CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. Đánh giá đặc trưng của vật liệu EBB cải tiến
2.6.2. Phương pháp xác định ảnh hưởng pH đến VSV và hiệu suất xử lý COD trong vật liệu EBB cải tiến
trong vật liệu EBB cải tiến
Để tiến hành thực nghiệm, chế phẩm Sagi – Bio 2 được cấy vào EBB cải tiến. Trong thực nghiệm này, điều quan trọng là xác định số lượng VSV trong vật liệu EBB cải tiến ở các mức độ pH khác nhau.
Sơ đồ thí nghiệm
(a) (b)
Hình 2. 5. Ảnh hưởng pH đến VSV (a): đối với EBB cải tiến, (b) mẫu đối chứng
Nghiên cứu cũng nhằm mục đích chọn phạm vi pH phù hợp cho sự phát triển và độ bám dính của VSV trong vật liệu EBB cải tiến. Các khối EBB cải tiến được đưa vào bể chứa với dung tích 50 lít. Chế phẩm sinh học Sagi Bio2 được đưa vào cấy trong bể thực nghiệm là 50 ml với mật VSV 108 CFU/ml cùng bổ sung các chất dinh dưõng cho VSV theo tỷ lệ BOD:N:P là 100:5:1.
Trong thời gian 10 ngày, số lượng VSV hiếu khí và VSV kị khí trong các khối EBB cải tiến được đo mật độ và so sánh với số lượng trước khi thực nghiệm.
Trong thực nghiệm này, cũng có một hệ thống thực nghiệm đối chứng (Hình
2.4) ( bể khơng có EBB cải tiến được đặt bên trong), được vận hành song song với
bể có EBB cải tiến bên trong để so sánh hiểu quả xử lý COD của EBB cải tiến.
Các giai đoạn thực nghiệm
Thực nghiệm được chia thành 3 giai đoạn như trong Bảng 2.4. Các mẫu nước được lấy từ hai bể và được phân tích COD cho mỗi giai đoạn ở các ngày thứ 1, thứ 5 và thứ 10.
Bảng 2. 4. Các giai đoạn thực nghiệm ở các phạm vi pH khác nhau.
Giai đoạn Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Dải pH 4 ÷ 5 7 ÷ 8 9 ÷ 10 Số ngày thực nghiệm 10 10 10 H2SO4 NaOH pH Thùng thí nghiệm EBB cải tiến H2SO4 NaOH pH
Các dải pH ( 4÷5, 7÷8 và 9÷10) được kiểm sốt chặt chẽ bởi bộ điều khiển pH