THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY Ở TP.HỒ CHÍ MINH
3.2.3. Chiến lược giá cả sản phẩm:
Cạnh tranh về giá là một trong những vấn đề mà Việt Nam phải đối đầu
khi tham gia vào thị trường Mỹ, đặc biệt là với đối thủ khổng lồ Trung Quốc. Thế nhưng, khơng phải cạnh tranh về giá là bán giá thấp bằng mọi giá, nhất là trong
tình hình chính phủ Mỹ đang áp đặt chính sách giám sát lên hàng dệt may Việt
Nam. Trường hợp qua cơ chế giám sát, hàng dệt may TP.HCM (Việt Nam) nếu chính phủ Mỹ kết luận Việt Nam bán phá giá cĩ khả năng bị áp thuế và đĩ sẽ dẫn
đến khủng hoảng trong xuất khẩu hàng dệt may vì thị trường Mỹ chiếm đến tỷ
trọng khá lớn (từ 30-45%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Chiến lược giá cho sản phẩm dệt may TP.HCM cần phải thời gian tới cần hướng đến giải quyết các vấn đề như sau:
- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến, đầu tư dây chuyền sản xuất thực hiện tiết
kiệm trong sản xuất kinh doanh nhằm giảm chi phí giá thành sản phẩm. - Nghiên cứu xây dựng giá xuất khẩu cho các sản phẩm của doanh nghiệp
sang thị trường Mỹ trên cơ sở xem xét giá của Trung Quốc. Nếu như trong năm 2005 giá sản phẩm dệt may của Trung Quốc xuất sang Mỹ giảm mạnh sau khi Mỹ áp dụng hạn ngạch trở lại với 28 mặt hàng dệt may của Trung Quốc, thì đến năm 2006 giá sản phẩm Trung Quốc đã tăng trở lại khi các nhà xuất khẩu chuyển sang phân khúc thị trường cao hơn để thu lợi nhuận nhiều hơn. Chính vì thế, giá hàng dệt may Việt Nam vốn thấp hơn Trung Quốc vào năm 2004, trở nên cao hơn nhiều so với Trung Quốc và trở lại thấp hơn Trung Quốc trong năm 2006. Theo thống kê, so sánh với giá hàng may mặc Trung Quốc giá hàng Việt Nam thấp hơn 38% trong năm 2004, trước khi cao hơn 77% trong năm 2005 và thấp hơn 13% trong năm 2006.
- Ngồi ra, doanh nghiệp phải nắm rõ cơ chế kiểm sốt hàng dệt may của Mỹ, và quản lý xuất khẩu của nhà nước Việt Nam qua cơ chế cấp giấy phép xuất khẩu gần đây. Quốc hội Hoa Kỳ đã thơng qua PNTR (Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn) cho Việt Nam - luật chống phân biệt
đối xử hàng hố của Việt Nam sang Hoa Kỳ; nhưng mấy ngày sau, Bộ
Thương mại Hoa Kỳ làm một việc phân biệt đối xử là áp dụng quy chế
giám sát đối với riêng hàng dệt may Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp thực hiện 3 việc: Thứ nhất, phải củng cố lại hệ thống sổ sách kế tốn, chứng từ minh bạch, rõ ràng; Thứ hai, khơng làm việc gì sai các quy chế
của quốc tế, đặc biệt là vấn đề chuyển tải bất hợp pháp; Thứ ba, phải làm thế nào chúng ta hạn chế xuất khẩu những lơ hàng giá thấp sang Hoa Kỳ. Bên cạnh đĩ, nhằm tăng cường quản lý, điều hành hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, đối phĩ với nguy cơ cĩ thể bị
kiện chống bán phá giá, vừa qua Bộ Thương mại và Bộ Cơng nghiệp đã cĩ Thơng tư liên tịch số 03/2007/TTLT/BTM-BCN hướng dẫn về cơ chế giám sát đối với việc sản xuất và xuất khẩu đối với mặt hàng này. Để phối hợp thực hiện, Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành văn bản 1668/TCHQ- CNTT hướng dẫn khai báo, cập nhật, kiểm tra số liệu hàng dệt may xuất khẩu đi Hoa Kỳ.
- Trên thực tế, lợi thế về chi phí lao động rẻ trên địa bàn TP.HCM đang mất dần so với các doanh nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai…. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đảm bảo một mức lương tương đối hợp lý để cơng
nhân gắn bĩ với doanh nghiệp. Trong quá trình cổ phần hố như hiện nay, việc bán cổ phiếu, cổ phần ưu đãi cho người lao động cũng cĩ tác dụng nhất định trong việc giữ chân họ gắn bĩ với doanh nghiệp lâu dài.
- Phân phối sản phẩm trực tiếp hơn đến các nhà bán lẻ, cửa hàng nhỏ ở thị trường Mỹ, từ đĩ cĩ được lợi nhuận cao hơn, với múc giá hợp lý hơn. - Thị trường Mỹ cĩ rất nhiều phân khúc do khác biệt về độ tuổi, giới tính,
thu nhập. Chính vì vậy, chiến lược giá cần được xây dựng hợp lý cho
những phân khúc thị trường mình nhắm tới. Ngồi ra, đối với các nhà nhập khẩu đặt hàng với số lượng nhiều, dài hạn, chính sách giá cho những
đơn hàng này cần được ưu đãi đặc biệt.