GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM 1 Ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng trong hoạch định cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 67 - 69)

VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

3.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM 1 Ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng trong hoạch định cấu trúc vốn

3.2.1 Ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng trong hoạch định cấu trúc vốn

Ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking – order theory) của S.C Myers, các

doanh nghiệp thực phẩm nên chọn lựa trật tự phân hạng dưới đây để hoạch định cấu

trúc vốn của mình sau giai đọan khủng hoảng kinh tế này. * Hình 3.1: Mơ hình ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng

- Doanh nghiệp sử dụng thu nhập giữ lại để tài trợ cho dự án mới:

Như lý thuyết đánh đổi được nêu ở trên (the trade-off theory), khi sử dụng tài trợ

bằng nợ vay, doanh nghiệp phải nghiên cứu đến sự đánh đổi giữa lợi ích đạt được từ

tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính khi rủi ro phát sinh, thực tế khủng hoảng kinh tế đã chứng minh điều đó, khi chi phí kiệt quệ tài chính quá lớn đến mức không thể nào lấy tấm chắn thuế để bù đắp và các doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng lỗ với

số tiền rất lớn. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp thực hiện vay nợ thì phải giải trình rõ phương án đầu tư và bí quyết cơng nghệ có thể bị nhà tài trợ biết được. Xét cho cùng, việc sử dụng vốn có được của chính doanh nghiệp từ thu nhập giữ lại, quỹ khấu hao, quỹ đầu tư và phát triển thì ít tốn chi phí nhất và an toàn nhất. Đặc biệt, với sự chọn lựa này, doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng đối phó với những diễn biến xấu của thị trường, của tình hình kinh tế chung trên thế giới và Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng.

- Doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ phát hành trái phiếu:

Khi nguồn nội lực bên trong không đủ để tài trợ cho dự án, việc phát hành trái phiếu là phương án được lựa chọn tiếp theo. Nghị định số 52/2006/NĐ/CP ngày 19-05-2006

Bước 1: Thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư Bước 2: Phân tích các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến CTV của DN để chọn phương án tài trợ

Bước 3: Quyết định phương án tài trợ Nguồn nội lực: lợi nhuận giữ lại, quỹ khấu hao, quỹ

đầu tư tài

chính

Nguồn vốn vay: : thuê tài chính, quỹ đầu tư, trái phiếu, ngân hàng Phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi Bước 4: Triển khai phương án tài trợ Ngoại hướng

của chính phủ quy định về việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Việc huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu sẽ làm giảm áp lực của cơng ty đối với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Tuy nhiên, để huy động được nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải đưa ra được phương án kinh doanh đạt hiệu quả đủ để nhà

tài trợ quan tâm và đồng ý đầu tư. Điều này cũng không phải là việc làm dễ dàng vì thực tế có một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu rất khó khăn và khơng thành cơng do nhà tài trợ không quan tâm mà họ chỉ quan tâm đến trái phiếu của các cơng ty lớn có danh tiếng trên thương trường.

- Doanh nhiệp sử dụng tín dụng thuê mua tài chính.

Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu cho bên thuê. Đối với thuê tài chính thì bên th ghi nhận vào tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán. Số tiền thanh toán cho việc thuê tài sản thuê tài chính phải được chia thành chi phí tài chính và phải trả nợ gốc. Do

vậy, thuê tài chính cũng được xem là khoản nợ vay dài hạn. Hoạt động thuê tài chính được sử dụng để hạn chế sai lầm của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đi vay tiền của

ngân hàng mà mua thiết bị máy móc khơng đúng u cầu, khi đó doanh nghiệp tính tốn được chi phí sử dụng vốn hợp lý, giảm rủi ro do việc mua sai, tiết kiệm chi phí

giao dịch và cũng đem lại lợi thế cho doanh nghiệp cũng giống như đi vay từ tổ chức tín dụng.

- Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại.

Đây là sự lựa chọn thứ tư trong thứ tự trật tự phân hạng. Đây là phương cách được

nhiều công ty lựa chọn nhất do nó xuất hiện từ lâu đời. Khi ký hợp đồng vay với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được khấu trừ khoản chi phí này trước khi tính thuế. Hơn nữa, khi doanh nghiệp cần vốn trang trải trong khoảng thời gian ngắn thì hoạt động

vay ngắn hạn là ưu tiên trước hết. Tuy vậy, việc vay nợ chịu nhiều rủi ro như lãi suất tăng cao, nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng… mà điển hình là trường hợp của các cơng ty cổ phần thực phẩm được phân tích trong chương 2. Khi nền kinh tế

phát triển tăng trưởng cao thì việc vay nợ đó tạo ra lợi ích tấm chắn thuế. - Doanh nghiệp sử dụng phương cách phát hành cổ phiếu :

Trong phương cách phát hành cổ phiếu cũng có trật tự ưu tiên từ cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi không chuyển đổi và cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi. Vì chi phí phát hành cổ phiếu khá tốn kém nên việc lựa chọn thời gian phát hành phải thích hợp và phải cân nhắc kỹ các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc phát

hành cổ phiếu mới bán ra bên ngồi cũng có nghĩa là quyền lợi hội đồng quản trị hiện thời có khả năng bị chia cho người mới nên ảnh hưởng đến quyền kiểm soát của công ty. Khi chấp nhận huy động vốn theo cách này thì doanh nghiệp sẽ an tồn đối với rủi ro tài chính nhưng ngược lại là khơng nhận được lợi ích từ tấm chắn thuế .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)