3.3. Một số đề xuất phát triển mơ hình sinh hoạt múa tín ngưỡng
3.3.1. Chính sách nhà nước
Đảng và nhà nước đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phát triển mơ hình sinh hoạt múa tín ngưỡng của người Dao thơng qua các chính sách ưu tiên và phát triển đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân các dân tộc vùng cao. Để đồng bào có thể tiếp cận với nền văn hóa mới, đủ điều kiện để phát triển và tránh tụt hậu so với các dân tộc khác về mọi mặt. Thơng qua nghị quyết TW 5 khóa VIII, về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đã bản sắc dân tộc (1998) là một con đường thuận lợi đối với việc này. Nghị quyết nhấn mạnh phải làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, mọi lĩnh vực của đời sống và quan hệ con người, tạo cho nước ta một đời sống văn hóa tinh thần cao đẹp khơng phân biệt dân tộc, tơn giáo. Do đó các giá trị văn hóa thuộc về bản sắc dân tộc phải ln ln được gìn giữ và phát huy, hội nhập hòa hợp chứ khơng hịa tan. Ngồi ra cịn có các chính sách như Nghị quyết 39/2014/NQ- HĐND thơng qua Đề án Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì đến năm 2020, nghị quyết số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 về phê duyệt đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020. Thông tư số 12/2014/TT-BVHTTDL ngày 10/10/3014 quy định chi tiết một số điều của nghị định số 05/2011/ NĐ-CP ngày 14/01/2011 của chính phủ về cơng tác dân tộc trong đó ở chương II mục 1 nói về vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa (văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam)…
Xác định rõ ý nghĩa to lớn từ các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn đề bản sắc dân tộc, phịng văn hóa thơng tin huyện Ba Vì, Trung tâm văn hóa thể thao huyện đã tiến hành triển khai học tập và quán triệt tinh thần 100% các cán bộ trong đơn vị. Những năm gần đây huyện Ba Vì đã tổ chức nhiều hoạt động với mục tiêu hướng về cơ sở, khai thác và phát huy những nét văn hóa truyền thống của các tộc người trên địa bàn huyện trong đó có múa tín ngưỡng của người Dao Ba Vì. Hiện nay tồn huyện có 15 đội văn nghệ quần chúng, gần 100 đội văn nghệ thuộc khối trường học và cơ quan. Các đội văn nghệ tuy không hoạt động thường xuyên nhưng khi tổ chức các buổi biểu diễn, họ tham gia hưởng ứng rất nhiệt tình. Hàng năm huyện Ba Vì cũng tổ chức các hội thi và hội diễn văn nghệ trên địa bàn toàn huyện để các xã, các tộc người được biểu diễn và phát huy hết những khả năng văn hóa, văn nghệ của họ. Song mỗi xã cũng cần có một đội văn nghệ chuyện nghiệp và bài bản.
Bên cạnh đó huyện và xã Ba Vì cũng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân, về ý nghĩa quan trọng của nghị quyết trung ương V khóa VIII và các đường lối chinh sách, về văn hóa, văn nghệ, giáo dục mọi tầng lớp hiểu hết về giá trị quan trọng của nghệ thuật múa tín ngưỡng Dao nói riêng và văn hóa người Dao nói chung. Đặc biệt hơn nữa Đảng và Nhà nước cần có chế độ ưu đãi hơn đối với những người làm cơng tác sưu tầm, gìn giữ, trao truyền lại, vốn văn hóa dân tộc truyền thống để các nghệ nhân yên tâm dành nhiều tâm huyết cho việc này. Bởi vì họ chính là bảo tàng sống về các vấn đề văn hóa của dân tộc mình. Việc tạo điều kiện cho những người có tài năng được đi học tập, rèn luyện tại các đơn vị chuyên nghiệp cũng được huyện Ba Vì chú trọng.