8. Cấu trúc của đề tài
3.4. Xây dựng môi trường học đường lành mạnh, tạo động lực cho sinh viên
cho sinh viên học tập và rèn luyện bản lĩnh chính trị
Việc xây dựng mơi trường Nhà trường, xã hội lành mạnh là rất cần thiết để giáo dục bản lĩnh chính trị cho sinh viên, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình trong nước và thế giới đang có những chuyển biến rất nhanh chóng, phức tạp và cuộc cách công nghiệp 4.0 tác đang động trực tiếp, mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đặc điểm và quy luật của việc giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị cho sinh viên là tạo dư luận, bằng dư luận và thông qua dư luận xã hội lành mạnh có thể điều chỉnh được nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi con người. Trong chiến lược phát triển Trường ĐHNVHN từ năm 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với giá trị cốt lõi là: Coi trọng tính năng động, sáng tạo, trung thực, tinh thần trách nhiệm, khả năng sống và làm việc trong môi trường cạnh tranh đa văn hóa. Chính vì thế, xây dựng mơi trường học tập lành mạnh sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu
giáo dục đào tạo, hình thành nên những con người có năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Nếu môi trường học đường bị “ô nhiễm” sẽ cản trở việc Nhà trường không thực hiện chức năng truyền tải tri thức, các giá trị, chuẩn mực văn hóa đến thế hệ trẻ. Trong môi trường Đại học hiện nay, đa số các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục vẫn giữ được các giá trị, nét đẹp của nền giáo dục truyền thống, đặc biệt chuẩn mực đạo đức yêu trị, kính thầy vẫn là tư tưởng chủ đạo. Bên cạnh đó, trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt sự du nhập của nhiều luồng văn hoá khác nhau đã làm cho môi trường Đại học bị biến đổi. Đánh giá về vấn đề này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trị, bè bạn, mơi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội… ở một bộ phận học sinh, sinh viên” [5, tr.47].
Để xây dựng môi trường học đường lành mạnh hiện nay cần phải có sự tác động nhiều chiều, từ nhiều chủ thể khác nhau, trong đó có vai trị của Nhà trường, của giảng viên trong toàn Trường và của các Khoa chủ quản sinh viên theo học. Khoa chủ quản sinh viên là khoa phụ trách trực tiếp có vai trị quan trọng trong việc quản lý sinh viên. Trong cơng tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị sinh viên, ngồi những giải pháp chung của Nhà trường, mỗi khoa cần xây dựng cho mình chương trình, kế hoạch riêng. Để nâng cao bản lĩnh chính trị cho sinh viên hiện nay, Khoa chủ quản trong Trường ĐHNVHN cần quan tâm, nắm bắt mọi tâm tư nguyện vọng của sinh viên ngay từ khi vào học năm thứ nhất, kết hợp các bài giảng trên lớp của giảng viên với việc giáo dục nhận thức và hành động của mình; kết hợp với các Khoa trong Nhà trường để giáo dục và quản lý sinh viên về nhiều mặt, đặc biệt là đạo đức, chính trị, tư tưởng.
Cùng với đó, Nhà trường, các tổ chức đồn thể, câu lạc bộ cần xây dựng mơi trường học đường năng động với việc cho sinh viên tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa. Việc làm này có vai trị quan trọng trong việc trau dồi, hồn thiện bản thân, nhân cách và tính năng động thơng qua việc bổ trợ kiến thức, bổ
sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống. Thông qua các phong trào thi đua, các chương trình ngoại khóa, diễn đàn, các câu lạc bộ, với từng nội dung cụ thể, sinh viên không chỉ phát huy khả năng học hỏi, dễ thích ứng với thực tế mà cịn góp phần rèn luyện các kỹ năng cơ bản về phối hợp tổ chức nhóm, thực hành nhóm, giúp họ trở thành những con người tồn diện. Việc tích cực tham gia các hoạt động này chính là thể hiện một cách đầy đủ nhất, đậm nét nhất vai trị xung kích, những việc làm thiết thực của sinh viên hướng đến cộng đồng, vì cộng đồng, vì mái nhà chung; khơng chỉ đáp ứng nguyện vọng u nước, địi hỏi đích thực và mong muốn cống hiến của tuổi trẻ mà còn tạo sức sống lâu bền trong sinh viên, góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng và nâng cao bản lĩnh chính trị cho sinh viên.
Sinh viên Trường ĐHNVHN đa số đến từ các tỉnh khác nhau, xa gia đình, thiếu sự dạy bảo của bố mẹ, thiếu thốn về tinh thần. Vì vậy, các thầy cơ cố vấn học tập cần bám sát việc học tập, rèn luyện, đời sống tâm lý, tình cảm của sinh viên để góp phần giúp sinh viên hình thành bản lĩnh, kinh nghiệm sống vững vàng, trở thành những người có ích cho Nhà trường và xã hội.
3.5. Phát huy vai trị tích cực, tự giác của sinh viên trong việc rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị
Tự giáo dục là q trình hoạt động có mục đích, có ý thức của sinh viên hướng vào phát triển và hoàn thiện những phẩm chất, nhân cách, đạo đức, bản lĩnh chính trị đồng thời đấu tranh loại trừ những gì khơng phù hợp với lý tưởng của sinh viên, những thói hư, tật xấu…có ảnh hưởng đến chuẩn mực xã hội, lý tưởng cao đẹp của tuổi trẻ. Tính tích cực, tự giác học tập làm cho sinh viên có nhận thức đúng đắn, là yếu tố căn bản chuyển hóa nhận thức thành hành động, ý chí, lý tưởng, bản lĩnh của sinh viên. Cơng tác giáo dục bản lĩnh chính trị, lý tưởng sống chỉ phát huy hiệu quả khi sinh viên ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân, ý thức được cần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống. Thông qua phát huy vai trị tích cực, sáng tạo của sinh viên, những định hướng giá trị vốn tồn tại với tư cách là nhu cầu khách quan của xã hội được chuyển hóa thành niềm tin, ước mơ, hoài bão, lý tưởng, thành hành động cụ thể trong học tập, cơng tác, trong lời nói, việc làm của sinh viên và quyết tâm phấn
đầu suốt đời cho mục tiêu, lý tưởng đó.
Tính tích cực, tự giác là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen tích cực trong cách nghĩ, cách hành động nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành cơng. Ðó là kết quả của q trình nỗ lực khơng ngừng, tự khắc phục khó khăn, vượt lên mọi thử thách trong cuộc sống.
Tính tích cực, tự giác cần phải được rèn luyện từ trong gia đình, ngay từ khi cịn nhỏ. Mơi trường sinh hoạt trong gia đình cùng với cách giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn trong q trình hình thành tính tự giác trong mỗi con người. Ðối tượng sinh viên xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ những gia đình khó khăn, thiếu thốn đến những gia đình có điều kiện vật chất dư dả. Mặc dù các em được thụ hưởng chung một nền giáo dục, song mức độ tự giác của các em cũng sẽ không giống nhau. Hơn nữa, với sự tác động của đời sống văn hoá hiện đại, lối sống ích kỷ, thích hưởng thụ vẫn cịn tồn tại; tính ỷ lại vẫn cịn nhiều thì tính tự giác vốn dĩ giống như một điều có vẻ xa lạ đối với một bộ phận sinh viên.
Tính tích cực, tự giác của sinh viên phải được hình thành dần dần trong quá trình học tập. Tự giác học tập bao gồm những hoạt động cơ bản về nhiệm vụ của sinh viên như tự nghiên cứu bài học trước và sau khi lên lớp; chủ động thực hiện tốt giờ đến lớp, tham gia tích cực các hoạt động ngoại khố, đến những hành vi mang tính tự giác như để rác vào nơi quy định, chào hỏi thầy cô, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, người gặp khó khăn, đúng hẹn trong các hoạt động...
Phải nhận thức rằng rèn luyện tính tích cực, tự giác của sinh viên không những là trách nhiệm của gia đình hay bản thân mỗi sinh viên, mà cịn có sự định hướng, giúp đỡ từ Nhà trường và giảng viên.
Tích cực, tự giác là một trong những yếu tố quan trọng đi đến thành cơng và thể hiện lịng tự trọng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho bản thân. Do vậy, bản thân sinh viên hãy tự tập cho mình sự tự giác và chăm chỉ cùng với sự hướng dẫn, làm gương của người lớn, trong đó có giảng viên. Ðiều đó khơng chỉ giúp ích cho các bạn trong học tập, mà còn rất ý nghĩa khi các bạn sống tự lập sau này.
Để xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho sinh viên Trường ĐHNVHN cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Trong đó, đẩy mạnh, thực hiện tốt cơng tác
giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng là nội dung cốt yếu, là cơ sở, nền móng vững chắc để nâng cao bản lĩnh chính trị cho sinh viên Trường ĐHNVHN. Bản lĩnh chính trị là vũ khí sắc bén để sinh viên Trường ĐHNVHN - những kỹ sư, cử nhân tương lai trong bất luận điều kiện, hồn cảnh nào, dù khó khăn phức tạp đến đâu cũng ln vững vàng, kiên định để không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện, trở thành người có ích cho xã hội, bảo vệ đất nước ta hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài này, trên cơ sở phân tích thực trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên Trường ĐHNVHN hiện nay, từ đó nhóm tác giả đưa ra quan điểm và đề xuất năm giải pháp cụ thể. Hình thành được bản lĩnh chính trị cho sinh viên Trường ĐHNVHN là yếu tố quan trọng, nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển giáo dục của Nhà trường hiện nay.
Mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường tăng cường, nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng; tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; từ đó hiểu được vai trị, trách nhiệm của mình nhằm đưa Nhà trường phát triển. Với mục tiêu chung là đưa Trường ĐHNVHN trở thành một Trường Đại học đầu ngành, trọng điểm về đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ, công chức cho ngành Nội vụ và đào tạo đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
KẾT LUẬN
Thanh niên, sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH. Sinh viên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Để hồn thành sứ mệnh đó, địi hỏi sinh viên phải có bản lĩnh, trình độ, hồi bão và có lý tưởng cách mạng, tuyệt đối trung thành với đường lối lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên CNXH và công cuộc đổi mới mà Đảng và nhân dân ta đang thực hiện. Do đó, việc giáo dục bản lĩnh chính trị cho sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng là vơ cùng quan trọng và cần thiết.
Hiện nay, những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, do tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến rất phức tạp đã ảnh hưởng đến nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một bộ phận sinh viên là đối tượng để các thế lực thù địch, phản động mua chuộc, lôi kéo nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình”, “bạo loạn lật đổ”, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Bối cảnh đó vừa đặt ra những thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, song cũng làm cho một bộ phận sinh viên chưa thực sự có niềm tin vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới, xa rời với bản sắc văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã rất quan tâm đến giáo dục bản lĩnh chính trị của sinh viên. Cơng tác giáo dục bản lĩnh chính trị cho sinh viên được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, thu hút sự tham gia của hầu hết sinh viên trong tồn Trường. Bên cạnh đó cũng cịn một số hạn chế cần khắc phục. Để nâng cao hiệu quả giáo dục bản lĩnh chính trị cho sinh viên Nhà trường trong thời gian tới, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể: Nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc rèn luyện bản lĩnh chính trị; Phát huy vai trị của các tổ chức đồn thể trong giáo dục bản lĩnh chính trị của sinh viên; Nâng cao hiệu quả giảng dạy các học phần
Lý luận chính trị của giảng viên trong việc xây dựng bản lĩnh chính trị cho sinh viên; Xây dựng môi trường học đường lành mạnh, tạo động lực cho sinh viên học tập và rèn luyện bản lĩnh chính trị; Phát huy vai trị tích cực, tự giác của sinh viên trong việc rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo của Nhà trường trong những giai đoạn tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2009), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa Thơng tin.
2. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh”.
3. Dương Tự Đam (2005), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khố X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phịng Trung ương Đảng.
8. Đề án của Chính phủ về “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”.
9. Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Tổng quan tình hình thanh niên, cơng tác đồn và phong trào thanh thiếu nhi 2002 - 2007, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
10. Trần Thị Thu Hằng (2014), Tăng cường giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị cho sinh viên hiện nay , đăng trên Tạp chí điện tử tapchiqptd.vn, ngày 13/6/2014.
11. Nguyễn Quang Hùng (2007), Niềm tin chính trị của thanh niên Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Hà Nội.
12. Nguyễn Quang Hùng (2015), Xây dựng mơi trường xã hội dân chủ góp phần củng cố, nâng cao niềm tin chính trị của sinh viên hiện nay, đăng trên Tạp chí Dân tộc và Thời đại.
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đăng trên Tạp chí điện tử dangcongsan.vn, ngày 25/3/2013.
14. Đào Thu Hiền (2015), Cần tăng cường bản lĩnh chính trị đối với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong tình hình hiện nay, đăng trên Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường, số 49 - tháng 6/2015.
15. Phạm Đình Khuê (2016), Ý thức chính trị của sinh viên nước ta hiện nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra, Luận án Tiến sỹ triết học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội.
16. V.I.Lênin (1980): Toàn tập, tập 28, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.