Những vấn đề đặt ra đối với công tác phụ nữ của Đảng bộ tỉnh

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng bộ tỉnh quảng bình (2001 2011) (Trang 38 - 47)

Q TRÌNH LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC PHỤ NỮ

2.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với công tác phụ nữ của Đảng bộ tỉnh

* Những chủ trương của Đảng, Nhà nước ở Trung ương về công tác phụ nữ

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực. Với mục tiêu khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế xã hội, phát huy nhân tố con người, đã mở ra cho phụ nữ Việt Nam con đường phát triển đầy hứa hẹn. Đại hội VI đánh giá cao vai trò của phụ nữ đồng thời đưa ra phương hướng hoạch định chính sách đối với phụ nữ: Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng được thông suốt trong cả hệ thống chun chính vơ sản, được cụ thể hố bằng chính sách pháp luật của cơ quan Nhà nước, với sự phối hợp của các đồn thể, cần có biện pháp thiết thực tạo thêm việc làm, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, thực hiện đúng

Luật Hơn nhân và gia đình. Tạo điều kiện cho phụ nữ kết hợp được nghĩa vụ

công dân với chức năng làm mẹ, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Các đại hội tiếp sau Đại hội VI đều xem vấn đề giải phóng phụ nữ là quan trọng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội (1991) viết: “Thực hiện nam nữ bình quyền về mọi mặt”. Ngày

12.7.1993 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 04/NQ - TW về đổi mới và tăng cường cơng tác vận động phụ nữ trong tình hình mới đã khẳng định: Quan tâm

đến phụ nữ là quan tâm đến giải quyết việc làm, chăm lo cải thiện đời sống, sức khoẻ và bảo hộ lao động, cùng với việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho phụ nữ là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tiếp tục khẳng định vai trò của phụ nữ trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ mới, Đảng ta đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lược trong cơng tác cán bộ của Đảng, Nhà nước. Đảng ta cũng chỉ ra: Một bộ phận phụ nữ khơng có việc làm, thu nhập thấp, nhiều chị em phải làm việc trong các điều kiện nặng nhọc, độc hại, phụ nữ còn bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức... Vì vậy, trách nhiệm giải phóng phụ nữ phần quan trọng thuộc về Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp.

Ngày 16.5.1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 37/CT - TW “về một số vấn đề cơng tác cán bộ nữ trong tình hình mới” nêu lên năm nhiệm vụ, nhằm đẩy mạnh công tác phát triển cán bộ nữ trong tình hình tỷ lệ cán bộ nữ đang giảm. Chỉ thị nhấn mạnh vấn đề quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể làm việc, phát triển tài năng và đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên nữ.

Tới Đại hội VIII - 1996, Đảng đã chỉ rõ: “Đặc biệt coi trọng đào tạo nghề nghiệp, giúp đỡ chị em có việc làm, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em, quan tâm phát triển Đảng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành”.

- Chỉ thị số 46 - CT/TW ngày 6.12.2004 của Bộ Chính trị về tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ không quá 15% và tuổi tham gia của cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh, trung ương thực hiện như nam giới.

- Chỉ thị số 49- CT/TW, ngày 21.02.2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27.04.2007 của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt, Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2006 khẳng định: Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trị người cơng dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp [20, tr.50].

Những quan điểm, đường lối mà Đảng đề ra đối với phụ nữ là sự cụ thể hoá, sự tiếp nối tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là căn cứ để các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện công tác vận động phụ nữ ngày càng tiến bộ.

Cụ thể hố chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ, Nhà nước cũng đã ban hành, bổ sung nhiều văn bản nhằm bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên phát triển về mọi mặt.

Năm 1986, Luật Hơn nhân và gia đình được bổ sung, sửa đổi một số điều, phù hợp với đổi mới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ

- Luật Bảo vệ sức khoẻ trẻ em ban hành năm 1989 có chương bảo vệ sức khoẻ phụ nữ và trẻ em với nội dung về sử dụng lao động nữ, quyền khám chữa bệnh của phụ nữ.

- Luật lao động ban hành năm 1994 là văn bản pháp lý tương đối hoàn thiện với lao động nữ, tạo cơ hội cho phụ nữ ngày càng phát triển.

- Quyết định số 51- QĐ/TW ngày 3.5.1999 của Bộ chính trị về tuổi bổ nhiệm với cán bộ nữ.

- Tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 19/QĐ - TTg về “Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010”, nội dung cụ thể là tăng số đại biểu nữ lên 30% trong Quốc hội, 28% cho nhiệm kỳ tiếp theo của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và 50% trong các ngành cơ quan Nhà nước.

- Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 7.3.2003 của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước.

Là một tổ chức chính trị xã hội của các tầng lớp phụ nữ, với một lực lượng to lớn có vai trị quan trọng, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã quán triệt quan điểm của Đảng đối với công tác phụ nữ là thiết thực cải thiện đời sống, vật chất của phụ nữ, nâng cao vị trí của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc … như Văn kiện Đại hội Phụ nữ tỉnh khóa XIII đã nêu “tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, khơi dậy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, động viên chị em tích cực thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế, xã hội ở địa phương, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa…”

Cơng cuộc đổi mới đang đặt ra những yêu cầu cao về sự phấn đấu của mọi người, do đó Hội phải tích cực tạo điều kiện, đưa lại những cơ hội để phụ nữ thực hiện trách nhiệm và phát huy cao nhất tiềm năng của mình. Phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình trọng tâm của Trung ương Hội, với một tinh thần mới và cách làm mới. Những vấn đề đặt ra đối với công tác phụ nữ của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình giai đoạn này là:

Một là, Cơng tác phụ nữ của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình từ năm 2001

đến năm 2011 diễn ra trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, xu thế tồn cầu hố, hội nhập và phát triển trên các lĩnh vực sẽ tạo ra những thời cơ mới, song cũng khơng ít khó khăn, thách thức đối với phong trào phụ nữ, hoạt động Hội và bản thân người phụ nữ.

Những thách thức đó địi hỏi chị em phải học tập vươn lên, nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng được u cầu của cơng việc; lựa chọn cho mình cách học tập phù hợp với điều kiện, tăng cường hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỹ năng nghề nghiệp, tiếp thu kiến thức về sản xuất, kinh doanh, về khoa học kỹ thuật khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư… Tìm hiểu về tổ chức của Hội, về chức năng, nhiệm vụ, Điều lệ, về các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Hội.

Các cấp Hội phải xây dựng chương trình, có kế hoạch, chủ động phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức cho chị em học tập bằng nhiều hình thức, phát động phụ nữ thi đua, phụ nữ tích cực học tập, ứng dụng có hiệu quả, những kiến thức mới vào tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh. Việc học tập nâng cao trình độ, năng lực của phụ nữ là yêu cầu cấp thiết, là điều kiện để phụ nữ vươn lên làm chủ bản thân, gia đình và xã hội, bên cạnh đó, học tập, nâng cao trình độ, năng lực khơng chỉ giúp chị em thực hiện đúng pháp luật, chính sách, mà cịn trang bị kiến thức để có thể kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách khi quyền lợi của bản thân và gia đình vi phạm.

Hai là, tập trung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong thực hiện chương trình, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế nhưng Quảng Bình vẫn cịn là một trong số những tỉnh nghèo, kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp, địa hình phức tạp, có miền núi, rẻo cao và vùng cát trắng ven biển, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cịn chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, các cấp Hội và chị em phụ nữ cần nhận thức sâu sắc về những vấn đề đang đặt ra cho tỉnh nhà để tập trung phát huy nội lực, phấn đấu vươn lên.

Để thực hiện nhiệm vụ này, các cấp Hội cần tăng cường phối hợp với các ngành, đoàn thể, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giúp đỡ, tạo điều kiện cho chị em được tiếp cận với các nguồn khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Tiếp tục có những hình thức và biện pháp linh hoạt, phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn tại chỗ, khai thác và tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ làm chủ. Khuyến khích phụ nữ biết làm giàu, vươn lên làm giàu chính đáng đi đơi với xố đói giảm nghèo; khai thác và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực, mọi tiềm năng về lao động, đất đai, rừng biển, hệ sinh thái, tiền vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mở mang nhiều ngành nghề mới, tạo được nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập, góp phần thực hiện thắng lợi, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

Ba là, vấn đề về gia đình: Gia đình Việt Nam ln giữ vai trị rất quan

trọng đối với sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giữ vững ổn định chính trị của đất nước, trong việc giáo dục giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc. Gia đình cũng là nơi sản

sinh và hình thành nhân cách ban đầu của mỗi con người, đó là lịng u nước, thương người, tình đồn kết cộng đồng, lịng biết ơn và hiếu thảo, nhân nghĩa và thuỷ chung. Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng, có tác động rất lớn chi phối tư tưởng, tình cảm của người phụ nữ với vai trị vừa là người cơng dân, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Hiện nay cơ chế thị trường có tác động hai mặt đến gia đình, nhiều mặt tích cực song cũng khơng ít tiêu cực, tình trạng ly hơn, ngược đãi, bạo hành đối với phụ nữ có chiều hướng gia tăng, phụ nữ và trẻ em gái bị lừa gạt, bn bán; kết hơn với người nước ngồi vì mục đích vụ lợi… Ở Quảng Bình, như chúng ta đã biết cho đến năm 2000 - 2001 vẫn là tỉnh duy nhất trong cả nước giữ được địa bàn sạch về ma tuý, nhưng đến nay, đã có nhiều trường hợp nghiện hút ma t, thậm chí có cả những vụ án bn bán ma tuý trên địa bàn tỉnh… Tất cả những tác động xấu đó đã làm cho tình cảm trong gia đình giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái có những rạn nứt nhất định. Do đó, xây dựng gia đình hạnh phúc khơng chỉ mang lại quyền lợi cho người phụ nữ mà còn tiếp thêm sức mạnh, là nguồn cổ vũ tinh thần để chị em lao động sáng tạo, cống hiến được nhiều hơn cho gia đình và q hương đất nước, góp phần ổn định xã hội.

Với những ý nghĩa quan trọng và tình hình thực tế như trên, Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh Quảng Bình cần xác định đúng mức vị trí, tầm quan trọng, tăng cường tập trung đầu tư nhiều hơn nữa để chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ vận động phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc; cần phải coi nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ, xây dựng gia đình là một nhiệm vụ trung tâm của Hội. Đồng thời, chị em cũng phải xác định trách nhiệm của mình cùng với các thành viên trong gia đình phấn đấu xây dựng gia đình hạnh phúc; đặc biệt chú ý tập trung chỉ đạo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia tích

cực để ngăn chặn ma tuý, tệ nạn xã hội lan rộng trên địa bàn, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phòng chống các tệ nạn xã hội đang len lõi đến từng gia đình, làm xói mịn và băng hoại những giá trị đạo đức của dân tộc.

Thứ tư, là vấn đề xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ Hội các cấp, thực hiện tốt chức năng đại diện của tổ chức Hội

Trước yêu cầu đổi mới của đất nước đặt ra cho Hội LHPN các cấp, những đòi hỏi và thách thức mới trong công tác vận động phụ nữ; đối tượng vận động đa dạng hơn; trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, dân chủ trong xã hội ngày càng mở rộng, yêu cầu của phụ nữ đối với vai trò đại diện của tổ chức Hội ngày càng cao.

Vì vậy, các cấp Hội LHPN cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội LHPN Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới để tập trung xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh. Các cấp Hội phụ nữ phải tự đổi mới, tìm tịi cách thức tổ chức, xác định nội dung, hoạt động thiết thực và phù hợp, gắn bó với hoạt động thực tiễn của phụ nữ, biết tổ chức phong trào, biết vận động và hướng dẫn các tầng lớp phụ nữ thực hiện đúng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hội cần mở rộng và tăng cường mạng lưới tổ chức cơ sở, coi trọng xây dựng cơ sở vững mạnh và hội viên nòng cốt trong các địa bàn trọng điểm, vùng đồng bào công giáo, vùng biển và trong các thành phần kinh tế... Phải thực hiện bằng được phương châm “nơi nào có phụ nữ nơi đó có tổ chức Hội”. Hội LHPN các cấp phải là nơi hội tụ các tầng lớp phụ nữ, thực hiện vai trị đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp phụ nữ. Tổ chức Hội ngay từ

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng bộ tỉnh quảng bình (2001 2011) (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w