3.3. Một số đề xuất phát triển mơ hình sinh hoạt múa tín ngưỡng
3.3.2. Vấn đề tài chính, kinh tế
Thực tế hiện nay cho thấy, vấn đề bảo tồn và phát huy sinh hoạt tín ngưỡng của các dân tộc nói chung và người Dao nói riêng nhất thiết phải có
nguồn kinh phí nhất định. Nguồn kinh phí thu được từ các nguồn khác nhau để góp phần đầu tư trang phục, nhạc cụ, các nghi thức nghi lễ góp phần tăng trưởng kinh tế. Nguồn lực tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị di sản đã được khẳng định tại Điều 58, Luật Di sản văn hoá:
- Ngân sách Nhà nước
- Các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản
- Tài trợ và đóng góp của tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên cho đến nay, ngân sách từ nguồn xã hội hố vẫn đóng vai trị chủ đạo trong bảo tồn sinh hoạt tín ngưỡng ở đây.
Để có nguồn ngân sách từ xã hội hố và sử dụng nguồn ngân sách này một cách có hiệu quả, phải căn cứ vào định hướng chung của Đảng “Thực hiện chính sách xã hội hố hoạt động văn hoá nhằm động viên sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế để phát triển văn hố”. Đây là chính sách lâu dài, là phương châm nhằm đạt tới hiệu quả xã hội ngày càng cao của văn hoá, đồng thời cũng là nhiệm vụ tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động văn hoá phát triển.
Tăng cường đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, xã hội hố rộng rãi nhưng khơng bng lỏng cơng tác quản lý, khai thác nguồn lực của toàn xã hội cho việc giữ gìn và phát huy giá trị của sinh hoạt tín ngưỡng. Phát huy sự sáng tạo của nhân dân, tạo khơng khí cởi mở, dân chủ trong việc tổ chức giao lưu, biêu diễn.
Xã hội hố cơng tác, bằng cách tự người dân qun góp kinh phí, nhân lực cho tổ chức biểu diễn, lập quỹ Nhà nước cho việc tổ chức nghi lễ, sử dụng tốt tiền thu được qua dịch vụ để tái đầu tư cho đời sông sinh hoạt của nghệ nhân, ngăn ngừa xu hướng thương mại hố tín ngưỡng. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ du lịch, ủng hộ của các nhà tài trợ. Phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng để nâng cao đời sống vật
chất thông qua tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ du khách. Đảm bảo lợi ích cá nhân gắn với lợi ích cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá tại địa phương.
Giải quyết hài hồ mối quan hệ văn hố và kinh tế trong tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng. Nơi nào giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích và trách nhiệm, giữa cá nhân và cộng đồng sẽ chủ động được trong việc tổ chức, quản lý đi vào trật tự.
Sử dụng nguồn thu đúng mục đích, sẽ tạo được lịng tin cho nhân dân và phục vụ tốt cho cơng tác bảo tồn phát huy giá trị tín ngưỡng. Khuyến khích sự tham gia đóng góp về vật chất cũng như những sáng tạo văn hoá, văn nghệ quần chúng vào hoạt động của nhân dân. Từ đó làm cho sinh hoạt múa tín ngưỡng thực sự trở thành nét tiêu biểu trong các loại hình tín ngưỡng truyền thống ở Ba Vì nói riêng.