3.3 Các giải pháp ở tầm vĩ mơ phát triển tín dụng BĐS
3.3.2 Đối với NHNH
Khủng hoảng thị trường bất động sản lần này có sự đóng góp khơng nhỏ của các ngân hàng, việc đua nhau tăng trưởng dư nợ, giảm thiểu thủ tục vay vốn nhằm có một kết quả hoạt động khả quan đã tạo một cầu ảo quá lớn trong thị trường bất động sản. các ngân hàng cần ráo riết thực hiện các biện pháp khắc phục tự cứu mình trước khi có sự hỗ trợ từ chính phủ, ngân hàng nhà nước hay các tổ chức khác.
Kiến nghị NHNN Việt Nam xem xét nghiên cứu xây dựng chính sách và tiêu chí phân biệt hoạt động cho vay trong lĩnh vực bất động sản đơn thuần phục vụ cho nhu cầu nhà ở của người dân và hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản làm cơ
sở để các ngân hàng định hướng đầu tư tín dụng vào lĩnh vực bất động sản một cách hợp lý. Ngân hàng nhà nước cũng cần có quy định về mức cho vay tối đa của một ngân hàng, quy định về việc góp vốn liên đầu tư ra bên ngồi, tránh tình trạng các ngân hàng đầu tư quá nhiều vào kinh doanh chứng khoán như thời gian qua, gây rủi ro lớn cho ngân hàng.
Xây dựng quy chế cho vay riêng đối với lĩnh vực bất động sản: hiện nay, về mặt quy chế cho vay, bản thân NHNN Việt Nam cũng không ban hành quy chế cho vay riêng đối với lĩnh vực bất động sản mà chỉ có quy chế cho vay kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. Theo quy chế này, NHNN quy định chung về hoạt động cho vay áp dụng cho tất cả các loại tín dụng khác nhau, trong đó có tín dụng bất động sản.
Ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, thuế .v.v. để khuyến khích các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đáp ứng nhu cầu của các nhóm đối tượng chính sách như người có cơng với cách mạng, người có thu nhập thấp, người nghèo, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp.
Mở rộng hơn nữa sự tham gia của nước ngoài vào thị trường bất động sản (ngoài vấn đề đã được qui định trong pháp luật hiện hành), đặc biệt vấn đề mua và bán nhà ở, xây nhà để bán và cho thuê.
Ngồi các giải pháp trên thì một giải pháp tăng vốn xin đề xuất là cho các nhà đầu tư được quyền thế chấp bằng bất động sản tại các ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, theo luật, việc thế chấp bất động sản chỉ được phép tại các ngân hàng trong nước, nhưng lực lượng vốn của các tổ chức tín dụng này khơng cao. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài rất mong muốn được tiếp cận vấn đề này.