7. Kết cấu của đề tài
1.2. Lý luận về thực hiện chính sách phát triển giáo dục
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển giáo dục
dục
Trong q trình thực hiện chính sách phát triển giáo dục, có nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến kết quả thực hiện chính sách, một số yếu tố quan trọng đó là:
1.2.5.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức giáo dục Đây là yếu tố quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách phát triển giáo dục ở địa phương. Như chúng ta đều biết: Năng lực tổ chức thực hiện chính sách giáo dục và các hoạt động giáo dục của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được thể hiện ở các mặt đạo đức công vụ, năng lực thiết kế tổ chức các hoạt động giáo dục, năng lực chuyên môn về các hoạt động dạy học, năng lực phân tích, dự báo sự phát triển giáo dục ở địa phương, nhà trường, năng lực xử lý các tình huống xảy ra trong giáo dục.
Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương, các cán bộ quản lý ở các nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ được giao phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đực cơng vụ, đạo đức nhà giáo để biến chính sách phát triển giáo dục thành hiện thực tại địa phương.
1.2.5.2. Tính chất của vấn đề chính sách phát triển giáo dục
Vấn đề chính sách giáo dục phức tạp hay đơn giản nó sẽ quyết định đến việc thực hiện chính sách giáo dục khó khăn hay thuận lợi. Thậm chí nó có thể
ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách phát triển giáo dục ở địa phương. Ví dụ ở nước ta chính sách phổ cập giáo dục và xóa mù chữ là chính sách giáo dục mà tính chất của chính sách rất phức tạp. Nó liên quan đến đối tượng trẻ em và cả người lớn, liên quan đến tất cả các địa phương. Ở miền núi việc giao thông không thuận tiện, người dân tộc thiểu số nhiều nên thực hiện chính sách này rất khó khăn. Từ 1945 Chính phủ đã đề ra chính sách diệt giặc dốt (chính sách chống mù chữ) và đến nay (2018) chúng ta vẫn đang tiếp tục thực hiện chính sách chống mù chữ ở miền núi và hải đảo.
1.2.5.3. Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân
Chính sách phát triển giáo dục cấp huyện chỉ thành cơng khi được các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Bên cạnh đó việc tuyên truyền và vận động nhân dân ở địa phương tham gia vào việc thực hiện chính sách phát triển giáo dục với tư cách là đối tượng của chính sách và là chủ thể tham gia xây dựng và thực hiện chính sách phát triển giáo dục. Một chính sách phát triển giáo dục đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội, được sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện bởi các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức xã hội, các nhà trường và đông đảo người dân tham gia thì chắc chắn sẽ thu được kết quả tốt nhất.
1.2.5.4. Sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
Sự phát triển KT-XH bao gồm các hoạt động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng ở địa phương sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến thực hiện chính sách phát triển giáo dục ở cấp huyện.
Kinh tế phát triển kèm theo những điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường, ngân sách cho giáo dục được đầu tư thích đáng thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở nhà trường sẽ thuận lợi. Các hoạt động văn hóa, xã hội phát triển sẽ góp phần làm cho các hoạt động giáo dục gắn liền với thực tiễn và làm phong phú các hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các nhà trường. Bên cạnh đó mơi trường an ninh trật tự tốt cũng góp phần cho các hoạt động giáo dục
được thực hiện thuận lợi, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo hướng giáo dục toàn diện cho học sinh.
1.2.5.5. Thực hiện đúng quy trình thực hiện chính sách cơng Thực hiện đúng quy trình thực thi chính sách cơng được coi là những ngun lý khoa học trong chu trình chính sách cơng. Do đó, việc thực hiện chính sách phát triển giáo dục ở cấp huyện phải tuân thủ quy trình thực hiện chính sách cơng về giáo dục. Các giai đoạn trong quy trình thực hiện chính sách đều có vị trí quan trọng và có những đặc điểm riêng từ nội dung, cách thức tổ chức thực hiện.
Ở nước ta, các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách giáo dục đều cho rằng giai đoạn tuyên truyền vận động về chính sách giáo dục là hết sức quan trọng và đã thực hiện giai đoạn này đầu tiên như trong quy trình thực hiện chính sách cơng. Tuy nhiên, việc tun truyền chính sách phát triển giáo dục thường hướng về người dân với tư cách là đối tượng hưởng thụ chính sách. Một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục; thậm chí có lãnh đạo ở địa phương khơng nắm được nội dung chính sách giáo dục nên đã có những ứng xử sai trái gây bức xúc trong dư luận xã hội; làm ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục ở địa phương. Những bất cập trong giáo dục hiện nay ở địa phương có một phần nguyên nhân do đội ngũ cán bộ, công chức viên chức trong cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và ở trong các nhà trường không hiểu đầy đủ các nội dung của chính sách phát triển giáo dục. Việc hiểu sai hoặc khơng đầy đủ chính sách giáo dục đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển giáo dục ở địa phương không tuân thủ đúng các quy định của chính sách; gây thiệt hại về kinh tế, làm ảnh hưởng xấu đến uy tin của ngành giáo dục.
Tiểu kết chương
Chương 1, đề tài đã trình bày những khái niệm về chính sách cơng, tổ chức thực thi chính sách cơng. Đặc biệt, đề tài đi vào nội dung trọng tâm là việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển giáo dục ở cấp huyện. Cụ thể, đề tài đã trình bày quy trình tổ chức thực hiện chính sách, từ đó đi sâu phân tích nội dung tổ chức thực hiện chính sách giáo dục ở cấp huyện với chủ thể tổ chức thực thi chính sách giáo dục là phịng GD&ĐT. Đề tài cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực thi chính sách phát triển giáo dục ở cấp huyện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TẠI QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI