3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
1) Xây dựng chiến lược chính sách kinh doanh riêng biệt phù hợp với lợi thế
của VCB, xây dựng danh mục đầu tư, giá trị cấp tín dụng tối đa đối với từng ngành, từng lĩnh vực để các VCB Tân Thuận có định hướng cấp tín dụng cụ thể. Thành lập riêng khối tín dụng thể nhân để từng bước chun mơn hóa trong cơng việc.
2) Kiến nghị chính phủ và các bộ ngành có liên quan về những bất cập trong văn bản pháp lý, qui định, hướng dẫn,… là cơ sở cho việc xử lý nợ có vấn đề để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát sinh.
3) Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm tốn nội bộ trong việc quản lý và xử lý
nợ xấu, làm rõ trách nhiệm làm phát sinh nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ do nguyên nhân chủ quan để có hướng xử lý.
4) NHNT cần xây dựng chính sách đào tạo nghiệp vụ mới cho cán bộ bằng
cách: đãi ngộ trực tiếp cán bộ làm cơng tác tín dụng, khuyến khích các cán bộ đã và đang theo học trên đại học; cử cán bộ đi học, mở những lớp trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau…
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
1) Nâng cao chất lượng hoạt động điều hành vĩ mơ tiền tệ, tín dụng
Giải pháp đầu tiên là phát huy tối đa vai trò độc lập tương đối của NHNN trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, cân đối hai yêu cầu hàng đầu là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định tiền tệ cũng như an toàn của hệ thống ngân hàng. Các chiến lược phát triển tín dụng do NHNN hoạch định và thực thi sẽ tập trung một cách thích hợp hơn đến yêu cầu nâng cao tính an tồn và cẩn trọng trong hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. Vì thực tế các ngân hàng thương mại đã trải qua khơng ít trường hợp rủi ro tín dụng khá trầm trọng thậm chí có trường hợp nếu khơng có sự đảm bảo của NHNN thì đổ vỡ tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi. Với vai trị độc lập tương đối của NHNN, hoạt động phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng sẽ có những điểm tựa về mặt tư duy chiến lược cũng như trong thực tiễn triển khai, qua đó nâng cao vai trị, vị trí cũng như hiệu lực của hoạt động then chốt này.
NHNN cần có những phân tích diễn biến của thị trường tín dụng trong từng thời kỳ căn cứ trên cơ sở gắn kết các biến số kinh tế, tiền tệ vĩ mô thông qua
mơ hình định tính và định lượng phù hợp. Thơng qua đó cung cấp đánh giá và dự báo vĩ mơ các diễn biến tiền tệ, tín dụng với chất lượng cao cũng như cảnh báo những rủi ro tiềm tàng trong tổng thể nền kinh tế để góp phần định hướng phịng tránh rủi ro về môi trường kinh tế vĩ mô cho các ngân hàng thương mại.
2) Tăng cường hoạt động thanh tra và đánh giá an toàn đối với hệ thống ngân hàng thương mại
Hoạt động thanh tra giám sát là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng Trung Ương đồng thời có vai trị thiết yếu trong việc phát hiện ra các dấu hiệu, ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, thơng qua vai trị thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Mặc dù có những chuyển đổi tích cực, nhưng vị thế và các cơng cụ của hoạt động thanh tra giám sát hệ thống ngân hàng cũng còn khoảng cách so với nhiệm vụ đặt ra. Do đó cần củng cố và hồn thiện hoạt động này để có những thay đổi triệt để trong hoạt động thanh tra và giám sát tính an tồn đối với các ngân hàng thương mại.
Tăêng cường tính chặt chẽ và cụ thể trong việc xử lý bằng pháp luật những vi phạm phát sinh. Hoạt động thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực do việc xử lý các vi phạm dựa trên các khuôn khổ rõ ràng, minh bạch, giảm được tình trạng né tránh xử lý hoặc thiếu cơ sở để áp dụng các chế tài cần thiết. Khi đó các ngân hàng thương mại có được những cảnh báo ở mức phù hợp để điều chỉnh hoạt động có thể tiềm tàng nhiều rủi ro của mình.
Hồn thiện các mơ hình phân tích an tồn hoạt động ngân hàng thơng qua giám sát từ xa. Việc phân tích các biến động của thị trường sẽ được gắn kết với các ngân hàng thương mại. Do vậy, sẽ phản ảnh một cách chính xác hơn mức độ an toàn thực chất thể hiện qua kết hợp của các chỉ tiêu tài chính được lựa chọn để phân tích đánh giá.
3) Phát huy vai trị kiểm tốn, kiểm sốt
NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm toán trong ngân hàng để đảm bảo tính đúng đắn khách quan, an toàn trong hoạt động của từng nghiệp vụ.
Cần nghiêm túc thực hiện việc kiểm tốn, vì hoạt động kiểm tốn hiện nay chưa phát triển mạnh, pháp lệnh kế toán chưa đủ hiệu lực buộc tất cả các doanh nghiệp thực hiện chế độ kiểm toán hàng năm. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, NHNN nên quy định bắt buộc những doanh nghiệp có khoản vay lớn phải kiểm tốn tất cả các báo cáo tài chính.
Trong nội bộ ngân hàng, nên lập kế hoạch kiểm tốn nội bộ vì hoạt động kiểm toán phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi làm tăng chất lượng hoạt động của ngân hàng mình và vạch ra những dấu hiệu rủi ro ngay từ ban đầu.
4) Xây dựng và hoàn thiện các định chế về các cơng cụ bảo hiểm tín dụng
Giải pháp này có tác dụng đối với việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Hiện tại các định chế thuộc dạng này tại Việt Nam còn rất sơ khai, mới chỉ thực hiện được hoạt động của bảo hiểm tiền gởi. Ngay cả trong hoạt động bảo hiểm tiền gởi, chức năng và hoạt động cũng còn chưa thực sự phát huy được do chưa có sự phối hợp đồng bộ trong toàn hệ thống cũng như những hạn chế về chức năng nhiệm vụ của hoạt động này. NHNN cũng cần tích cực nghiên cứu đề xuất từng bước áp dụng một cách có chọn lọc các cơng cụ bảo hiểm tín dụng khác như quyền chọn tín dụng, hốn đổi lãi suất và một số cơng cụ phái sinh khác để phòng ngừa và chống đỡ rủi ro tín dụng. Giải pháp này cũng là sự tích cực tiếp cận đến các thơng lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
3.4.3 Kiến nghị với các cơ quan có liên quan khác
Cần phải cị sự phối hợp, giữa Ngân hàng và chính quyền các ngành và các cấp địa phương. Đây là một trong những biện pháp để tìm hiểu khai thác thơng tin về khách hàng một cách hữu hiệu.
Mặt khác, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý phát mại tài sản thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Khi bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ cần phải có sự hổ trợ của cơ quan pháp luật như: cơng an, tịa án, viện kiểm sát…để giải quyết có hiệu quả trong vấn đề thu nợ, tránh gây thiệt hại thêm cho khách hàng cũng như tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hàng năm của VCB, VCB Tân Thuận
2. Báo điện tử: vn express, vneconomy…
3. Báo Tuổi Trẻ, Thanh niên.
4. Luật NHNN, Luật các TCTD
5. PGS – TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, TS Trần Huy Hoàng, Thạc sỹ
Trầm Xuân Hương: Tiền tệ – Ngân hàng. NXB Thống Kê 2003
6. PGS.TS. Trần Huy Hoàng: Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Lao Động
Xã Hội năm 2007
7. GS-TS Dương Thị Bình Minh, TS Sử Đình Thành: Lý thuyết tài chính tiền tệ.
NXB Thống Kê năm 2003
8. Tạp chí Ngân hàng năm 2003 – 2004 – 2005 – 2006 – 2007
9. Tạp chí Phát triển kinh tế
10. TS Lê Văn Tề: Nghiệp vụ tín dụng và thanh tốn quốc tế. NXB TPHCM
2002
11. Thời báo Kinh tế Sài Gịn
12. GS.TS. Lê Văn Tư cùng nhóm biên soạn: Ngân Hàng Thương Mại. NXB