2.3. Giá trị của múa tín ngưỡng trong đời sống văn hóa cộng đồng
2.3.3. Đặc trưng văn hóa của tộc người
Thơng qua các loại hình múa ta thấy được bản sắc, đặc trưng văn hóa của tộc người được biểu hiện một cách rõ nét.
Yếu tố đầu tiên phản ánh đặc trưng văn hóa của người Dao quần chẹt đó chính các động tác múa của họ, như động tác đi lên, đi xuống, giơ tay sang ngang, sáng trái, phải…. được thể hiện trong 12 bài múa nói chung, song trong mỗi nghi lễ riêng thì cách thực hiện lại khác nhau. Chúng là những động tác đặc trưng trong lao động sản xuất, hoặc thơng qua q trình lao động, sản xuất họ dựa vào nó để sáng tạo ra các động tác đó để chúng thêm uyển chuyển, tinh tế trong các bài múa.
Tiếp đến là trang phục, trang phục của họ thường có màu chàm, tím hoặc đen, được thêu hoa văn tỷ mỷ và tinh tế. Trong lễ cấp sắc quần áo của cả người thụ lễ và thầy cúng đều có những quy định riêng: Về người thụ lễ được bố mẹ chuẩn bị cho một khăn đội đầu, một chiếc áo đan bà, một chiếc váy màu chàm có thêu hình hoa, chim dưới gấu, một đôi xà cạp. Trang phục cấp sắc này khác với trang phục cấp sắc của người Dao Tiền, người thụ lễ sẽ được bố mẹ chuẩn bị cho một chiếc quần dài thêu ở hai gấu, một chiếc áo giống áo phụ nữ, áo màu chàm, dài đến đầu gối xẻ giữa và khơng có cúc, trước mặt mỗi bên có bốn mảnh bạc mỏng hình đồng tiền cắt đơi. Người thầy cúng ngoài những thứ cần thiết như người thụ lễ, ơng ta cịn có chiếc áo rồng (luy quả) để mặc bên ngoài chiếc áo dài. Một đôi khăn dải buộc đầu chung với khăn đội đầu. Những người đến tham dự lễ mặc trang phục như bình thường thường ngày. Tất cả các trang phục đều được trang trí, thêu hoa văn, hoa tiết tỉ
mỉ và tinh tế, đó là các hình như hình hoa, hình chim, quả trám, chữ thập… được thêu theo quy luật riêng của người Dao và chỉ có họ mới sử dụng chúng trên trang phục của mình. Trong lễ tết nhảy mọi người mặc trang phục bình thường của dân tộc, thầy cúng sẽ mặc bộ rộng hơn. Trong đám cưới cơ dâu và chú rể có quần áo riêng được làm cẩn thận. Khi người dân xung quanh đến tham gia vào các lễ này với lý do đến chung vui hay chia buồn với gia đình khi nhảy múa họ vẫn mặc quần áo thường ngày.
Bên cạnh trang phục thì nhạc cụ cũng là một bộ phận quan trọng phục vụ trong các dịp lễ nhạc cụ của họ thường là chum chọe, chuông, trống, kèn, cờ, kiếm... Nhạc cụ đa phần được họ tự làm bằng gỗ, tre, nứa sừng trâu. Khi cúng gọi ma họ dùng tù và bằng sừng trâu. Khi múa ở các đám cúng họ họ có các chuỗi đồng xu buộc vào tay kiếm hoặc gậy làm phép, lúc vung lêm, các đồng xu va vào nhai sẽ vang lên các tiếng như chuông nhạc. Thông qua việc các nhạc cụ được làm ta có thể nhận thấy người Dao sống ở những vùng rừng núi, gần gũi với thiên nhiên nên họ mới có thể dễ dàng tìm được vật liệu để làm nhạc cụ. Các tập quán, sinh hoạt của đồng bào sẽ được hình thành từ chính địa bàn mình sinh sống.
Đồ cúng, đồ ăn trong các nghi lễ thể hiện đời sống tinh thần và vật chất của họ. Trong khi người thụ lễ thực hiện múa trong lễ cấp sắc thì đồ dâng cúng gồm thịt lợn, gà, xơi… để tỏ lịng thành khính đối với tổ tiên. Các hình thức múa, hát như cá nhân, tập thể đều được thể hiện trong nghi lễ nói lên sự đồn kết, tinh thần vui tươi lạc quan của cả cộng đồng, các động tác mô phỏng các sinh hoạt hằng ngày, nội dung bài hát phong phú đa dang, mọi người trong làng bản đều tham gia giúp đỡ nhau… đều cho thấy những nét đặc trưng riêng biệt chỉ có ở người Dao mà không lẫn với các dân tộc người khác.
Tranh thờ cũng là nhân tố không thể thiếu trong các nghi lễ thờ cúng của nguời Dao Quần Chẹt ở Ba Vì. Chỉ khi gia đình có việc thờ cúng như
cũng Bàn Vương, cấp sắc, tang ma… Trong nhà mới treo tranh, cịn bình thường họ sẽ khơng treo tranh vì người Dao ở đây quan niệm treo tranh là gọi ma về nhà. Tranh treo trên bàn thờ Tam Thanh thường thường từ bàn thờ tổ tiên, giàn ra hết vách gian giữa, có ba lớp tranh. Lớp một nằm sát vách, trong cùng có ba bức thuộc bố Hành Say gồm Hải Bá, Tổng Đàn, Thái Úy. Chủ đề của ba bức tranh này là các vị thần đó trơng coi mệnh số của con người từ lúc sinh ra đến lúc từ giã cõi đời. Mệnh số thọ, yểu, sống lâu, chết non đều được quyết định bởi ba vị thần đó. Cả q trình từ sinh tử thể hiện phúc vận của con người. Lớp thứ 2 phủ lên lớp thứ nhất, trải dài khắp mặt vách của bàn thờ Tam Thanh gồm toàn bộ bộ tranh Tầm Toong (Đại Đường) lần lượt theo thứ tự có Triệu Nguyên Sư, Thánh Chúa, Đạo Đức Thiên Tôn, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Linh Bảo Thiên Tôn, Lý Thiên Sư…Thần chủ chính là Nguyên Thủy Thiên Tơn, sau đó là Thượng Thanh Cung ở bên tả do Linh Bảo Thiên Tôn là, chủ, Thái Thanh Cung ở bên hữu do Đạo Đức Thiên Tôn làm chủ. Lớp tranh thứ hai tượng trưng cho nguồn gốc, cho khởi điểm của vũ trụ là đầu mối cho sự phân hóa và hịa hợp của hai nguyên lý âm dương (được tượng hình trong hai bức ở bên tả và hữu). Đó là thái cực bao hàm cả âm dương. Lớp thứ ba phủ bên ngoài lớp thứ hai là bộ tranh Tầu Khảng. Ở phía dưới các lớp tranh này có một bức tranh lớn vẽ rất nhiều các vị thần ( tầm toong chầu) chiếc cầu bắc để thỉnh mời ông bà, tổ tiên cùng các vị thần linh đạo giáo về ngự tại bàn thờ Tam Thanh để chứng kiến các nghi lễ thờ cúng của giá đình. Trong tang ma, bên cạnh linh cữu, xung quanh vách nhà được treo bộ tranh đại đường. Người trực tiếp mở và treo bộ tranh này là ông thầy cả. Trên các bức tranh có mảnh vải trắng phủ ngang lên trên, tấm vải trắng tượng trưng cho bầu trời tinh khiết, vơ tận và huyền bí, nó chúng chính là cơng cụ kết nối thế giới cõi dương gian với âm gian, giữ người sống với thần linh và những người đã khuất.
Qua các yếu tố đó có thể thấy những giá trị văn hóa tộc người được biểu hiện rõ nét, sự riêng biệt đó đã góp mơt phần khơng nhỏ và sự phong phú, đa dạng văn hóa của cả dân tộc Việt và cũng là những dấu hiệu để nhận biết người Dao với những tộc người khác.