TRƯỚC VÀ TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
2.2.3 Sự cần thiết tái cấu trúc vốn ở các công ty ngành thực phẩm sau khủng hoảng kinh tế
2008 cũng có ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của công ty nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng so với năm trước. Tuy vậy, khủng hoảng vẫn chưa kết thúc trong năm 2008 mà vẫn kéo dài đến năm 2009.
2.2.3 Sự cần thiết tái cấu trúc vốn ở các công ty ngành thực phẩm sau khủng hoảng kinh tế hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế xảy ra đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam. Số lượng
công ty bị phá sản tăng lên, các công ty hầu hết phải chịu thiệt hại nặng nề, trong đó các cơng ty ngành thực phẩm cũng chịu ảnh hưởng. Điển hình đã có 3 cơng ty trong tổng số 12 công ty cổ phần thực phẩm khảo sát bị lỗ vào năm 2008.
Sau khi phân tích các trường hợp điển hình của BHS, IFS, TRI, SCD, VNM, ta nhận thấy nhân tố khủng hoảng tài chính đã làm gia tăng rủi ro kinh doanh của ngành, tuy thực phẩm là hàng thiết yếu nhưng việc cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng cũng
ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, rủi ro trong đầu tư tài chính
cịn chiếm tỷ trọng nhiều hơn, lãi suất tiền vay gia tăng, cổ phiếu giảm giá cực mạnh là nguyên nhân dẫn đến mức lợi nhuận bị âm trong năm 2008.
Các công ty ngành thực phẩm đầu tư dài hạn cho máy móc thiết bị ít trong khi đầu tư tài chính nhiều, một cơ cấu đầu tư khơng phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất. Cấu trúc vốn phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư của công ty, cấu trúc vốn trước và trong khủng hoảng kinh tế có nguồn vốn dài hạn thấp.
Vì vậy, ta nhận thấy cần thiết phải tái cấu trúc các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xin đưa ra môt số yếu tố chứng minh cho sự cần thiết của tái cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm hiện nay.
Sau khi trở thành thành viên của WTO, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập theo guồng máy của nền kinh tế thế giới. Vì vậy, sự thay đổi của kinh tế thế giới sẽ kéo theo sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam và đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngành thực phẩm.
Ta nhận thấy các công ty ngành thực phẩm Việt Nam có một cấu trúc vốn đơn giản, chỉ có nợ vay dài hạn và vốn chủ sở hữu. Một số doanh nghiệp thực hiện chính sách thâm dụng nợ liên tục trong khi một số khác lại chỉ sử dụng vốn cổ phần, mà khơng có sự đa dạng và thay đổi linh hoạt trong cấu trúc vốn. Vì vậy, cần thiết phải tái cấu trúc lại vốn của các doanh nghiệp trong ngành.
Tái cấu trúc vốn doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và
đề xuất giải pháp cho mơ hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho
nguồn vốn của doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra trong những điều
kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi. Mục tiêu chung của tái cấu trúc vốn là đạt được một “
Thể trạng tốt hơn” cho nguồn vốn của doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn dựa trên nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp.
Việc tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp phải được xem xét một cách thường xuyên nếu khơng tình trạng mất cân bằng của hệ thống có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Từ kinh nghiệm về xác lập cấu trúc vốn của các tập đoàn khổng
lồ chuyên về sản xuất thức ăn, thức uống như Coca-cola, Pepsi, Tyson Food,
ConAgrafood, ta nhận thấy dù đã là các cơng ty rất to và có mặt trên toàn cầu nhưng tỷ lệ nợ vay rất thấp (dưới 30%) và có lúc chỉ là 7%, chính vì vậy rủi ro tài chính được giảm thiểu.
Qua phân tích 5 cơng ty cổ phần thực phẩm được khảo sát ta nhận thấy:
- Các công ty đều có quy mơ tương đối lớn, tài sản của cơng ty hầu hết đều trên 100 tỷ VND và thậm chí đến hơn 1000 tỷ VND (như VNM: 5.851 tỷ VND, IFS: 1.239 tỷ VND) nhưng lại bị ảnh hưởng ngay khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra. Các công ty hầu hết bị giảm trong lợi nhuận của năm 2008, trong đó có 3 cơng ty là: IFS, BHS, TRI bị lỗ nặng nề.
Nhìn chung, cả 3 công ty đều sử dụng thâm dụng nợ rất nhiều, đặc biệt là nợ ngắn hạn chiếm đến 300% vốn cổ phần ở IFS và TRI. Theo lý thuyết MM, địn bẩy tài chính giúp cơng ty tận dụng được lợi ích của “tấm chắn thuế” khi trừ chi phí lãi vay ra khỏi lợi nhuận chịu thuế. Tuy nhiên lý thuyết MM cũng đưa ra mức độ rủi ro kiệt quệ tài chính trong q trình cơng ty sử dụng nợ. Khi nền kinh tế tăng trưởng, hoạt động
cao do sử dụng nợ vay. Tuy nhiên, khi nền kinh tế khủng hoảng suy thoái, việc bán hàng trở nên khó khăn, chi phí cho hoạt động sản xuất tăng, lãi suất ngân hàng cao là nguyên nhân làm cho chi phí kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp tăng cao, doanh nghiệp khơng đạt được gì từ lợi ích của “tấm chắn thuế” mà việc sử dụng nợ còn
khuyếch đại thêm khoản lỗ do lãi vay quá cao.
Các doanh nghiệp chưa có sự năng động trong việc quản lý cấu trúc vốn, một
số doanh nghiệp không sử dụng nợ vay từ năm 2005 đến năm 2008 (SCD) không chịu
ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng kinh tế, nhưng cấu trúc vốn toàn vốn cổ phần rất đơn điệu, chưa phát huy hết được các lợi ích có thể đạt được.
Lợi nhuận đạt được trong các năm, doanh nghiệp không sử dụng để tích lũy
vốn đầu tư mở rộng, đầu tư thay thế mà lại thực hiện các chính sách như: gia tăng chi trả cổ tức, đầu tư tài chính trên thị trường chứng khốn. Một chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao để các cơng ty tạo lập và duy trì vị thế ảo của mình trên thị trường mà các cơng ty chưa thấy được tầm quan trọng của tích lũy vốn qua thu nhập giữ lại, nhằm mở rộng quy mô kinh doanh và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường. Đặc biệt, việc sử dụng nợ vay để đầu tư tài chính là lĩnh vực khơng thuộc
chuyên ngành lại đầy rủi ro. Chính việc đầu tư tài chính cũng là một nguyên nhân làm phát sinh chi phí khi tình hình thị trường chứng khốn rơi vào tình trạng bi thảm lúc khủng hoảng tài chính xảy ra trong năm 2008. Đây là bằng chứng cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, sự yếu kém kiến thức về chứng khốn, về lý thuyết tài chính doanh nghiệp cũng như khả năng phân tích tình hình của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược cấu trúc vốn hợp lý và tối ưu.
Kết luận Chương 2:
Qua phân tích thực trạng cấu trúc tài chính và cấu trúc vốn của 12 công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2008, từ khoảng thời gian trước khủng hoảng và trong khủng hoảng kinh tế hiện nay, trong đó có sự xem xét, đánh giá cấu trúc vốn của 5 doanh nghiệp điển hình là BHS, IFS, TRI, SCD, VNM cùng với kinh nghiệm có được từ cấu trúc vốn của các cơng ty thực phẩm lớn trên thế giới, có thể
Doanh nghiệp trong ngành thực phẩm là doanh nghiệp có đặc tính riêng khác với các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp khác, dù là ngành sản xuất hàng hóa thiết yếu nhưng rủi ro trong kinh doanh của ngành thực phẩm tương đối cao. Mặc dù chịu tác động không quá lớn từ rủi ro khủng hoảng kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, cạnh tranh như các ngành khác nhưng ngành thực phẩm còn phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến sức khỏe (mà chủ yếu là con người), thời gian tồn kho, thời gian sử dụng. Do vậy, nhà quản trị vốn trong doanh nghiệp ngành thực phẩm phải có khả năng hoạch định một cấu trúc vốn tỉ mỉ, chính xác hơn các ngành khác.
Các cơng ty cổ phần thực phẩm niêm yết đã được nghiên cứu đa phần chưa nghiên
cứu và ứng dụng lý thuyết tài chính doanh nghiệp hiện đại trong việc hoạch định cấu
trúc vốn để tối đa hóa giá trị của cơng ty trong mỗi thời điểm, mỗi hồn cảnh. Các
công ty đơn giản chỉ sử dụng vốn cổ phần và nợ vay, nợ vay càng lớn thì địn bẩy tài chính càng cao nhưng địn bẩy này đã phản tác dụng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, và nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.
Khả năng quản trị vốn không chuyên nghiệp đã đẩy các cơng ty rơi vào tình trạng
nguy kịch khi phải đối mặt với các khoản lỗ lớn mà suốt mấy năm trước có được. Đó là vấn đề đầu tư vào lĩnh vực tài chính của các công ty cổ phần, các công ty cứ thấy
lợi nhuận trước mắt mà khơng nghĩ đến khó khăn có thể xảy ra trong thời gian dài. Thị trường chứng khốn của Việt Nam ta cịn non yếu, hệ thống pháp luật cịn nhiều bất cập, hệ thống thơng tin chưa thực sự minh bạch, chưa có tổ chức định mức tín
nhiệm đánh giá xếp hạng các cơng ty cổ phần là những nguyên nhân dẫn đến các khó khăn để doanh nghiệp có thể huy động vốn và đa dạng hóa cấu trúc vốn của mình. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn ở giai đọan sơ khai chưa thu hút được vốn
đầu tư từ các nhà tài trợ vì uy tín của doanh nghiệp chưa đủ mạnh để nhà đầu tư an
tâm, điển hình là việc phát hành trái phiếu của IFS trong năm 2008 đã bị thất bại. Đây cũng là khó khăn cho các doanh nghiệp thực phẩm mở rộng đầu tư dài hạn trong việc vận dụng lý thuyết trật tự phân hạng của S.C.Myers để hoạch định cấu trúc vốn.
Do vậy, cần thiết phải tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm theo như các giải pháp trong chương 3.