong phong trào văn hóa văn nghệ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đặc biệt là khơi phục được các làn điệu dân ca, dân vũ dân tộc truyền thống, các trò chơi dân gian như: kéo co, tó má lẹ…Hầu hết các đội văn nghệ được tổ chức và duy trì đều đặn tại các nhà văn hóa xóm, bản tổ chức thi giữa các bản, xóm với nhau nhân ngày lễ 2/9, ngày kỷ niệm thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Hội Đại đoàn kết tồn dân 18/11…Thơng qua các hoạt động văn nghệ quần chúng đã góp phần tuyên truyền thực hiện các chính sách pháp luật cùa Đảng, nhà nước, tuyên truyền thực hiện dân số, bảo vệ mơi trường, tìm hiểu về chủ quyền biển đảo…. Những hoạt động văn nghệ quần chúng tại Trung tâm văn các hóa xã đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Bảng 2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện
TT Nội dung Tỉ lệ %
1 Mức độ hoạt động
Thường xuyên 56
Khơng thường xun 39
Khơng có hoạt động 5
2 Tần suất tham gia của người dân
Thường xuyên 50,5
Không thường xuyên 47
Không bao giờ tham gia 2,5
3 Tần suất tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ
1 tuần/ 1 lần 15
TT Nội dung Tỉ lệ %
1 năm/ 1 lần 36
[Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra thực tế, năm 2017]
Vai trị của cán bộ văn hóa cơ sở hết sức quan trọng, họ là người tham mưu cho lãnh đạo trực tiếp thiết kế các chương trình, chủ động tìm ra những biện pháp đúng để tổ chức hoạt động có hiệu quả. Muốn làm tốt điều đó cần có nội dung chi tiết, cụ thể và biện pháp sinh động, linh hoạt cho các hoạt động thường xun và có kế hoạch chương trình cơng tác từng bước cho các kế hoạch định kì như chuẩn bị cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng hạt nhân, lực lượng, khảo sát địa điểm và các yếu tố có liên quan. Với các hoạt động đột xuất lại cần phải tập trung sức lực, khả năng và tinh thần trách nhiệm, quyết đoán cao.
Thiết chế văn hóa cơ sở kiêm nhiều chức năng của thiết chế xã hội, chủ yếu sử dụng trưng dụng vào hội họp của chính quyền, đồn thể, thực hiện nhiệm vụ là điểm sinh hoạt chính trị qua đó phổ biến chủ trương, đường lối chính sách của pháp luật của Đảng, Nhà nước tới tầng lớp nhân dân, chưa thường xuyên tổ chức được các hoạt động văn hóa sơi nổi, hấp dẫn nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Nội dung chương trình hoạt động về văn hóa tại các thiết chế xã, bản, xóm cịn nghèo nàn, mới chỉ tập trung vào các ngày lễ lớn hàng năm của dân tộc và đất nước chứ chưa chú ý đến hoạt động văn nghệ cho quần chúng nhân dân tại các thiết chế. Việc khai thác hoạt động văn hóa của người dân ở cơ sở (các hoạt động văn hóa dân gian, văn nghệ khơng chun...) đậm đà bản sắc đã tạo nên sức cuốn hút của người dân đón nhận, tham gia và tự quản lý các hoạt động văn hóa cơ sở chính là hình thức phù hợp và hiệu quả ở huyện. Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa- văn nghệ, khơng ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân trên cơ sở phải đầu tư xây dựng và dàn dựng các chương trình văn nghệ có nội dung nghệ thuật và giá trị tư tưởng cao theo các chủ đề của các ngày lễ lớn, kỷ niệm trọng đại của đất nước, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương để tổ chức tốt các hoạt động văn hoá văn nghệ ở cơ sở, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.
Một cán bộ văn hóa xã Chiềng Khay chia sẻ: “Cơng tác quản lý và tổ chức các hoạt
động tại các nhà văn hóa xã chủ yếu do cán bộ văn hóa - xã hội xã kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên trách. Nhà văn hóa bản được giao cho cán bộ bản bảo quản; phần lớn đội ngũ cán
bộ này chưa được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ lại thường xuyên biến động hoặc kiêm nhiệm nhiều việc và khơng có phụ cấp trong việc quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa nên khó phát huy lịng nhiệt tình và trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động nhằm thu hút quần chúng nhân dân”. Như vậy, bên cạnh việc có nơi khơng có kinh phí để tổ chức các hoạt động
nên khơng ít nhà văn hóa thường xuyên đóng cửa, chỉ mở cửa khi họp dân hoặc mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn thì đội ngũ cán bộ làm văn hóa cơ sở cũng là một nguyên nhân lớn làm ảnh hưởng đến các hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở, khi họ kiêm nhiệm quá nhiều hoặc lương khơng đủ sống thì cũng làm giảm nhiệt tình, yêu nghề, say mê của họ dẫn đến hiệu quả không cao.
Hai là, về hoạt động thể dục, thể thao
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt động cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lí.
Trong những năm trở lại đây, phong trào TDTT phát triển mạnh mẽ ở các xã trong huyện. Các giải thi đấu lớn, nhỏ của quần chúng cơ sở được tổ chức rộng rãi nhằm tạo mối đoàn kết, giao lưu. Năm 2017, UBND huyện giao Phòng VH&TT và TTVH-TT huyện tổ chức Đại hội Thể dục thể thao huyện Quỳnh Nhai lần thứ V, Đại hội với sự tham gia của 14 đội với hơn 200 vận động viên, tham gia thi đấu 5 môn thể thao. Kết quả: trao 11 giải nhất, 11 giải nhì, 11 giải ba cho các nội dung thi đấu cụ thể: kéo co, ném cịn, bóng truyền, chạy, bắn nỏ. Kết quả Ban Tổ chức trao 03 giải: nhất, nhì, ba tồn đồn cho các Đồn đạt giải (01 giải nhất: Trường THPT Quỳnh Nhai; 01 giải nhì: Xã Mường Giàng; 01 giải ba: Trường THPT Mường Giơn). TTVH-TT huyện kết hợp với Liên đồn Lao động huyện tổ chức giải cầu lông khối công nhân viên chức lao động tạo khơng khí vui tươi phấn khởi ngay từ đầu năm, đáp ứng ưu cầu vui chơi rèn luyện sức khỏe trong đội ngũ cán bộ công nhân viên chức lao động tồn huyện. Ngồi ra cịn phối hợp với Hội Nông dân tổ chức thành cơng giải bóng chuyền.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng là một trong những yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Thời gian qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, phong trào TDTT đã có bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, thu hút được đông đảo
người dân thuộc nhiều tầng lớp và độ tuổi tham gia. Hàng loạt các giải thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng đã được tổ chức góp phần phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của địa phương, đất nước, đồng thời giúp cho ngành thể dục thể thao phát hiện, tuyển chọn được những vận động viên năng khiếu để bồi dưỡng, bổ sung cho giải thể thao cấp tỉnh. Tại các cơ sở trên toàn huyện, số lượng các câu lạc bộ thể thao ngày càng gia tăng; việc đầu tư sân bãi, địa điểm luyện tập cũng được các lãnh đạo địa phương quan tâm, chú trọng.
Với những hoạt động phong phú, đa dạng, phong trào TDTT đã đi sâu vào đời sống xã hội, lan tỏa khắp các địa bàn dân cư, từ các cơ quan, trường học đến các hộ gia đình; Ý thức rèn luyện thân thể để bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao. Tại các khu dân cư, tùy theo từng độ tuổi và sở thích, mỗi người dân đều có thể tự lựa chọn cho mình những hình thức thể thao phù hợp. Thanh thiếu niên thường chơi bóng đá, cầu lơng,… Người cao tuổi lại thích bóng chuyền hơi, đi bộ. Tại các cơ quan, đơn vị, phong trào cũng sôi động không kém, sau mỗi giờ làm, các cán bộ, công nhân viên đều có thể tham gia các mơn thể thao vận động như cầu lơng, bóng bàn,… giúp giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi sau giờ làm việc.
Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường được duy trì có 100% trường học thực hiện giáo dục thể chất nề nếp, 95% trường học có hoạt động ngoại khóa.
Phong trào thể thao ở cơ sở được tổ chức sôi nổi đạt hiệu quả cao tạo khơng khí vui tươi phấn khởi góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện
Hàng năm TTVH-TT huyện phối hợp với ngành giáo dục tổ chức thành công hội khỏe
phù đổng toàn huyện và tham gia hội khỏe phù đổng tồn tỉnh đạt thành tích cao.
Trong những năm gần đây TTVH-TT huyện đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trong cộng đồng về tác dụng lợi ích của tập luyện thể dục, thể thao, phối hợp với các ngành, các tổ chức chính trị- xã hội phát triển phong trào, thể thao rộng khắp trong nhân dân. Bên cạnh đó cịn tổ chức giải bóng chuyền, bóng đá tại các bản, xóm trong huyện…. Tuy nhiên tại TTVH-TT đang còn thiếu cơ sở vật chất cũng như các phòng chức năng nên các hoạt động tại Trung tâm chưa phát triển.
Khơng những thế, chính sự lan tỏa mạnh mẽ của phong trào đã tạo ra sợi dây liên kết chặt chẽ, kết nối cộng đồng nhân dân, từ đó gia tăng tinh thần đồn kết, nghĩa tình giữa các cá nhân trong xã hội. Hàng năm trên địa bàn huyện có hàng loạt các hoạt động thi đấu, ngày hội thể thao, là điểm hẹn giao lưu văn hóa của đơng đảo người dân. Tham gia các hoạt động TDTT quần chúng, dù là chơi bộ mơn nào thì tất cả mọi người đều hướng đến mục tiêu rèn luyện thân thể, phòng chống bệnh tật, xây dựng nếp sống lành mạnh, mang lại hiệu quả cao về sức khỏe, tạo khơng khí phấn khởi sau những giờ lao động vất vả, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận động, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hố của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Cùng với những thành tích đã đạt được, phong trào TDTT quần chúng vẫn còn những tồn tại, yếu kém thể hiện ở chỗ: TDTT quần chúng phát triển mạnh nhưng chưa đồng đều; điều kiện về sân bãi, trang thiết bị phục vụ tập luyện thể dục thể thao của người còn gặp nhiều khó khăn; có sự chênh lệch lớn về mức độ hưởng thụ các giá trị của thể dục thể thao giữa các vùng, miền và các đối tượng nhân dân; …
Sân luyện tập thể dục thể thao là loại hình thiết chế được quan tâm ở cơ sở. Vấn đề rèn luyện sức khỏe đã trở thành nhu cầu cần thiết trong xã hội phát triển, đồng thời là nét đẹp trong sinh hoạt cộng đồng, đồng thời là một phương pháp gìn giữ sức khỏe tốt nhất, tại địa phương thể dục thể thao luôn được xem là loại hình hoạt động hấp dẫn đối với mọi tầng lớp ở cơ sở. vấn đề bất cập là, khơng phải xã nào cũng có quỹ đất để tạo ra một thiết chế đặc thù như TDTT. Hiện nay, nhiều xã trong huyện đang tận dụng bãi đất trống ven các cánh đồng để làm sân
TDTT. Nhiều nơi, một sân đá bóng cũng kiêm ln sân bóng chuyền, nơi đặt bàn bóng bàn, sân
cầu lơng. Nhiều buổi trong tuần (đặc biệt là thứ bảy, chủ nhật) không đủ chỗ cho nhu cầu rèn luyện sức khỏe của nhân dân. Trang thiết bị tập luyện rất thiếu thốn bởi kinh phí đầu tư tương đối lớn, trong khi ngân sách địa phương hầu hết sử dụng cho nhiều mục đích khác.
Bảng 2.4. Thực trạng đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho hoạt động thể thao huyện
TT Nội dung Tỉ lệ %
1 Đáp ứng đa dạng các hình thức luyện tập thể thao 28
2 Đáp ứng một loại hình luyện tập thể thao 57.5
3 Chưa có sân luyện tập thể thao 14.5
Cơ sở vật chất phục vụ luyện tập và thi đấu TDTT, rèn luyện sức khỏe cho nhân dân tuy đã cố gắng đầu tư nhưng nhìn chung chưa được đảm bảo, chủ yếu là mơn thể thao (bóng đá, bóng chuyền và cầu lơng)… Thiếu thốn về thiết bị chuyên dùng trong hoạt động
thể thao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phong trào của các xã.
Ba là, về công tác tổ chức hoạt động của thư viện:
Tổng số đầu sách hiện nay của thư viện huyện (do TTVH-TT huyện quản lý) có khoảng hơn 6.700 cuốn sách /6.000 đầu sách với cơ cấu như sau:
Bảng 2.5. Tỉ lệ sách báo ở thư viện huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
Stt Nội dung Tỉ lệ %
1 Sách văn học 100/50
2 Sách chính trị xã hội 80/40
3 Sách khoa học kỹ thuật nông nghiệp 40/20
4 Sách thiếu nhi 60/30
5 Sách y học, nghiên cứu văn học, nghệ thuật, thể thao, khoa học tự nhiên, ngôn ngữ
60/30
6 Sách khoa học công nghiệp và tin học 20/10
[Nguồn: Điều tra thực địa ở huyện Quỳnh Nhai, 2017]
Mỗi năm thư viện bổ sung từ 500-700 đầu sách (sách dự án, sách của hội văn nghệ dân gian Việt Nam). Thư viện có khoảng 15 máy tính nối mạng phục vụ cho bạn đọc đến truy cập internet, đọc báo mạng…
Thư viện huyện thường xuyên phục vụ trên 100 lượt bạn đọc thường xuyên đến đọc sách báo, thu hút 607 lượt truy cập nâng cao khả năng sử dụng máy vi tính với tổng số thời gian truy cập là 3.037 giờ. Thư viện huyện còn chỉ đạo, hướng dẫn thư viện cơ sở, bưu điện văn hóa xã về chun mơn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên so với số dân toàn huyện thì con số đến đọc và truy cập như trên đang cịn ít.