2.3. Giá trị của múa tín ngưỡng trong đời sống văn hóa cộng đồng
2.3.4. Giá trị nghệ thuật
Văn nghệ dân gian là văn nghệ gốc, là giá trị do nhân dân. Sáng tạo ra để phục vụ cho nhu cầu tinh thần của mình và cũng thơng q đó nhân dân được tự biểu hiện mình, tự phản ánh đời sống của mình. Nghệ thuật múa dân gian nói chung và múa tín ngưỡng Dao nói riêng, bản thân nó đã chứa đựng những giá trị văn hóa tộc người. Nghệ thuật với tư cách là dạng cao nhất, hình thức cao nhất của hoạt động thẩm mỹ. Cái đẹp được thể hiện trong nghệ thuật vừa là nội dung vừa là mục đích. Con người sáng tạo nghệ thuật trên cơ sở những cảm xúc thẩm mỹ, được hình thành trong quá trình lao động và phát triển. Sáng tạo và thưởng thức cái đẹp trở thành nhu cầu khơng thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của mỗi người dân.
Người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì cũng vậy, họ không phản ánh xã hội một cách đơn thuần là thông qua truyền miệng hay ghi chép, mà họ phản ánh thơng qua lăng kính cảm xúc nghệ thuật bằng những động tác, đường nét múa. Họ khơng đơn giản thực hiện hoạt động tín ngưỡng bằng nghi thức cầu cúng thông thường mà thực hiện bằng cả một hệ thống giá trị nghệ thuật như múa, hát, nhạc, kich… bằng hình thức múa tín ngưỡng tổng hợp. Khi đến với hoạt động múa tín ngưỡng người ta khơng chỉ một lịng tơn thờ tín ngưỡng mà còn đến để thưởng thức các giá trị thẩm mỹ do các thầy cúng, nghệ nhân thể hiện. Chính vì vậy khi ta bỏ lớp áo khốc ngồi sẽ nhận thầy giá trị nghệ thuật đích thức của múa tín ngưỡng Dao. Người Dao đến với múa tín ngưỡng khơng chỉ vì lịng ngưỡng mộ thần thánh, trời đất mà họ đến với múa tín
ngưỡng Dao để nhận biết giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật ẩn chứa trong nó. Giá trị thẩm mỹ đấy là tình yêu thương con người, lịng chung thủy trong tình u, những lẽ phải hướng tới chân lý, sự ca ngợi trong lao động sản xuất, cái thiện thắng cái ác, cái tốt thắng cái xấu… Nội dung của các bài múa luôn hướng con người đến các giá trị chân, thiện, mỹ. Người thầy cúng, các nghệ nhân khi múa đã khéo léo nhào nặn, truyền tải các giá trị đấy đến người dân. Chính người dân là người đã sáng tạo ra nghệ thuật, dựa trên tinh thần trong sáng, lành mạnh của mình.
Các giá trị ấy là vơ cùng to lớn, lôi cuốn người xem bằng các động tác múa dứt khoát, mạnh mẽ nhưng không kém phần uyển chuyển, linh hoạt được thể hiện bởi sự khôn khéo, kỹ thuật tinh tế của người thầy cúng và nghệ nhân để từ đó góp phần tạo nên sự linh thiêng cho buổi lễ và cũng làm say đắm lòng người xem như trong các động tác múa chuông, mua bắt ba ba. Người thầy cúng, nghệ nhân vẫn say sưa múa hết mình, làm trịn bổn phận của người đứng đầu giao tiếp với thần linh. Trong khi múa tiếng chũm chọe rung lên va vào nhau, cùng âm nhạc của trống hòa quyện, tạo nên sự liên kết chặt chẽ trong động tác múa và nhạc, họ di chuyển lên xuống theo hàng lối, tay và chân luôn luôn kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn mà không bao giờ lạc nhịp. Những người dân biết múa cũng tham gia vào điệu múa làm tăng khơng khí vui tươi, âm áp trong cộng đồng, lúc này yếu tố kết nối gần gũi, gắn kết mọi người được thể hiện và nâng cao. Dường như qua đó con người thêm yêu quý nhau hơn, nhận ra các giá trị tốt đẹp của mình và những người khác để tôn trọng hơn, yêu thương hơn chính những người đồng bào của mình.
Như vậy có thể thấy múa tín ngưỡng của người Dao Ba Vì có sức lơi cuốn mạnh mẽ và vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì nói riêng và các nhóm Dao khác trên cả
nước nói chung. Quan điểm thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau, nhưng khơng ai có thể phủ nhận được những giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật mà múa tín ngưỡng của họ mang lại. Những giá trị ấy đã làm cho múa tín ngưỡng Dao khẳng định được những nét bản sắc riêng và đi vào lòng người dân, và tồn tại mãi mãi trong tâm trí của họ.