2.2.2 .Thực trạng hoạt động tín dụng tại VCB ĐN
3.2.3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro
3.2.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ
Đối với các hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh, theo quy trình đang áp dụng hiện nay phòng khách hàng lập báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và kiểm tra sau cho vay, phòng quản lý nợ chịu trách nhiệm giải ngân và lưu trữ hồ sơ. Phòng quản lý rủi ro được tổ chức tại hội sở, phê duyệt và tái thẩm định những hồ sơ tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh và giám sát chung về RRTD. Như vậy, theo quy trình này, việc cấp tín dụng, và kiểm
tra sau cho vay thiếu một bộ phận độc lập giám sát cơng việc của bộ phận cấp tín dụng. Điều này dễ tạo nên rủi ro sai sót trong tác nghiệp, cũng như đơi khi vì q chạy theo yêu cầu tăng trưởng mà xem nhẹ RRTD.
Vì vậy, đối với quy trình tín dụng hiện nay tại VCB ĐN nói riêng và hệ thống VCB nói chung cần nâng cao vai trò của kiểm tra nội bộ đối với các hoạt động tín dụng. Bộ phận kiểm tra nội bộ cần phải độc lập tương đối với chi nhánh để tăng cường khả năng kiểm sốt tính tn thủ trong hoạt động cấp tín dụng, có thể đưa ra được những đánh giá, kiến nghị khách quan đối với hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu RRTD.
Trong cơng tác kiểm tra nội bộ, ngồi thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Cơng tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang có tiềm ẩn rủi ro để kịp thời đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa RRTD.