Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác cố vấn học tập

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác cố vấn học tập tại phân hiệu thành phố hồ chí minh (Trang 120 - 125)

6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác cố vấn học tập của Phân hiệu

3.2.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác cố vấn học tập

3.2.5.1. Ý nghĩa của giải pháp

Trong hoạt động của các cơ sở đào tạo đại học, công tác kiểm tra, đánh giá là một nhiệm vụ không thể thiếu. Đây là cơng cụ của nhà quản lý sử dụng để có thể nắm bắt được hiệu quả đạt được trong hoạt động của cơ sở đào tạo đại học. Đối với Phân hiệu, giải pháp này cung cấp cho Ban Giám đốc Phân hiệu, Ban Giám hiệu Nhà trường những thông tin về thực trạng hoạt động CVHT để có những chỉ đạo kịp thời, tìm các giải pháp khắc phục tồn tại, khó khăn, khuyến khích phát huy những ưu điểm của cơng tác CVHT. Đồng thời giúp CVHT nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu về năng lực của mình để kịp thời điều chỉnh hoạt động CVHT.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động cần thiết của nhà quản lý đối với việc thực hiện nhiệm vụ CVHT. Gắn hoạt động của CVHT với địi hỏi từ thực tiễn, cập nhật mơ hình mới cho hoạt động CVHT nhằm thích ứng với những thay đổi của thực tế.

Thực tiễn này đòi hỏi các nhà quản lý phải năng động, thường xuyên cập nhật, nắm bắt kịp thời cái mới, mơ hình hiệu quả hơn để có những chính sách phù hợp thúc đẩy hoạt động CVHT tại Phân hiệu hữu hiệu hơn.

Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành bởi các chủ thể có trách nhiệm thực hiện hoạt động CVHT, bao gồm CVHT, nhà quản lý và SV. Đó là đánh giá từ mơ hình tiếp cận, lĩnh vực cố vấn, các vấn đề và phương tiện làm việc và các nội dung khác có liên quan đến hoạt động CVHT.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Về hoạt động kiểm tra công tác CVHT: Tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất theo chuyên đề. Đơn vị tham mưu, giúp Giám đốc Phân hiệu lập và tổ

chức thực hiện kế hoạch, nội dung tập trung vào việc thực hiện quy định, quy chế và nhiệm vụ được giao của các đơn vị chức năng và CVHT. Kết quả kiểm tra cần được xem xét đánh giá và xử lý kịp thời: có các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế; nhân rộng điển hình tích cực, có chế độ khuyến khích, động viên thích đáng.

- Về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của CVHT: Xây dựng tiêu chí

ngay từ đầu năm học, các tiêu chí này cần được thơng tin kịp thời tới CVHT, SV để có căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CVHT phù hợp với các tiêu chí.

Nhóm tác giả đề xuất nội dung, thang đo, thang điểm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của CVHT như Bảng 2.16 dưới đây:

Stt

I.

1

vấn về học tập cho sinh viên 2 vấn về các lĩnh vực khác 3 lý, tổ chức lớp 4 lớp, chế độ báo cáo

biến nhiệm vụ học kỳ I và cả năm học.

2. CVHT hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên về phương pháp học tập, cách đăng ký học phần và xây dựng kế hoạch học tập phù hợp. 3.CVHT kiểm tra và xác nhận tư vấn của mình vào kế học học tập của sinh viên.

4. CVHT bố trí thời gian biểu và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên gặp gỡ xin tư vấn, trao đổi về các vấn đề: học tập, rèn luyện, các vấn đề cá nhân, xã hội và nghề nghiệp.

5.CVHT tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên: phổ biến hướng dẫn thực hiện quy chế, chủ trì họp lớp và đánh giá điểm rèn luyện cho từng sinh viên.

6. CVHT khuyến khích, tạo điều kiện và tư vấn cho sinh viên tham gia các hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học.

7. CVHT khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động xã hội, văn, thể, mỹ lành mạnh, bổ ích.

8. CVHT tổ chức họp lớp khi đã biết kết quả thi cuối học kỳ, tìm hiểu và giải quyết những vấn đề

1.Rất khơng đồng ý: 1 điểm 2. Khơng đồng ý: 2 điểm 3. Khơng có ý kiến: 3 điểm 4. Đồng ý: 4 điểm 5. Rất đồng ý: 5 điểm 2/3 số sinh viên của lớp có mặt - Kết quả điểm đánh giá CVHT được tính bằng tổng điểm các phiếu đánh giá của cả lớp chia cho tổng số phiếu đánh giá

nảy sinh đối với sinh viên, nhắc nhở khi thấy kết quả học tập cuả sinh viên giảm sút.

III. KHOA CHUYÊN MÔN ĐÁNH

GIÁ

1. Tham gia đầy đủ các buổi hội nghị, buổi họp về công tác CVHT do Nhà trường, Phân hiệu, Khoa tổ chức.

2. Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên theo đúng Kế hoạch và Quy chế của Nhà trường, của Phân hiệu.

3. Tổ chức họp lớp theo quy định, ghi chép nội dung họp lớp và thông tin sinh viên lớp phụ trách vào các loại văn bản, sổ sách theo quy định.

4. Thực hiện chế độ báo cáo bằng văn bản cho Khoa, Phòng QLĐT&CTSV theo quy định.

5. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, tư vấn và hỗ trợ sinh viên trong học tập và rèn luyện.

6. Tổ chức các hoạt động khác nhằm khuyến khích, động viên sinh viên phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Bảng 2.16. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của CVHT Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả năm 2020- 2021

+ Từ 80 - 100 điểm: Loại A - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ + Từ 50 - < 80 điểm: Loại B - Hoàn thành nhiệm vụ

+ Dưới 50 điểm: Loại C - Khơng hồn thành nhiệm vụ

Nếu có ít nhất 1 trong 3 kênh đánh giá chỉ đạt tổng điểm dưới 50% thì kết quả xếp loại sẽ bị hạ một mức đánh giá.

Đánh giá hiệu quả của hoạt động CVHT cần bám sát các tiêu chí cụ thể đã đưa ra từ đầu năm học. Căn cứ kết quả đánh giá cần có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời CVHT hồn thành tốt nhiệm vụ được giao và nhắc nhở, điều chỉnh đối với những CVHT chưa thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác cố vấn học tập tại phân hiệu thành phố hồ chí minh (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w