Để xem xét phản ứng của biến này khi có cú sốc xảy ra trong biến kia như thế nào ta lần lượt xét hàm phản ứng đẩy của các biến FDI và GDP.
Hình 3.1: Biểu đồ phản ứng đẩy trong 10 quý của FDI và GDP khi có cú sốc xảy ra: -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Response of FDI to FDI
-0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of FDI to GDP -0.25 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of GDP to FDI -0.25 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of GDP to GDP
Dựa vào hảm phản ứng xung trên ta thấy khi có một cú sốc xảy ra trong FDI làm GDP biến động liên tục, cụ thể khi FDI tăng lên 1 đơn vị nó sẽ tác động làm cho GDP giảm xuống 0.17 đơn vị ở quý thứ nhất, 0.24 đơn vị ở quý thứ hai, tăng lên mạnh nhất vào quý thứ 4 và quý thứ 8 ở mức 0.57 đơn vị.
Đồng thời, khi có một cú sốc xảy ra trong GDP làm GDP tăng lên 1 đơn vị sẽ tác động làm cho FDI giảm xuống 0.196 đơn vị ở quý thứ nhất, giảm 0.13 đơn vị ở quý thứ hai và giảm ổn định 0,3 đơn vị ở từ quý thứ 6 trở đi.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong dài hạn, bằng mơ hình VECM, tác giả đã đo lường mối quan hệ giữa FDI và GDP trong giai đoạn 2000-2011. Dựa vào kết quả chạy mơ hình thực nghiệm ở Việt Nam, ta thấy cả FDI và GDP đều có tác động qua lại lẫn nhau trong ngắn hạn. Đồng thời, giữa hai biến FDI và GDP cũng tồn tại mối quan hệ trong dài hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn tác động của FDI đến GDP mạnh hơn so với chiều ngược lại. Cụ thể, khi FDI tăng 1% sẽ tác động làm GDP tăng 0.81%. Vì vậy, Việt Nam cần có các chính sách, biện pháp để thu hút nguồn vốn FDI có chất lượng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phần thảo luận các biện pháp sẽ được tình bày cụ thể trong chương 4.
CHƢƠNG 4
KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ