Những khó khăn trong việc quản trị cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 48 - 56)

TRƯỚC VÀ TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

2.1.4 Những khó khăn trong việc quản trị cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm hiện nay.

ngành thực phẩm hiện nay.

2.1.4.1 Khó khăn xuất phát từ nền kinh tế chung của toàn cầu

Những biến động lớn của nền kinh tế thế giới bắt đầu xảy ra từ tháng 8/2007 khi thị

trường tín dụng bất động sản của Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguyên nhân

sâu xa là do chính sách nới lỏng tiền tệ đã được duy trì quá lâu. Mức lãi suất thấp 1%

đã được Fed duy trì từ những năm đầu thập kỷ 2000, lãi suất thấp cùng với một số

chính sách khác đã thúc đẩy thị trường tín dụng BĐS phát triển nóng, thêm vào đó các ngân hàng thương mại (NHTM) cùng hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay. Đến năm 2005, Fed đã tăng lãi suất để đối phó với lạm phát do giá dầu tăng cao đã làm cho nhiều

người vay tiền mua bất động sản rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản và thậm chí phá sản.

Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế tại các nước và khu vực: nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu tăng trưởng chậm lại từ quý 4/2007. Đến năm 2008, tình hình vẫn chưa sáng sủa hơn, người tiêu dùng Mỹ đã thắt chặt chi tiêu, doanh số bán lẻ của Mỹ giảm. Tiêu dùng tại

Mỹ giảm ảnh hưởng không nhỏ đến các nước Châu Âu, Nhật Bản và Châu Á thơng

qua con đường xuất khẩu và từ đó kéo theo sự suy giảm tốc độ tăng trưởng tại các

nước này, trong đó có Việt Nam. Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Thị trường chứng khoán suy giảm từ tháng 8/2007, các thị trường chứng khoán trên thế giới liên tục chao đảo do giới đầu tư lo ngại về một cuộc suy giảm kinh tế tồn

cầu. Tính đến thời điểm cuối T3/2008, giá chứng khoán tại Mỹ đã giảm khoảng 15%, tại Châu Âu giảm hơn 10% so với năm 2007. Tại Việt Nam, thị trường chứng khốn

đã rơi vào tình trạng ảm đạm, các cơng ty có đầu tư tài chính liên tục bị thua lỗ từ

những tháng đầu năm 2008.

Giá hàng hóa và lạm phát gia tăng, những mâu thuẫn chính trị tại Trung Đơng cùng với tình trạng đầu cơ đã khiến giá dầu tăng mạnh. Bên cạnh đó, thời tiết khơng thuận lợi, nhu cầu về hàng nông sản gia tăng trong nguồn cung hạn chế, chi phí vận chuyển cao (do giá dầu tăng) đã khiến giá cả hàng nông sản trên thế giới gia tăng. Việc thị

trường chứng khoán suy giảm khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang thị trường hàng

hóa nhưng giá hàng nông sản vẫn không giảm nhiều . T2/2008 lạm phát tại Mỹ đã

tăng lên gần 4% so với cùng kỳ năm trước, tại Châu Âu là 3.3%, tại Việt Nam do hiệu quả đầu tư thấp, thâm dụng ngân sách cao, tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao,

Đồng đôla Mỹ yếu đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của nhiều nước tham gia vào Mỹ,

sự suy yếu của kinh tế Mỹ và việc Fed liên tiếp cắt giảm lãi suất đồng đôla Mỹ đã

khiến giá trị đồng tiền này giảm mạnh so với các đồng tiền khác như Euro,Yên và

Won. Đồng đôla Mỹ yếu thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ tăng, nhưng lại là cơn ác mộng

đối với các nhà nhập khẩu của Mỹ từ các nước Đức, Nhật, Hàn Quốc…..

Những ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, do suy giảm kinh tế như trên đã làm cho

doanh thu của các doanh nghiệp giảm mạnh. Mặt khác, lạm phát đã làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào gia tăng đáng kể trong khi khó mà xuất khẩu hàng hóa với giá cao, khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng đã ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trên thế giới trong đó có cả Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành thực phẩm nói riêng. Thị trường chứng khoán suy giảm, các nhà

đầu tư lo ngại khi mua cổ phiếu của doanh nghiệp dẫn đến việc huy động vốn vơ cùng

khó khăn. Trong khi đó, cũng khơng ít các cơng ty đã trích một phần nguồn vốn để

đầu tư tài chính và phải chịu thiệt hại nặng nề khi thị trường chứng khốn Việt Nam

rơi vào tình trạng ảm đạm như thời gian qua. Vì vậy, những khó khăn trên đã ảnh

hưởng lớn đến cấu trúc vốn của công ty.

2.1.4.2 Khó khăn xuất phát từ các cơng ty

Cấu trúc vốn hợp lý sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do trình độ quản lý cịn hạn chế, đặc biệt là năng lực quản trị doanh nghiệp và năng lực quản trị vốn còn yếu, việc quản trị cấu trúc vốn vẫn còn là khái niệm tương đối mới

mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nên ít có doanh nghiệp nào quan tâm đến điều này. Các công ty hầu hết tập trung vào nguồn vốn ngắn hạn để mua nguyên vật liệu

cho quá trình sản xuất kinh doanh mà chưa tập trung nhiều vào nguồn vốn dài hạn để

đầu tư cho việc nâng cao kỹ thuật cơng nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đầu tư

cho các dự án sản xuất dài hạn. Do vậy, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp còn mất cân đối, chưa đạt được tính đa dạng, phong phú trong cơ cấu tài trợ cũng như cơ cấu

vốn của doanh nghiệp chưa đạt được tính bền vững khi tình hình kinh tế đột ngột thay

đổi.

Việc quản lý vốn lưu động, hàng tồn kho của hầu hết các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Vốn lưu động chưa được luân chuyển nhanh, hàng tồn kho quay vòng chậm, phải trả cho người bán tăng, làm cho nhà đầu tư cảm thấy không an tâm và các chủ nợ cũng

lo lắng khi xem bảng báo cáo tài chính của cơng ty. Khi đó, việc gia tăng nguồn vốn

đầu tư dài hạn từ việc phát hành cổ phiếu cũng như việc gia tăng sử dụng nợ vay để

tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế trở nên khó khăn hơn.

Việc xây dựng định mức tín nhiệm của các cơng ty cịn q mới mẻ đã làm giảm khả

năng đàm phán để thuyết phục các nhà tài trợ vốn. Do tính minh bạch về các thơng tin tài chính của các cơng ty Việt Nam còn hạn chế nên các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vốn khá e dè khi đọc bảng báo cáo tài chính của các cơng ty, điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn của cơng ty.

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp chỉ dựa vào vốn cổ phần và vốn vay ngân hàng là chủ yếu. Vì hầu hết các cơng ty Việt Nam hiện nay có quy mơ vừa và nhỏ nên khó tận dụng được lợi thế từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn trong khi đây là kênh cung cấp vốn lớn dài hạn cho doanh nghiệp. Điều này

một mặt do công ty chưa đủ lớn và đủ mạnh để tạo uy tín của mình đối với các nhà đầu tư, mặt khác do việc hiểu biết về trái phiếu của các nhà quản trị tài chính của cơng

ty phần nào cịn hạn chế. Bên cạnh đó, các điều kiện niêm yết trái phiếu cho các doanh nghiệp cịn q khó khăn nên các cơng ty với quy mơ vừa và nhỏ thì khó mà tiếp cận thị trường vốn này.

Các cơng ty rất ít sử dụng hình thức thuê tài chính để đáp ứng cho nhu cầu vốn của

mình vì loại hình này cịn q mới mẻ. Thực tế, ở các nước phát triển, thuê tài chính là một trong những kênh cung cấp vốn dài hạn quan trọng và mang nhiều lợi ích cho cơng ty. Khi công ty cần đổi mới thiết bị công nghệ thì cần đến cơng ty th mua tài chính, và đây chính là kênh huy động được các nhà quản trị chiến lược chọn lựa trước tiên. Tuy vậy, do sự hiểu biết về kênh huy động vốn này còn hạn chế nên các công ty Việt Nam chưa tiếp cận được nguồn tài trợ này.

Bên cạnh đó, việc tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư vẫn chưa được các công ty quan tâm. Đối với các cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất chưa đạt

hiệu quả cao thì việc tiếp cận vốn từ các ngân hàng, việc phát hành trái phiếu cịn rất nhiều khó khăn do các nhà tài trợ luôn quan tâm rất nhiều đến quy mô tài sản của cơng ty. Trong khi đó, các quỹ đầu tư mà nhất là quỹ đầu tư mạo hiểm có thể đầu tư vào các cơng ty có quy mơ nhỏ và vừa vì họ có thể nghiên cứu, sàng lọc các dự án của công ty

tham gia vào q trình quản lý các dự án của cơng ty, nhằm đạt hiệu quả cao. Tuy vậy, các công ty Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư.

2.1.4.3 Khó khăn xuất phát từ rủi ro ngành

Các cơng ty ngành thực phẩm là các công ty sản xuất và kinh doanh liên quan đến nông sản, sản phẩm từ sữa, thủy sản,.. nên các sản phẩm này có thời hạn sử dụng tương đối ngắn. Do vậy, các sản phẩm của ngành thực phẩm phải được tiêu thụ trong thời gian ngắn, nhu cầu tồn kho rất ít, địi hỏi khả năng quản lý tốt hàng tồn kho của nhà quản trị. Bên cạnh đó, vì sản phẩm có chu kỳ sử dụng ngắn, nên rủi ro về doanh

thu của các công ty ngành thực phẩm rất cao.

Sản phẩm của các công ty thực phẩm còn chịu ảnh hưởng theo mùa vụ như vào mùa trung thu, tết nguyên đán thì sản phẩm bán rất chạy chỉ trong thời gian tết lễ, còn sau thời gian đó sản phẩm bán được giảm giá rất nhiều và người tiêu dùng khơng có nhu cầu nữa.

Ngoài ra khi dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh, ngành thực phẩm cũng chịu ảnh

hưởng nặng nề. Ví dụ, trong đợt dịch cúm gia cầm H5N1 vào năm 2007, các loại bánh có sử dụng trứng rất khó tiêu thụ do người tiêu dùng lo ngại dịch bệnh lây lan, sản phẩm không dùng trứng nữa nên chất lượng giảm, lượng tiêu thụ cũng giảm.

Sự phát hiện có chất melamine trong sản phẩm sữa đã ảnh hưởng xấu đến tình hình

kinh doanh sữa của tất cả các công ty thực phẩm, làm cho doanh thu của các công ty giảm xuống và cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của cơng ty bị âm.

Bên cạnh đó, ngành thực phẩm còn là ngành chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản

phẩm nhập khẩu từ bên ngồi, các sản phẩm nước ngồi có chất lượng tốt, đa dạng, phong phú. Do vậy, địi hỏi các cơng ty trong ngành phải nâng cao chất lượng, đa

dạng hóa các sản phẩm, giảm giá thành để có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu khác. Vì vậy, so với các ngành khác, ngành thực phẩm chịu nhiều rủi ro lớn, khi rủi ro về sản phẩm tăng, rủi ro đề ra cấu trúc vốn tối ưu cũng tăng rất cao.

2.1.4.4 Khó khăn xuất phát từ thị trường vốn

Một thị trường vốn phát triển là thị trường có nhiều loại hình cung cấp vốn khác nhau cũng như đa dạng hóa về các dịch vụ cung cấp, thị trường vốn của các nước phát triển

có đầy đủ các kênh huy động vốn như tín dụng, cổ phiếu, cho thuê tài chính, trái

phiếu. Khi đó, các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tương đối dễ dàng các nguồn

vốn huy động khác nhau. Thị trường vốn Việt Nam chưa phát triển mạnh đủ để cung

cấp đầy đủ các kênh huy động vốn trên. Riêng với thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, chưa tạo ra được mức lãi suất chuẩn trên thị trường trái phiếu, các nhà đầu tư chưa đặt niềm tin vào các công ty cổ phần Việt Nam nên họ chưa dám

đầu tư vào kênh huy động vốn này. Đồng thời thị trường thứ cấp có hệ thống cơ sở hạ

tầng việc lưu ký thanh toán bù trừ chưa phát triển, các cơng ty chứng khốn có tiềm lực tài chính yếu nên khả năng hỗ trợ thị trường trái phiếu còn hạn chế. Đối với vấn đề cho thuê tài chính cũng cịn kém phát triển, sản phẩm của các cơng ty cho thuê tài chính chưa đa dạng phong phú, các công ty cổ phần chưa hiểu rõ về giao dịch này.Vì vậy, lượng vốn cấp theo hình thức cho th tài chính cịn q nhỏ so với hình thức cấp vốn của ngân hàng. Do đó, việc đa dạng hóa trong cấu trúc vốn để đạt chi phí sử dụng vốn trung bình, tận dụng tốt các lợi thế có được cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là khó mà thực hiện được.

Thị trường vốn đánh giá khả năng triển vọng của các công ty cổ phần qua các chỉ số tài chính, tỷ số P/E, EPS, tỷ suất cổ tức…tốc độ tăng trưởng, thương hiệu. Để tạo hình

ảnh tốt đẹp trong mắt các nhà đầu tư, địi hỏi các cơng ty phải có chỉ số tài chính cao,

tốc độ tăng trưởng cao và ln bám sát đến các chỉ số của ngành. Tuy vậy, thị trường vốn chưa phát triển, việc cập nhật thông tin chưa chính xác, khơng minh bạch làm cho nhà tài trợ vốn nghi ngờ, không an tâm nên ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp có thành tích tốt.

Các tổ chức trung gian, các cơng ty định mức tín nhiệm chưa phát triển và chưa đạt

được uy tín cao đã làm giảm tính thanh khoản của các cơng cụ nợ dài hạn của các

doanh nghiệp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận vốn của các doanh

nghiệp.

Việc cấp tín dụng của các ngân hàng cũng còn nhiều hạn chế, các ngân hàng thương mại lo lắng về khả năng thanh tốn nợ của các cơng ty nên địi điều kiện vay nợ rất khó, vì thế việc tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn với số tiền lớn là khó có thể. Bên cạnh

quy mô vừa và nhỏ nên đối với các công ty lớn cần huy động nguồn vốn lớn bằng nợ vay dài hạn thì khó.

Đối với thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, chưa tạo ra được

mức lãi suất chuẩn trên thị trường trái phiếu, các nhà đầu tư chưa đặt niềm tin vào các công ty cổ phần Việt Nam nên họ chưa dám đầu tư vào kênh huy động vốn này. Đồng thời, thị trường thứ cấp có hệ thống cơ sở hạ tầng, việc lưu ký, thanh toán bù trừ chưa phát triển, các cơng ty chứng khốn có tiềm lực tài chính yếu, nên khả năng hỗ trợ thị trường trái phiếu còn hạn chế. Đối với vấn đề cho th tài chính cũng cịn kém phát triển, sản phẩm của các cơng ty cho th tài chính chưa đa dạng, phong phú, các công ty cổ phần chưa hiểu rõ về các giao dịch này. Vì vậy, lượng vốn cấp theo hình thức cho th tài chính cịn q nhỏ so với hình thức cấp vốn của ngân hàng.

Thị trường chứng khốn Việt Nam có tuổi đời cịn non trẻ, được xây dựng trên nền

tảng của một nền kinh tế đang phát triển nên chưa phát triển bền vững, cơng chúng chưa có sự hiểu biết rõ ràng về thị trường chứng khoán cũng như về chứng khốn của các cơng ty cổ phần, về việc bảo lãnh phát hành, tư vấn, mơi giới chứng khốn,….Các nhà đầu tư cổ phiếu hầu hết là các cá nhân nhỏ lẻ mang tính đầu cơ hơn là đầu tư, các nhà đầu tư chiến lược vẫn còn khiêm tốn. Điều này cũng gây khó khăn cho các cơng ty cổ phần trong việc huy động nguồn vốn bền vững.

Ngồi ra, cơ sở hạ tầng của các cơng ty chứng khốn cịn kém phát triển. Vấn đề kết nối và ứng dụng công nghệ chưa thông suốt, hệ thống giao dịch chứng khoán chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)